Từ nhà văn Nguyễn Quang Lập tới bloger “Bọ Lập”

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 92 - 95)

- Nước ta có đến 90% là nông dân 10% còn lại là công nhân, tư sản, tiểu tư sản và các tầng lớp khác Vậy mà chúng ta luôn luôn lo sợ

3.1.Từ nhà văn Nguyễn Quang Lập tới bloger “Bọ Lập”

Bước vào thời đại mà người ta có thói quen gõ bàn phím vi tính sáng tác, thói quen cầm bút sáng tác - thói quen đã thành niềm yêu mê tưởng như bất di bất dịch đối với thế hệ Nguyễn Quang Lập - cũng thay đổi.

Cầm bút sáng tác, một nghề, một kiểu lao động, một thói quen đặc biệt được xã hội biểu tượng hóa: gọi sáng tác văn chương là “cầm bút”, tạm thời, hoặc thôi không sáng tác: “gác bút”, “rửa bút”, hoặc bị bắt buộc thôi sáng tác (có thời hạn, hoặc vô thời hạn): “treo bút”, để nói tác phẩm tâm huyết, làm

chấn động lòng người: “máu chảy đầu ngọn bút”, để nói đến nhiệm vụ của văn chương: “Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ” (Sóng Hồng)… Để thay đổi thói quen như vậy là cả một vấn đề. Câu chuyện này mang tính thế hệ. Ngày nay đang hình thành một thế hệ sáng tác văn chương xa lạ với việc cầm bút, viết tay, và có một thế hệ có thể so sánh, nói lên kinh nghiệm, cảm giác, cảm xúc… về hai cách thức “sản xuất sản phẩm”. Không chỉ là việc lao động bằng công cụ gì, là việc thay đổi cách thức, thao tác, hình thức của hoạt động, mà cái quan trọng là nó tác động lên tư duy, thậm chí nó thay đổi mạnh mẽ thế giới “của ngày hôm qua” và mang đến những cơ hội cách tân, mà quan trọng đó là sự cách tân về mặt thi pháp.

Thế hệ cầm bút sáng tác đã thành danh như Nguyễn Quang Lập cho đến năm 1996 nhìn thấy chiếc máy vi tính, vẫn còn giữ quan niệm chỉ nên viết văn bằng tay, sáng tác bằng cây bút. Nhưng khi nhiều vấn đề xã hội thay đổi bởi tác động của công nghệ, internet… những thay đổi đến gõ cửa nhà của nhà văn. Học trò, rồi con cái lập blog cho Nguyễn Quang Lập.

Blog do giới trẻ đi đầu khởi xướng, là sân chơi của giới trẻ. Từ chỗ chưa biết blog là dạng nhật ký để ngỏ, từ chỗ hững hờ làm theo vì được bọn trẻ “xúi”, tư duy nhạy bén sắc sảo vốn có của một nhà văn nhận được những tác động không ngừng từ thế giới blog. Sự gặp gỡ tương tác giữa “thế hệ hôm qua” với “tinh thần thời đại” đã tạo hiệu ứng lớn, khiến tư duy nhà văn càng sắc sảo, năng động, nhạy cảm hơn. Những bất ngờ từ blog: khả năng giao lưu, tương tác, trao đổi, chia sẻ nhanh, rộng… Nhà văn có thể sáng tạo và chuyển tác phẩm lên blog, nắm bắt được phản ứng của đối tượng tiếp nhận, cho thấy tác phẩm đến với bạn đọc đã khác hẳn với truyền thống: không phải là văn bản – biên tập – phép xuất bản, in ấn – bạn đọc, bỏ qua khâu trung gian, mất nhiều thời gian, thậm chí có thể sản phẩm của nhà văn không có cơ hội thành tác phẩm để đến với bạn đọc.

Với blog, mọi người có quyền công bố những gì mình viết, nhà văn cũng vậy, con đường để tác phẩm đến với bạn đọc thật dễ dàng, thuận tiện, đây là một điểm khác biệt mà công nghệ đã tác động lên đời sống văn học, lên văn hóa đọc. Vấn đề còn lại là: viết gì, và viết thế nào để thu hút bạn đọc?

