Một hiện thực đa diện

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 66 - 70)

Đất nước chia cắt hai miền Nam - Bắc (từ cầu Hiền Lương, sông Bến Hải - Quảng Trị), hai miền hai chế độ, và những diễn biến, những tác động của chiến tranh có những điểm khác nhau. Miền Bắc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, là hậu phương tiếp viện quân, lương cho chiến trường miền Nam. Hiện thực chiến tranh mà Những mảnh đời đen trắng phản ánh là hiện thực trên vùng đất phía Bắc cầu Hiền Lương, tuyến đầu khói lửa Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị), nơi hứng chịu nhiều bom đạn, nhưng trong và sau bom đạn vẫn là cuộc sống đời thường với tất cả những gì nó cần phải có.

Ngày đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, kinh tế nước ta cơ bản là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cả nước phải đánh đuổi ngoại xâm, thiếu cán bộ có trí thức, có trình độ chính trị. Đời sống chính trị còn nhiều vấn đề, nhất là nạn lạm quyền chính trị làm cho các mặt đời sống, đặc biệt là đời sống cá nhân, đời sống văn hóa nghệ thuật cũng phải chịu những tác động tiêu cực.

Những mảnh đời đen trắng đã phản ánh lại một giai đoạn lịch sử như thế.

Có đến 1/10 số chữ trong tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng được dành để viết về cuộc chiến, về những trận bom phá hoại đối với vùng đất bên này chiến tuyến: “Chiến tranh đến. Sau một trăm hai mươi chín ngày thị trấn Linh Giang nát tan như một cái bánh đa dưới sức tàn phá của một quả đấm con quái vật khổng lồ. Trước hết là Bệnh viện, Khu điều dưỡng; sau đó là bốn tòa nhà cao lớn của huyện ủy và ủy ban; sau nữa là các khu đông dân cư, các công ty xí nghiệp, Cửa hàng bách hóa tổng hợp… Cuối cùng là một bãi đất trắng, lổn nhổn gạch vụn, sắt thép, những cột nhà cháy ngổn ngang, những hố bom chồng lên những hố bom. Thị trấn hoang lạnh như một bãi tha ma. Tất cả

đã sơ tán ra rừng phi lao, bạch đàn sau Thị trấn. Rồi rừng bạch đàn, phi lao cũng cháy rụi. Người ta chạy lùi xa, lùi xa mãi cách Thị trấn bảy cây số. Đến đây không ai chạy nữa. Chiến tranh đã cháy lây lan khắp nơi, ngày nào cũng ngun ngút khói lửa, vậy còn biết chạy đi đâu? Người ta đã liều mạng cắm lều trên bãi cát trắng băng, nhà này tiếp nối nhà khác lần lượt được mọc lên, kiên gan đối chọi với cái chết. Thế mà hóa hay, một thời gian khá dài máy bay Mỹ không tấn công đến những túp lều này, chúng tập trung oanh tạc bến phà sông Linh, dăm bảy cái cầu quanh Thị trấn, đặc biệt là các khu chôn dấu dầu lửa. Ngửi thấy nơi nào có mùi dầu là chúng bu bám dai dẳng, ngày này qua ngày khác, tốp này đến tốp khác, bom đạn mù trời, cho đến lúc phuy dầu cuối cùng bốc cháy.”

Những gì được chắt chiu xây dựng trong nghèo khổ, gian khó, trong rất nhiều năm, những gì thuộc về sự sống đều bị bom thù trong giây lát biến thành tro bụi: “Sáu mươi bảy trận chiến đấu với máy bay Mỹ, dưới sự chỉ huy của ông, trung đoàn ông đã tiêu tốn một khối lượng đạn bằng ba trung đoàn bạn chập lại, số tử vong và thương vong đạt đến con số kinh ngạc: bằng 70% quân số tử vong và thương vong trong sư đoàn. Đã thế, đắng cay thay, trung đoàn không bắn cháy được một chiếc máy bay nào, các khu vực do trung đoàn bảo vệ đều nát như tương, nghĩa là chẳng bảo vệ được gì cả.”

Đó là hiện thực mà văn học chiến tranh trước 1975 vẫn thường né tránh, vì với cảm hứng sử thi thì bom đạn quân thù ác liệt bao nhiêu cũng bị tinh thần bất khuất của con người lấn át, đó là quan niệm đề cao ý chí và sức mạnh con người, điều đó có cơ sở, có ý nghĩa, con người có những điểm phi thường, nhưng sự thật thì với sức hủy diệt của bom, con người thật nhỏ bé.

Những mảnh đời đen trắng trung thành với sự thực là để thấy đúng bộ mặt của

chiến tranh.

“Thôi đi bác ơi, tôi chán cái ý chí của bác lắm rồi. Tôi sợ lắm. Trước đây các bác nói người cộng sản là xương sắt da đồng, tôi tin. Bây giờ… Mẹ!

