Từ những biểu hiện đi đến phong cách

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 98 - 102)

- Nước ta có đến 90% là nông dân 10% còn lại là công nhân, tư sản, tiểu tư sản và các tầng lớp khác Vậy mà chúng ta luôn luôn lo sợ

3.2.2.Từ những biểu hiện đi đến phong cách

3.2.2.1. Ngôn ngữ dẫn chuyện và ngôn ngữ nhân vật ngôi thứ nhất

Trong Ký ức vụn, ngôn ngữ người dẫn chuyện và ngôn ngữ nhân vật ngôi thứ nhất có khoảng cách rất rõ. Khi là ngôn ngữ của tác giả, người dẫn chuyện thì trước hết, nó là lớp ngôn ngữ hiện tại, ngôn ngữ của thời điểm viết: “Những năm 1965 -1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông, cách thị trấn Ba Đồn có chục cây. Nhớ rất nhiều chuyện làng Đông, nhưng nhớ nhất anh cu Đô.

Anh cu Đô lùn, đen, xấu. Sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi đi hỏi cô nào cũng bị chê.” (Anh cu Đô)

“Thời đó anh Tạo nổi như cồn, bài thơ Tản mạn thời tôi sống được cả nước bàn tán xôn xao, đó là bài thơ có cái nhìn mới mẻ và xót xa về đất nước. Nhắc đến văn chương thời kỳ đổi mới không thể không nhắc đến bài thơ này”

(Nguyễn Trọng Tạo).

Cách dẫn chuyện, dùng từ, diễn đạt… có đặc điểm giản dị, ngắn gọn, mạch lạc, nổi bật đặc điểm đời thường hóa, nhưng trang nhã, chuẩn mực. Trong giao tiếp hàng ngày, cách dùng từ ngữ, cách diễn đạt kiểu có tính trung hòa như vậy là phổ biến. Nguyễn Quang Lập với tư cách giao tiếp với độc giả, ông đã chọn kiểu ngôn ngữ, diễn đạt có tính chất trung hòa, đời thường.

Trong giao tiếp đời thường, ngoài dùng ngôn ngữ, cách diễn đạt có tính trung hòa, còn có những cách dùng từ, lối diễn đạt thể hiện nhiều sắc thái tình cảm: bỗ bã, suồng sã, tục, tức giận, thù ghét, có cá tính…

Ngoài lớp ngôn ngữ người dẫn chuyện, ngôn ngữ trực tiếp hướng vào đối tượng giao tiếp là người đọc, còn có lớp ngôn từ của Nguyễn Quang Lập với tư cách là nhân vật ngôi thứ nhất, xưng “mình”, tham dự vào câu chuyện, sự việc, nội dung, diễn biến câu chuyện, tham gia hội thoại, giao tiếp với nhân vật khác trong chuyện kể. Đó là ngôn ngữ thuộc về quá khứ (thời điểm diễn ra câu chuyện) được tái hiện lại theo trí nhớ, là ngôn ngữ của Nguyễn Quang

Lập với tư cách là con người đời thường, trong giao tiếp đời thường với những nhân vật chuyện được kể, đa sắc thái: thương yêu, kính nể, ghét, khinh, tức dận… rất rõ ràng, mạnh mẽ…

“Tan hội nghị mình gặp riêng nó, nói mày quê bỏ mẹ! Nó hỏi sao, mình nói tờ New York Times mày lại phát âm ra Niu oóc ti mét, phát âm không được

thì đọc cái mịa gì.”(Thằng cu Hó)

“Đi đi anh, đi quách cho xong, éo gì.”(Nhớ Xuân Sách).

Từ tục, nhưng nói tránh cho nhã đi.

“Mình cười nói bà giỏi cực, sao bà không làm tiến sĩ đi, viện này chỉ có bà với thằng Nguyên là chưa tiến sĩ nữa thôi” (Bà Thiêm).

Khẩu ngữ nói theo lối rút gọn: làm tiến sỹ (nghiên cứu làm luận án tiến sỹ, lấy bằng tiến sỹ), xưng hô đời thường: thằng.

