Tam Lang Một nhà tiểu thuyết biết cảm thông những nỗi khổ nhục của hạng ngời bị đầy đọa

Một phần của tài liệu Đóng góp của trương tửu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 85 - 91)

hạng ngời bị đầy đọa

Tam Lang tên thật Vũ Đình Chí (1900- 1983), sinh ra ở Hà Nội, bút danh là Tam Lang. ông sáng tác các thể loại: Phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn.

Giọt lệ sông Hơng- Minh Châu lệ sử là một cuốn tiểu thuyết khoảng 70 trang, là cuốn tiểu thuyết xuất bản vào loại sớm nhất, năm 1929. Nhân vật chính tự viết về mình, xng là “em” để nói về một cuộc tình duyên dang dở gây nên bởi phong tục và tập quán gia đình. Đây là một câu chuyện tình bi thảm , xúc động nhng toàn truyện đợc viết bằng một lối văn biền ngẫu, nhịp nhàng. Nói về cả nôI jdung và hình thức cuả tác phẩm này, Trơng Tửu muốn nói đến vị trí của tác phẩm trong dòng văn học. Hình thức câu chuyện đợc viết bằng lối văn hơi cổ vầ nội dung sầu bi, buồn thảm kéo dài từ trang này đến trang khác, nhà phê bình muốn cho độc giả thấy đợc đây là “đại biểu thời kỳ văn học đã tàn. Chính nội dung ấy kết hợp thêm

lối văn biền ngẫu thánh thót du dơng, thiên tình sử lại càng thấm thía vào trái tim bạn đọc.

Tuy vậy, Giọt lệ sông Hơng không phải chỉ là tiếng kêu chua xót của một ngời tuyệt vọng. Nó còn là tiếng phẫn uất của một kẻ chiến bại thông minh”[159]. Thông qua suy nghĩ của Minh Châu, tác giả đã cho ngời đọc thấy đợc, số phận của ngời phụ nữ trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, số phận chung của họ không đ- ợc sống theo ý mình mà luôn bị phong tục và chế độ gia đình chi phối, can thiệp và quyết định. Cho nên số phận của họ “làm hầu, làm thiếp không khác gì đứa ở, con đòi… họ mất quyền làm vợ, quyền làm mẹ cũng mất”[159]. Từ những dẫn chứng đó, nhà phê bình muốn nói đến chế độ, phong tục cổ hũ còn tồn tại ở Việt Nam. Trong khi đó, các nớc văn minh trên thế giới đã loại bỏ từ lâu. Vhính cáI phong tục cổ hũ lạc hậu này không chỉ kìm hãm sự phát triển của con ngời mà còn làm cho cả xã hội trì trệ theo, đát nớc không theo kịp nền văn minh của nhân loại. Khi viết Giọt lệ sông Hơng, Tam Lang đã chịu ảnh hởng và chi phối của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Cho nên, nó là “kết quả của tất cả những ảnh hởng của văn học thời kỳ phôi thai ấy”[159].

Năm 1930, với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, đã mở ra một thời kỳ mới cho dân tộc trên mặt trận đấu tranh giải phóng cũng nh trong lĩnh vực văn học. Từ đây, văn học Việt Nam đến một chỗ rẽ, tình ái, sầu thảm, viễn vông không thích hợp với dân chúng đang bồng bột theo trào lu cách mệnh”[159]. Nh vậy, điều kiện lịch sử thay đổi kéo theo sự thay đổi trong nhận thức của ngời dân. Văn nghệ sĩ cũng phải thay đổi cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu thởng thức của độc giả cũng nh phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì thế, “chết lối văn Phạm Quỳnh và Tản Đà, Hoàng Tích Chu, ném ra một cách viết thời sự, trào phúng đặc biệt, làm sôi nổi cả làng văn”[159].

Trong không khí ấy, Tam Lang đã “thay bút, thay mực”. Ông bỏ ái tình đi vào xã hội. Ông viết những truyện ngắn, ghi chép điều tai nghe, mắt thấy. Và ông đã cho ra đời tập Một đêm trớc gồm những bài mà ông cho là giá trị nhất.

Từ Giọt lệ sông Hơng đến Một đêm trớc, Trơng Tửu đã cho ta thấy đợc sự biến chuyển của Tam Lang trên con đờng nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cuộc sống. Cũng nói đến ái tình nhng không phải thứ tình uỷ mị, sầu thảm mà đó là thứ ái tình phấn khởi, mãnh liệt (Tắt lửa lòng, Vì quá yêu, Chẳng phụ lòng). Còn lại toàn những chuyện xã hội, chuyện nhân sinh.

