Những đặc điểm mang tính loại hình của “khẩu văn” trong Ký ức vụn

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 95 - 98)

- Nước ta có đến 90% là nông dân 10% còn lại là công nhân, tư sản, tiểu tư sản và các tầng lớp khác Vậy mà chúng ta luôn luôn lo sợ

3.2.Những đặc điểm mang tính loại hình của “khẩu văn” trong Ký ức vụn

ức vụn

3.2.1.Thể loại tạp văn và “khẩu văn”

Những câu chuyện về bạn bè (bạn cũ, bạn văn - có thể gọi là bạn đồng nghiệp) về người từng gặp, về những kỷ niệm, những chuyện đã trải qua…

thành ký ức, được nhớ lại, được kể ra theo cách của Nguyễn Quang Lập, và được nhà văn gọi là tạp văn. Những câu chuyện trong Ký ức vụn ngoài đặc tính dựa trên cơ sở sự thật, người thật, việc thật, nó còn mang dấu ấn Nguyễn Quang Lập với cách nhìn nhận, cách cảm, cách bày tỏ thái độ, đánh giá riêng, với lối văn tự do phóng khoáng.

Theo tác giả Phạm Văn Ánh trong Từ điển văn học bộ mới tạp văn: “… thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học … là những bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị… Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo” [34,1601]

Nhà văn Bảo Ninh trong bài Đọc ký ức vụn đã viết: “Ký ức vụn được Nhà xuất bản định nghĩa trên trang bìa là tạp văn chọn lọc. Nhưng riêng tôi, tôi nghĩ đây là tập truyện ngắn. Có thể gọi nó là "truyện ngắn không hư cấu "được không?” (Blog Quê choa).

Ký ức vụn có đặc điểm của ký. Theo Lại Nguyên Ân trong Từ điển văn

học bộ mới, ký có những đặc điểm: “…phần triển khai của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu thuật…đa dạng về kết cấu kiểu loại… có tác phẩm chú ý đến bình diện “miêu tả phong tục” qua những nét tính cách tiêu biểu… kèm theo sự lý giải và đánh giá của tác giả” [34, 787].

Tạp văn được coi là tiểu loại của ký, và tạp văn còn được gọi tản văn…

Nguyễn Quang Lập bày tỏ trong bài phỏng vấn của báo chí: “Nó đã là

ký ức thì nhất định không bịa rồi. Còn khi viết thì phải sắp xếp, gọt tỉa, thêm thắt chứ.” [46].

Bản lĩnh trong sáng tạo nghệ thuật đã khiến cho văn chương của Nguyễn Quang Lập rất mới. Dùng “khẩu văn”, Nguyễn Quang Lập đã góp phần làm mới thể loại, là tạp văn, hay tạp ký, làm cho thể loại có thêm sự

phóng túng, phá cách. Cái mới của Ký ức vụn là ở cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả, và nó cũng làm rõ thêm sự giao thoa, khó minh định hơn về thể loại. Tính sáng tạo làm cho đời sống thể loại mới hơn, sáng tạo sinh tạo đời sống cho thể loại, nó không chịu ràng buộc bởi thể loại. Lý thuyết về sáng tạo luôn đi sau, xác định lại hiện thực sáng tạo. Phá cách dù ở một điểm nào đó cũng là làm mới cho thể loại, và đây cũng là đặc điểm sáng tác giai đoạn sau của Nguyễn Quang Lập, mà với Ký ức vụn chính là “khẩu văn”. Có thể gọi “khẩu văn” là bước đột phá nghệ thuật trong Ký ức vụn, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Quang Lập.

Nguyễn Quang Lập bày tỏ về những sáng tác theo lối khẩu văn đó là: “…những câu chữ mà cuộc sống vốn có như vậy”.

Ngô Minh viết trong bài Bạn văn viết theo lối khẩu văn: “Lối văn chương này Nguyễn Quang Lập gọi là “khẩu văn”, tức là văn nói, một phong cách sáng tạo mới của Lập, rất phù hợp với cuộc sống nghe nhìn nhiều hơn đọc hiện nay”.[46]

Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày – khẩu ngữ, có đặc điểm ngắn gọn, giàu hình tượng, giàu sắc thái biểu cảm, khi vào Ký ức vụn đặc điểm này càng nổi bật vì qua lao động nghệ thuật của nhà văn giàu kinh nghiệm mà thành “khẩu văn”. “Khẩu văn” biểu hiện ở từ dùng, lối diễn đạt, khẩu khí, giọng điệu, cho thấy tư tưởng, tình cảm thái độ… của chủ thể phát ngôn. “Khẩu văn” có giá trị văn chương đó là sự hòa hợp đời thường và nghệ thuật, nó đạt đến sự giản dị, tưởng như không “làm văn”, nhưng đúng như nhà văn Bảo Ninh nói: “Anh viết dường như rất dễ, nhưng sự dễ ấy trái ngược hoàn toàn với dễ dãi (...) chỉ ước ao chứ không bao giờ đạt nổi khả năng " khẩu văn " của Nguyễn Quang Lập. Viết được như thế thật sướng, nhưng muốn sướng được như vậy phải đổi cả một đời trần ai, nào ai dám đổi” [46].

Ngôn ngữ phù hợp thể loại, nhưng hơn thế, ở Ký ức vụn ngôn ngữ đã làm cho thể loại tạp văn có một biên độ hoạt động giãn nở hơn.

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 95 - 98)