Khắc họa chân dung đời thường, kể câu chuyện đời thường, giữ lối nói đời thường, với tư cách là nhân vật trong chuyện, hình ảnh của Nguyễn Quang Lập nói như đời thường, và tùy người, tùy cảnh, tùy tâm trạng, cảm xúc, muôn hình vạn trạng… Lớp ngôn ngữ này trong những trường hợp chuyện gắn với tuổi thơ, những người bạn, người có hoàn cảnh đặc biệt, những người có tính “tục”, chất đời thường nhiều… thì những câu chuyện đó lớp từ ngữ đậm sắc thái lấn lướt lớp từ ngữ trung tính:

“Đám tang mẹ Tiểu Hoa, nghệ sỹ đoàn kịch Bình Trị Thiên, ở sát nhà

ông. Liệm xong ông còn ở lại, lăng xăng làm cái này cái nọ suốt đêm.

Tiểu Hoa thì ngồi khóc vùi, chẳng biết ông làm gì, sáng mai chỉ gửi ông tiền công liệm. Ông trợn mắt hỏi mi trả tau từng ni tiền a. Vừa dứt lời thằng

Minh hỏi chi rứa bọ. Ông cười cái xoẹt đưa tiền cho Tiểu Hoa, nói Hoa ơi, dượng nói rứa chơ dượng không lấy mô con.

Bất kỳ ai đụng sự là ông chửi, khoa chân múa tay giống anh hùng hảo hán, nhưng hễ gặp thằng Minh là ông nhũn như con chi chi, khi say mềm y

Ba ngày mở cửa mả chị Qui, mạ mình đưa gói xôi thịt cho mình nói đưa sang cho anh cu Cá. Bà còn dặn thêm nhớ đưa tận tay anh, không anh đến

nhà chửi cha mình đó.

Mình sang, không có anh, ngồi đợi. Thằng Minh ngồi tiếp mình một lát thì anh về, chân nam đá chân chiêu.

Thằng Minh trừng mắt, nói bọ uống mô về say rồi. Ông dựa vách len

lén nhìn thằng Minh, len lén đi vào, lập cập nói không không…bọ mới uống

có…hăm hai chén thôi con.”(Anh cu Cá)

Những hình ảnh, câu chuyện, cá tính…mang tính đời thường, thường dân kiểu như Anh cu Cá, Thằng Thanh, Thằng Á, chị Du, Thằng Tụy, Anh cu

Đô, thằng cu Hó… thì ngôn ngữ của người chép, kể lại chuyện có sự tương

tác, hòa hợp, hướng vào tính cách, hoàn cảnh và ngôn ngữ của nhân vật được kể đến.

Kiểu câu văn một phần là lời dẫn chuyện, phần là phát ngôn của đối tượng được kể, là kiểu câu phổ biến trong Ký ức vụn, rất “khẩu văn”, và cũng làm nên điểm riêng kiểu “khẩu văn” Ký ức vụn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Vừa dứt lời thằng Minh hỏi chi rứa bọ. Ông cười cái xoẹt đưa tiền cho Tiểu Hoa, nói Hoa ơi, dượng nói rứa chơ dượng không lấy mô con” (Anh cu

Cá).

“Con Bình cãi nhau với con Tân nói cứt cứt, ẻ ẻ. Nó nói thật không

tưởng tượng nổi nữ đoàn viên lại nói năng lại vô văn hóa đến thế” (Thằng Thanh).

“Chị ôm mình hôn đánh chụt lên trán, miệng uốn hình số tám, nói cảm ơn em chai nhìu nhìu à nghen, rồi chị đi” (Cái miệng hình số tám).

Đó là kiểu câu có độ dồn nén lớn, đa hình tượng, đa âm điệu, đa sắc thái… là sáng tạo thuộc diện kỳ văn, kỳ tài của Nguyễn Quang Lập.

