Lan Khai Nhà nghệ sĩ của rừng rú và tiểu thuyết lịch sử

Một phần của tài liệu Đóng góp của trương tửu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 71 - 77)

Đi vào bài viết, Trơng Tửu bắt đầu bằng cách đa ra vấn đề mang tính chất đòn bẩy, nhằm tạo sự liên kết giữa phần trớc và sau nhng đồng thời cho ngời đọc thấy đợc, dù cũng là một nhà tiểu thuyết viết về rừng rú nhng Lan Khai có khác so với Thế Lữ. Thế Lữ “mợn cảnh rừng để giải quyết một mối dị đoan, hoặc sơ phác một cô gái Thổ”. Còn Lan Khai, “ông sống trong rừng rậm núi cao, cảm thấy cái đẹp của sơ lâm và cái hay của các dân Mèo, dân Thổ. Luôn luôn chìm đắm trong những phút say sa khoái trá của giác quan. Chung quanh mình ông đợc ngắm tê mê ngàn vạn những hình ảnh thiên nhiên mà một ngòi bút thiêng liêng điểm rồi lại xoá”. Với “Lan Khai rừng rú không còn xa lạ nữa” bởi “ không ai yêu rừng tha thiết” nh ông. Chính vì thế, ông đã thổi vào nó một “linh hồn, thu nó vào nét vẽ. Đọc văn tả cảnh của ông, ta cảm rõ rệt thấy một sự sống âm thầm, quật cờng của rừng thiêng”. Và “ta còn đợc xem cả một cuộc sinh hoạt vĩ đại, lộng lẫy ghê tởm thao diễn trớc mặt ta, trong cái bóng mập mờ xanh của rừng thẳm” [129].

Với lối phê bìmh này của Trơng Tửu, nhằm chỉ ra sự tinh tế của Lan Khai trong quan sát, cảm nhận và miêu tả cảnh vật bằng chính tâm hồn mình. Đồng thời ta cũng nhận thấy một ngòi bút phê bình cũng không kém phần sắc sảo đã lột tả đ- ợc những sắc thái của cảnh vật thông qua ngòi bút tác giả. Không dừng lại ở thể chất tối tăm dữ dội, nhà phê bình đã đi cùng Lan Khai đến với những màu sắc đặc biệt của nó đợc thể hiện ở mọi cung đoạn của thế giới tự nhiên: Lúc rạng đông, lúc tra hè, lúc giông tố, lúc chiều thu. Mỗi cảnh mang một màu sắc khác nhau và dờng nh nó đã thu hết các giác quan, tởng tợng của nghệ sĩ. “Tài nhất là dù tả rất nhiều cảnh, nét vẽ của ngòi bút Lan Khai vẫn nhiễm tính cách đờng rừng. Cảm giác nó cho ta, thành thử, bao giờ cũng chân thật và mạnh mẽ”[131].

Yếu tố làm cho rừng rú ở đây thêm sức sống là những ngời dân Mèo, Mán, Thổ, “là một phần man dã của nhân loại, cha biết đến khoa học và chính trị”. Vì

thế, cuộc đời họ “giản dị nh cỏ cây, anh dũng nh ác thú. Lan Khai cũng là ngời thứ nhất đem nó vào văn chơng Việt Nam. Tả cảnh thiên nhiên bóng bẩy, thi vị bao nhiêu, ông tả cảnh sinh hoạt, nhà cửa, tính tình, phong tục dân Mèo, Thổ càng kỹ, chân xác bấy nhiêu. Dùng những chữ lạ, tục lạ, riêng của đờng rừng, ông làm ta nhiều khi quên hẳn bản ngã, lạc vào cảnh thổ dân Mán, Mèo”[131].

