Vượt qua những thách thức

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 106 - 111)

- Nước ta có đến 90% là nông dân 10% còn lại là công nhân, tư sản, tiểu tư sản và các tầng lớp khác Vậy mà chúng ta luôn luôn lo sợ

3.3.3.Vượt qua những thách thức

Trong đời sống hiện nay, nghệ thuật phát triển phong phú, đa dạng, kể cả hình thức giao tiếp. Một thời đại mà giao tiếp nghệ thuật ưu tiên cho hình thức nghe nhìn (thời đại nghe nhìn), có nhiều phương tiện giải trí, thời đại mà con người trở nên bận rộn hơn nhiều, thì giao tiếp nghệ thuật theo cách của văn học (đọc) sẽ gặp khó khăn hơn.

Giao tiếp nghệ thuật nói chung trong thời đại Internet có những thuận lợi. Văn chương cũng vậy, việc tìm đọc tác phẩm văn học không còn khó khăn, mà khó khăn là vấn đề thời gian, sự ham mê. Có thể thấy nếu tích cực “giao tiếp” bộ môn nghệ thuật nào, hay dù là lĩnh vực nào khác ngoài nghệ thuật, nó cũng đều mang đến những giá trị, ý nghĩa nhất định. Trước sự phát triển nhanh, mạnh của các lĩnh vực, trước tinh thần tiếp nhận tích cực đa lĩnh vực của con người, để thu hút sự tích cực giao tiếp đối với bộ môn xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ như văn chương, quả là một khó khăn lớn.

Bên cạnh đó, văn chương lại đã trải qua nhiều thể nghiệm, nhiều hình thức biểu hiện trong nhiều thời kỳ, nó đã trải qua một lịch sử phát triển với nhiều với nhiều trào lưu, trường phái: cổ điển, hiện thực, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, đa đa, tự nhiên, hiện sinh, ấn tượng, hiện thực huyền ảo, hậu hiện đại… vậy nên những tìm kiếm, thể nghiệm, phát hiện… trong văn chương lại càng là thách thức.

Nguyễn Quang Lập cũng như nhiều nhà văn đã phải vượt qua nhiều thách thức của thời đại, những khó khăn trong sáng tạo để mở rộng giao tiếp nghệ thuật. “Khẩu văn” trong Ký ức vụn là một hiện tượng nghệ thuật tạo nên được sự giao tiếp rộng lớn, thành hiện tượng trong đời sống thường dân, báo giới, và học thuật… nó cho thấy khả năng nắm bắt nhu cầu đối tượng tiếp nhận của chủ thể sáng tạo trong quá trình giao tiếp tiền văn bản, đó là sản phẩm của thời đại, đồng thời nó đã tạo được ảnh hưởng tích cực, tác động lên

thời đại, điều đó đã chứng minh, con người vừa là sản phẩm của thời đại, vừa tạo nên thời đại.

Trong giao tiếp nghệ thuật, trước những hiện tượng mới bao giờ cũng có những phản ứng thuận và ngược chiều, khen và chê… Nếu cái mới “ngược” với quan niệm thẩm mỹ, đạo đức, lối suy nghĩ… truyền thống thì sẽ gây cho quá trình giao tiếp những chấn động “ngược” mà trong văn học đã có không ít trường hợp, tiêu biểu như tác phẩm của các giả Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp…

Giao tiếp nghệ thuật với hiện tượng mới như “khẩu văn” của Nguyễn Quang Lập đã không tránh khỏi những ý kiến, phản hồi trái ngược, nhưng “khẩu văn” của Ký ức vụn đã dành được sự ngưỡng mộ của số đông, dành được vị trí, chỗ đứng trong đời sống văn chương, đời sống tinh thần của thời đại, là hiện tượng nghệ thuật làm cho quá trình giao tiếp nghệ thuật hiện đại, mới mẻ, đồng thời thể hiện sự nhạy cảm, bản lĩnh trong giao tiếp tiền văn bản, sự nỗ lực sáng tạo của một đời văn có nhiều chuyển đổi, dễ “chán…viết theo

lối cũ” [46].

Đối với nhu cầu của độc giả nói chung, “khẩu văn” là một hình thức giao tiếp cần thiết, nó có nhiều điểm phù hợp với đời sống thực tiễn, tuy nhiên, “khẩu văn” là lối viết tưởng dễ nhưng thực chất làm sao cho “khẩu văn” lắng đọng, có khẩu khí, chất giọng riêng lại là rất khó. Vì vậy, sau “khẩu văn” của Nguyễn Quang Lập khởi xướng, hy vọng sẽ tiếp tục xuất hiện hình thức giao tiếp nghệ thuật qua “khẩu văn” với những giọng riêng tiêu biểu, thể hiện được sự tiếp nối và phát huy thành công.