Đó là cách dùng phương ngữ của Ký ức vụn. Ký ức vụn giữ cách phát âm, cách dùng từ, và lối nói của nhân vật nhưng hiểu được con người mình đang kể, nắm được thần thái của họ nên làm cho phương ngữ ấy có hồn:

“…bà cười nói anh Nập nói ninh tinh, rồi bà chép miệng, nói muốn nàm thì nàm được thôi…khó gì đâu, cơ mà bán nước chè có nợi hơn tiến sỹ”

(Bà Thiêm)

“…chị không có dzé, chị không có dzé”, “… em mới dzô đa em.” “… cảm ơn em chai nhìu nhìu à nghen…” (Chuyện Cái miệng hình số 8).

“Mẹ chị Dạ thở hắt ra, nói ua trời, ai đến nhà, ông Tường cũng kêu tôốk lắm tôốk lắm.” . “… mình ăn cám rồi, ngoong ngoong” (Hoàng Phủ

Ngọc Tường).

Phương ngữ kết hợp với việc thể hiện giọng điệu, lộ ra thần thái, tính cách của đối tượng được kể tới.

Phương ngữ Trung bộ chiếm số lượng lớn vì những câu chuyện của những con người trên quê hương tác giả. Lớp từ ngữ, câu cửa miệng rất đặc trưng của người dân quê Quảng Bình, một số vùng quê miền Trung: chi, mô, tê, tề, rứa, răng, giừ, hè… Ua chầu chầu, vơ…nời, chi chi rứa hè, è he, ua làng…

Sáng tạo từ thể hiện tiếng cười e hóa: He he he, khe khe khe, ke ke ke… Học tập và sáng tạo lối nói láy, láy từ, láy câu (một phần là thực tế sử dụng, một phần là ý thức tô đậm của tác giả): ngu ngu, tởm tởm, ừ đo ừ đo,

giỏi hè giỏi hè, duyệt duyệt, răng răng, răng rồi răng rồi, rứa a rứa a…

“…mọi người hỏi ngoài Bắc có ti vi không, anh liền cười phát nói è he

tưởng chi, ti vi chi cũng có. Mọi người hỏi có ti vi màu không, anh cười thêm phát nữa, nói è he màu chi cũng có” (Hót boy).

Ký ức vụn có thói quen dùng từ, ngữ làm câu đơn đặc biệt để bày tỏ thái

độ trước những sự việc lạ, đáng ngạc nhiên, đáng chê, khen: kinh, thất kinh,

Những từ ngữ này được dùng nhiều, tính biểu cảm mạnh, thành kiểu riêng của Nguyễn Quang Lập.

Ký ức vụn chấp nhận từ tục của nhân vật : ẻ vô, quẹt quẹt, cứt, cứt cứt, đom đom, mịa gì (nói chệch từ mẹ gì), éo gì (nói tránh từ: đéo gì)… Việc dùng

từ tục ở Ký ức vụn thành hiện tượng. Từ tục ở đây xuất hiện nhiều, nhưng là từ được nhân vật sử dụng trong giao tiếp đời thường, nó đảm bảo tính khẩu ngữ, phản ánh đúng đời thường, biểu lộ thái độ mạnh, thường là tức giận, thường là của tuổi thơ, được thể hiện đúng chỗ. Khi dẫn chuyện, với tư cách là lời nhà văn, văn không dùng từ tục, không có sự lẫn lộn ở đây, vì thế tác giả của Ký ức vụn được đánh giá là: có tầm văn hóa mới viết được như thế.

Ký ức vụn dùng từ xưng hô, cách gọi tên phong phú, như cách xưng

hô, gọi tên trong sinh hoạt hàng ngày: thằng, con, mi, hắn, nó, tụi mình, tao,

tau, ôông, bọ…

Như trong đời sống thường ngày, khi nói chuyện, giao tiếp cần có khẩu khí riêng, không lẫn vào đám đông. “Khẩu văn” Ký ức vụn là vậy, nó đã làm cho trang văn như đời sống, đó là một vốn quí mà Nguyễn Quang Lập đã đóng góp cho văn chương.

Một phần của tài liệu Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 98 - 102)