Bố láo. Chỉ một quả rốc két là nát như cám…”. Lời của ông chủ tịch thị trấn, không xét về mặt tư cách, địa vị con người phát ngôn, chỉ xét về mặt sự thật thì đó là lời nói đúng. Ông chủ tịch bỏ chiếc áo chính trị thì ông lại là một con người bình thường, với sự thật hiển nhiên thì phát ngôn đó dù của ai, của dân thường, hay của cán bộ chính quyền thì nó vẫn có giá trị thực tế. Đó là một trong những phát ngôn có ý nghĩa xác nhận sự thực chiến tranh, (không xét ý nghĩa nói lên tư cách chính trị của ông chủ tịch).

Hiện thực chiến tranh trong Những mảnh đời đen trắng không phải là những chiến dịch xuyên rừng, là trận đánh này sang trận đánh khác, là cuộc đời người lính ra trận... như nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Những mảnh

đời đen trắng viết về những trận ném bom ác liệt, sức hủy diệt, tội ác kẻ thù,

và đau khổ, tang thương.

Hiện thực chiến tranh trong Những mảnh đời đen trắng là cảnh bom thù tàn phá, và là tất cả những gì vốn có của cuộc sống, là cuộc sống vẫn vận động với các mặt trong mối quan hệ biện chứng. Khác với nhiều tiểu thuyết dành riêng phản ánh về cuộc chiến qua những chiến dịch, những trận đánh sự khốc liệt của bom mìn, tội ác của quân thù, những gian khổ chịu đựng, cũng như tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của bộ đội, nhân dân, Những

mảnh đời đen trắng phản ánh hiện thực chiến tranh bằng cái nhìn của văn học

thời đổi mới, nhiều suy ngẫm hơn, đa diện, đa chiều hơn, thể hiện được các mặt của đời sống: chiến sự, chính trị, văn hóa nghệ thuật, đời thường... trong mối quan hệ biện chứng.

Những nhân vật hoạt động trong lĩnh vực chính trị đã tạo môi trường, không khí chính trị của tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng. Các quan điểm, tư tưởng, những quyết định có tính chính trị... đã chi phối tác động lên cả cuộc sống cá nhân và hoạt động văn hóa nghệ thuật...

Nhân vật có khả năng, có phẩm chất chính trị là bí thư huyện ủy Thanh. Hai vị làm chính trị kiểu bù nhìn, thiếu năng lực là chủ tịch huyện

Lanh và chủ tịch thị trấn Huy. Trí thức thủ đoạn, cơ hội, mất tư cách nhảy vào lĩnh vực chính trị là thầy giáo Trần Hới. Làm chính trị có chút lương tâm, nhưng im lặng, không dám bộc lộ, ít xuất hiện là Bỉ. Vấn đề chính trị cơ bản là bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, một thành quả cách mạng to lớn, và một trong những cách bảo vệ, xây dựng ăn vào tâm lý mọi người là tiêu diệt mầm mống tư sản, là luôn canh cánh nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bất chấp đời sống cá nhân như thế nào. Đại úy Thìn tiêu biểu cho tinh thần này. Những bi hài chính trị, bi kịch chính trị: ông Thanh bị phê bình, mất chức vì có liên quan đến họa sỹ Tư; họa sỹ Tư bị bỏ tù vì lý lịch và tranh vẽ liên quan đến tư sản…

Con người, hiện thực cuộc sống luôn vận động trong những quan hệ đan xen phức tạp, nhiều chiều, qua các mối quan hệ mà con người, cuộc sống tự biểu hiện bản chất. Đại úy Thìn đã can dự vào đời sống cá nhân, gây thương tổn, mất mát bởi tư tưởng, quan điểm chính trị nông cạn, có thể nói là mông muội. Họa sỹ Tư vào tù vì những bức tranh bị cho là phản động, mà thực tế là do lối suy diễn thiếu hiểu biết, là kiểu chụp mũ chính trị.

Chuyện đời thường riêng tư bị tư tưởng chính trị, con người chính trị trong đại úy Thìn làm cho thành vấn đề chính trị gay gắt, trầm trọng. Mối quan hệ của đại úy Thìn với ông bí thư cũng bị biến thành một tình huống có tính chính trị bi hài:

“- Nếu xét riêng cá nhân tôi. – Đại úy nói. – Thì cái việc họ bỏ trốn hai ngày hay hai trăm ngày đối với tôi chẳng có nghĩa lý gì hết. Tôi chỉ thấy xấu hổ khi phải mang tiếng là chồng của một con đĩ, là anh của một thằng phản động. Nếu chúng trở lại thì đừng hòng thoát khỏi tay tôi. Anh đừng nhầm là tôi đau khổ hay nuối tiếc.

Ông Thanh nghe Đại úy nói với thái độ rất nghiêm túc, thỉnh thoảng gật gật, sẵn sàng nghe Đại úy tiếp tục. Đại úy dựa hẳn vào thành ghế, dằn từng tiếng:

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w