Đọc hết, Một đêm trớc, tác giả bài viết đa ra một loạt hình ảnh những con ngời phải chịu những “nổi khổ nhục” trong xã hội lúc bấy giờ. “Một ông Phán cắn răng nuốt tủi để làm sớng vợ con lấy câu”ngoài ra ai biết đâu” để an ủi mình; một chàng thiếu niên vì gia biến mà hoá điên lúc nào cũng kêu vang: “Đa trả hạnh phúc gia đình cho ta”. Một kẻ tàn tật sa cơ bị bắt van lạy xin vào tù để khỏi chết đói; hai đa trẻ mồ côi liều lĩnh ăn cắp miếng thịt trong chuồng hổ phải đòn đến đổ máu…Chỉ bằng những câu chuyện ấy thôi, nhà văn đã đa cả một xã hội vào trong những trang viết của mình. Có lẽ, ông đã chứng kiến nhiều, khổ tâm nhiều khi đa hình ảnh những con ngời này vào trang văn của mình. Nhng cũng nhờ đấy, ngời đọc mới cảm hết đợc những nỗi khổ nhục mà con ngời phải gánh chịu. Đồng thời độc giả cũng nhận thấy một tâm hồn đầy ngổn ngang, đang chứa chất trong lòng Tam Lang. Lòng trắc ẩn này, sự boăn khoăn ấy nh dồn vào câu hỏi Tại sao? Tại sao họ phải khổ nhục?

Nh vậy, dới ngòi bút của mình, Trơng Tửu đã khéo chắt lọc, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nhằm lột tả đợc bức tranh về những con ngời phải gánh chịu những nỗi khổ nhục trong cuộc sống của chính mình. Nhng đồng thời, ông cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do xã hội. Xã hội với đầy rẫy những bất công, ngang trái “Kẻ ăn không hết, ngời lần chẳng ra” cho nên mới dẫn đến vì miếng cơm mà con ngời đã sa vào con đờng truỵ lạc… Tất cả, đều do xã hội không công bằng, văn hoá còn thấp, tỷ lệ ngời mù chữ nhiều hơn ngời biết chữ. Hồ Chí Minh từng nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con ngời sinh ra bản tính vốn lơng thiện nhng do cuộc sống, do xã hội “không có cái luân lý, cái giáo dục hoàn toàn…” nên con ngời mới “thành ra giở ác”. Qua đó, ông đã làm nổi lên “một tiếng oán hờn, một bản kết án cái xã hội bất công và vô nhân đạo” trong tác phẩm

của Tam Lang. Nhng đồng thời cũng với tài năng, sự cảm nhận và cách phê bình của mình, Trơng Tửu đã làm nổi bật đợc tài quan sát và trí tởng tợng của Tam Lang. “Ông khéo lựa chọn một vài cảnh vụn thú vị để đúc thành một cảnh hoàn toàn. Ông tả rất bình tĩnh, nh nhà nghệ sĩ đắn đo nên dùng thứ màu nào, hoạ vật nào, trong cảnh ma bão rầm rộ bên ngoài”[161] nh đoạn tả ngời thiếu phụ bị đòn. Với lối phê bình của mình, Trơng Tửu đã đa ra sự khéo léo, tài tình của nhà vẳntong cách lựa chọn và sử dụng hình ảnh.Tất cả những cái đó đều tập trung thể hiện trong Một đêm trớc. ở đây, nhà văn thâu lợm những hình ảnh vụn vặt trong cuộc sống, xen lẫn vào những tình cảm và ý nghĩ để tạo nên một bức tranh hoàn toàn. Đến đây, là một cảnh tả chânvới tất cả những điều kiện nghệ thuật của nó. Từ “quan sát, xếp đặt, lựa chọn, tởng tợng không còn một cái nào không dùng”[161]. Nhng Trơng Tửu nhận thấy những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tam Lang để đi đến khái quát hai loại ngời đợc ra trớc mắt Tam Lang: Hay bóc lột và bị nạn. Hai loại ngời này cùng song song tồn tại trong xã hội. Một loại nhận thức đợc hành vi của mình nhng vì danh vì lợi mà họ bất chấp tất cả. Còn một loại do ngu dốt, bớc đi trên con đờng đau khổ mà không biết nên dẫn đến nhiều cảnh thơng tâm. Với hai hạng ngời này, nh đặt ra trớc mắt chúng ta vấn đề, làm thế nào để phá bỏ hạng ngời bóc lột nhng đồng thời phải làm cho những con ngời bị nạn kia biết nhận thức về con đờng đi của mình để tránh những cảnh tan tác, đau thơng. Để làm đợc điều đó, chúng ta phải có một xã hội công bằng, nền giáo dục phổ cập. Có nh vậy, mới đem đến niềm hạnh phúc cho con ngời, công bằng cho xã hội.