Quyền tự do công bố quảng bá những sáng tác, không qua biên tập, xuất bản, đến thẳng, đến nhanh với bạn đọc là một thay đổi lớn, một bước tiến mới của xã hội, trước cơ hội mới. Vấn đề của Nguyễn Quang Lập khi viết blog cũng là: viết gì và viết như thế nào? Đây là trăn trở lớn của người mang nghiệp văn chương không riêng thời đại nào. Nguyễn Quang Lập bỏ thơ viết truyện ngắn, tiểu thuyết, và trong gần hai mươi năm “đứt gánh” văn chương, Nguyễn Quang Lập viết kịch bản sân khấu và kịch bản điện ảnh vì hoàn cảnh cuộc sống. Cho đến 2009 Ký ức vụn xuất hiện làm xôn xao đời sống văn học, nó là kết quả của blog, kết quả của gần hai mươi năm im lặng với văn chương, là kết quả của nỗi trăn trở: viết gì và viết như thế nào?

Thời đại thay đổi nhiều, cách thức giải trí, phương tiện nghe nhìn, văn hóa đọc, khả năng nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ, việc “xuất bản” tác phẩm dễ dàng… thì việc lôi kéo được độc giả lại khó khăn hơn, và nỗi trăn trở viết gì, viết như thế nào là phải xuất phát từ thời đại, gắn với thời đại. Sự am hiểu, nhanh nhạy trước thời đại, tài năng, tâm huyết của nhà văn… nhiều nhà văn đều có, nhưng có thể nói Nguyễn Quang Lập là người có hạnh phúc của sự thành công trên con đường hội nhập, chuyển đổi cùng thời đại internet, trở thành một hiện tượng của làng văn.

Nguyễn Quang Lập là nhà văn có nhiều chuyển đổi, không chịu dừng lại, nhưng lần chuyển đổi sau này với văn mạng, với blog thì mới càng thấy rõ cái tài, cái tạng, và là sự thống nhất của ông, người dễ chán cách viết theo lối cũ. Khi mà cái nhìn, thái độ của thời đại đối với văn chương không như trước,

ít mặn mà, ít “quan trọng hóa” vì nhiều lý do, Nguyễn Quang Lập lại lôi kéo được bạn đọc, làm sốt được đời sống văn chương, trở thành hiện tượng…ta

càng thấy rõ ông là người của những đổi mới, nếu không phải để đáp ứng với đòi hỏi của thời đại, thì cũng là đáp ứng với đòi hỏi của nhân cách một người đàn ông trụ cột gia đình (viết kịch vì mưu sinh, vì đời sống gia đình).

Đáp ứng được đòi hỏi, nhu cầu thời đại, Blog của Nguyễn Quang Lập - blog Quê choa - trở thành một trong những blog nổi tiếng, được thừa nhận có nhiều bạn đọc, số người truy cập không ngừng tăng. Blog Quê choa không chỉ đăng tải bài viết, tác phẩm của Nguyễn Quang Lập, mà còn là blog có thương hiệu, uy tín, nhận được và đăng tải những bài viết của các nhà văn, nhà báo, các trí thức, học giả về những vấn đề văn chương, văn hóa- giáo dục, chính trị, kinh tế… Sự phát triển của blog nói chung và blog Quê choa nói riêng đã đáp ứng được phần nào mong mỏi của bạn đọc, được bạn đọc thừa nhận là: thông tin chọn lọc, bình luận sắc sảo, phân tích chuyên sâu… Nó đã xây dựng được thói quen vào blog, đọc blog, tạo nên cơn “nghiện” blog cho bạn đọc.

Cuộc đời có nhiều bước ngoặt, nhiều nếm trải, cộng với tài năng, tâm huyết… Nguyễn Quang Lập đã đem đến thành công, ý nghĩa cho blog Quê choa của ông. Trước khi là bloger “Bọ Lập” nổi tiếng, Nguyễn Quang Lập đã tung hoành, nếm trải nhiều: viết văn, biên tập, biên kịch, làm báo, giao du, hoạt động rộng trong lĩnh vực nghệ thuật, giới nghệ sỹ, vốn sống dày dặn… cuộc đời với nhiều bước ngoặt, là kết quả của sự tích lũy, nung nấu, cũng có sự tham gia của yếu tố tình cờ ngẫu nhiên, may mắn có, và cả sự rủi ro tai bay vạ gió như lần tai nạn giao thông 1999, và cũng từ nỗi buồn này, nghị lực sống và tài năng văn chương của ông lại cùng với blog Quê choa đem lại cho cuộc đời hương vị của “gừng già”.

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 92 - 95)