Nghệ thuật ngôn từ có nhiều phong cách ngôn ngữ trong lịch sử giao tiếp của nó, và “khẩu văn” cũng đã xuất hiện ngay từ buổi đầu trong văn chương, nhưng chưa được chú ý nâng lên thành hiện tượng, chưa là cách thức phản ánh có tính cốt lõi, đặc trưng cho một tác phẩm văn học, chưa được nhìn nhận có thể mang lại hiệu quả tích cực trong giao tiếp nghệ thuật. Nguyễn

Quang Lập tìm đến cách thức chuyển tải mới (khẩu văn), cùng với cách thức mới là khả năng chuyển tải được những vấn đề có ý nghĩa thiết thực, giàu ý nghĩa, (nội dung, vấn đề) và tìm đến những hình khác nhau khi giao tiếp, (thử nghiệm trên mạng, blog, xuất bản sách), có khả năng mở rộng giao tiếp theo hướng chiều sâu: được đón nhận, cổ vũ, gây chú ý tạo ảnh hưởng (với đời sống thường dân, và đời sống giới ngành văn học nghệ thuật) đó là thành công chứng minh sự nỗ lực sáng tạo, đóng góp trong lao động nghệ thuật của tác giả Ký ức vụn.

KẾT LUẬN

Nguyễn Quang Lập là một nhà văn đa tài, sáng tác trên nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn… Ngoài ra ông còn viết kịch bản sân khấu, điện ảnh, viết báo, biên tập, tham gia truyền giảng nghệ thuật kịch… Nói chung ông hoạt động rộng trong lĩnh vực nghệ thuật. Nguyễn Quang Lập có một cuộc đời nhiều từng trải. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp ông có được nguồn đề tài viết hết sức phong phú.

Nguyễn Quang Lập viết về cuộc sống con người, những vấn đề hàng ngày, thiết thực và vĩnh hằng; quan tâm đến những đau khổ, tổn thương, mất mát, sức sống, sự vươn lên; thể hiện nó thông qua những thân phận thấp bé, không danh phận, cá biệt về hoàn cảnh sống, nhưng mang những đặc điểm có tính phổ quát của con người. Mọi sáng tác của ông dù ở thể loại nào, thời điểm nào cũng thống nhất đặc điểm đó. Nguyễn Quang Lập luôn có ý thức qua những cái cụ thể, bé nhỏ mà thể hiện không khí thời đại, lịch sử; từ những gì quen thuộc, đời thường nhất mà thể hiện cái phổ quát, vĩnh hằng.

Cảm thương, phê phán, trào lộng, hài hước, cái bi lẫn cái hài… đó là những biểu hiện thống nhất trong các sáng tác của Nguyễn Quang Lập, nó làm nên không khí, sự sống động, sức hấp dẫn, cuốn hút cho tác phẩm, và làm nên văn phong của ông.

Nguyễn Quang Lập là một nhà văn có ý thức, và có khả năng thay đổi, trước hết là thay đổi để làm mới mình bằng cách đi vào các thể loại, có những thể nghiệm mới trên những yếu tố nghệ thuật vốn quen, và khi đã có thể gọi “một cuộc đời”, đã sống nhiều, viết nhiều, từ chỗ làm mới cho chính mình, Nguyễn Quang Lập đã có thể làm mới văn chương thời đại, đó là tâm huyết, là thành quả lớn. Hy vọng rằng Nguyễn Quang Lập vẫn tiếp tục có những đóng góp sáng tạo.

Nguyễn Quang Lập viết văn không liên tục, nhưng bền bỉ, số lượng khiêm tốn, nhưng có những cách tân, sự bứt phá đi đến đóng góp có giá trị, đồng thời thể hiện quan niệm, ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc. Phong cách vốn được hình thành từ những đặc điểm ổn định. Với Nguyễn Quang Lập - nhà văn thích “thay đổi”, có khả năng thay đổi - phong cách lại là một cái gì luôn biến động. Liên tục dò hướng, tìm tòi, đó chính là đặc điểm ổn định trong hành trình văn chương của Nguyễn Quang Lập.

Luận văn này dù chưa khai thác hết các góc độ trong các sáng tác của Nguyễn Quang Lập, nhưng chúng tôi hy vọng nó đã chỉ ra được những phần

quan trọng, có ý nghĩa nhất định vào việc tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của một nhà văn cùng thời với chúng ta, qua đó góp phần hiểu thêm về văn học đương đại nước nhà. Chúng tôi mong có những công trình nghiên cứu khác chứa đựng những khám phá mới mẻ về sự nghiệp sáng tác của tác giả này.

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 106 - 111)