Một lần nữa ta có thể khẳng định rằng, với lối phê bình của Trơng Tửu từ Giọt lệ sông Hơng đến Một đêm trớc đã cho ta thấy đợc sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật của Tam Lang, ông từ bỏ ái tình để đến với xã hội, ông chuyển từ bút pháp lãng sang nghệ thuật tả chân thuần tuý, từ hùng biện đến kịch thể. Tất cả, đều nhằm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống thực tại. Bởi lúc này, con ngời không mấy chú ý đến những chuyện tình lãng mạn mà vấn đề họ quan tâm và đặt lên hàng đầu lúc là những vấn đề xung quanh cuộc sống của họ, đó là những vấn đề mang tính chất thời sự.

Đến năm 1935, Tam Lang cho xuất bản cuốn Tôi kéo xe và bên dới ghi hai chữ phóng sự. Nhng theo Trơng Tửu, đây là một cuốn tiểu thuyết hơn là một cuốn phóng sự. Bởi theo ông, “nếu là phóng sự thì tả cái khổ của phu xe nh vậy cha đủ. Nếu là tiểu thuyết chỉ cốt tả một ngời lơng thiện đi làm xe gặp những cái trong nghề rồi biến ra thế nào, thì Tôi kéo xe hoàn toàn”[163].

Cách phân tích cử Trơng Tửu khiến cho độc giả có cảm giác, nếu ông là tác giả của cuốn truyện này, chắc hẳn nó sẽ hoàn thiện lắm. Từ bố cục cho đến việc lựa chọn các hình ảnh, đối tợng để đa vào trong tác phẩm của mình. Theo ông, nếu Tam Lang từ bỏ những đoạn văn chơng, những đoạn kịch trá thì “Tôi kéo xe là một cuốn tiểu thuyết tả chân giá trị nhất trong văn học Việt Nam hiện đại”[163].

Với sự lựa chọn ba tác phẩm: Giọt lệ sông Hơng, Một đêm trớc và Tôi kéo xe nhà phê bình muốn cho chúng ta thấy đợc sự tiến bộ của nhà văn trong lối viết. Nếu ở Giọt lệ sông Hơng, do sử dụng lối văn biền ngẫu nên câu văn “nhịp nhàng, uyển chuyển” thì đến Tôi kéo xe, “lối văn sáng sủa không kém gì Pháp văn”. Nhng không phải vì thế mà nó trở nên xa lạ với bạn đọc, ngợc lại câu văn của ông vẫn dễ đọc và mang tính cáh của ngời An Nam. Cho nên, văn ông rất “điêu luyện, chỗ nào cần du dơng thì dơng… chỗ nào nhanh chóng thì nhanh chóng, lúc bóng bẩy, lúc rất hoan ngộ”[164].

Một lần nữa, Trơng Tửu lại khẳng định: Từ Giọt lệ sông Hơng đến Tôi kéo xe, ông Tam Lang tiến bộ về các phơng diện: cốt truyện, cách bố cục, cách viết, cách nghĩ. Ông có con mắt quan sát của nhà xã hội, ông có trí tởng tợng của một thi sĩ, ông có bình tĩnh của một nhà báo: với ba đức tính này ông có thể thành một nhà văn đại tài”[165]. Tuy nhiên, ông không phải là một nhà thi sĩ của dân nghèo nh một số ngời đã nói mà ông chỉ là một “ngời yêu sự thực, thích tả sự thực, để đem nghệ thụt phụng sự nhân sinh. Nếu có thể ví ba ngời nh cái dây, tôi sẽ nói: Đầu dây này là Vũ Trọng Phụng, đầu dây kia là Nhất Linh, giữa là Tam Lang”[165].

Qua phân tích và bình luận một số tác phẩm của Tam Lang, Trơng Tửu đã cho chúng ta thấy đợc hình ảnh những con ngời phải chịu nỗi khổ nhục trong cuộc sống của chính mình. Dù ở Một đêm trớc hay Tôi kéo xe thì hình ảnh những con

ngời ấy vẫn hiện lên một cách đầy đủ và chân thực, nó đã chứng tỏ đợc khả năng quan sát và trí tởng của tác giả. Nhà phê bình không chỉ cho ta thấy đợc sự chuyển biến về quan niệm nghệ thuật của riêng Tam Lang mà đồng thời nó cũng là sự chuyển biến của cả thế hệ nhà văn lúc bấy giờ. Có sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức của con ngời đã có sự thay đổi. Vì thế, văn học cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu thởng thức của bạn đọc cũng nh góp sức mình vào mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc bởi mỗi nhà văn là một chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Một phần của tài liệu Đóng góp của trương tửu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w