Dới ngòi bút của ông hình ảnh “một túp nhà mẫu” hiện ra trớc mắt ngời đọc từng gian phòng với tùng vật dụng cụ thể mang đậm cuộc sống của ngời dân ở vùng cao. Trơng Tửu khẳng định: “Lan Khai quả là có con mắt tinh vi của nhà tiểu thuyết tẩ thực”. Dờng nh việc ghi lại tất cả các vật dụng quanh mình là một cái “thú riêng” của con mắt nhà nghề và cũng là tình cảm đặc biệt của ông dành cho thiên nhiên. Bằng sự phân tích và cách lựa chọn các dẫn chứng của mình, Trơng Tửu đã cho ngời đọc thấy đợc sự tinh tế của Lan Khai khi miêu tả cảnh vật nơi đây. Cũng nhờ có Lan Khai, chúng ta cũng mới đợc biết “mỗi nhà Mèo nuôi một con nhoa- tsa, thứ lợn nuông đợc săn sóc đặc biệt, không phải dày ma dãi gió, chỉ nằm ăn cho béo, đợi ngày chủ nhân mổ thịt mừng xuân mới”[132]. Và nói về cảnh Dha chá (tung cầu) đầu năm của dân Mèo rất cặn kẽ và tỉ mỉ. Qua tập truyện này, nhà văn đã cho ta thấy đợc khung cảnh của núi rừng Tây Bắc (Tuyên Quang) và những phong tục của dân Mèo. ở đó, ngời dân cũng phải chiến đấu với thiên nhiên, hàng ngày họ cũng phải đối diện với những tai nạn và chết chóc. Tuy vậy, “họ vẫn phải thần phục những sức mạnh bí mật mà họ tin là biểu thị của thần thánh anh linh”[133]. Toàn bộ những cái bí mật đó theo Trơng Tửu “không có quyền coi những chuyện ấy là dị đoan, vì lẽ ta cha hiểu. Biết bao nhiêu điều mê tín xa, ngày nay khoa học đã chứng tỏ rõ ràng. Còn bao nhiêu điều mê tín nữa mà khoa học cha giảng đợc (quỷ nhập tràng)[133]. Vì thế ông cho rằng, chúng ta cần phải suy xét kỹ lỡng trớc khi muốn “phá hoại” những điều mà ta cho là mê tín bởi ngày hôm nay ta chê cời nó nhng ngày mai nó có thể chê cời ta. Nói đến điều này, dờng nh nhà phê bình muốn nhắc nhở chúng ta cần phải thận trọng khi nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó.

Từ những phân tích nhằm làm nổi rõ sự tinh tế của Lan Khai khi miêu tả cảnh vật và con ngời chốn hoang vu của miền núi rừng để đi đến khẳng định cái tài của Lan Khai, không chỉ là một nhà văn mà còn là một ngời đạo diễn sân khấu bởi dới ngòi bút của nghệ sĩ, toàn bộ khung cảnh ấy diễn ra nh “một sân khấu mênh mông diễn liên tiếp những bi kịch tối tăm, khủng khiếp…Với những cuộc chiến đấu âm thầm của động vật, thảo mộc”[134,135] để dẫn đến nguyên lý “thích dã sinh tồn”. Rồi “suy diễn ra một quan niệm về nhân sự, dựng trên khẩu hiệu “mạnh đợc yếu thua”. Cái triết lý hắc ám này, dẫn theo sự quan sát và tìm tòi của ông Lan Khai, đ- ợc chứng thực ở địa hạt lịch sử và xã hội”[135].

Để chứng minh cho những nguyên lý, triết lý ấy, Trơng Tửu đã đa ra các tiểu thuyết: Ai lên Phố Cát, Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng để làm dẫn chứng và ông đi đến kết luận: “loài ngời tựu trung chỉ là hình ảnh của thiên nhiên”[135]. Cuộc sống của xã hội loài ngời cũng giống nh vạn vật trong thiên nhiên rộng lớn kia, luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh nhằm dành giật sự sống của nhau. Chính vì thế, các tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai đều tập trung thể hiện những câu chuyện đáng buồn này của nhân sinh. Với loài ngời, một giống thông minh, vì danh lợi họ lại càng “tàn sát lẫn nhau tệ hơn loài ác thú”.

Với những dẫn chứng đợc đa ra, nhà phê bình đã cho ta thấy đợc sự đè nén, sức ám ảnh của triết lý ấy dờng nh đã chế ngự cả tâm hồn và trái tim của ngời nghệ sĩ. Có lẽ vì thế mà Lan Khai “chỉ a tả những cảnh tàn ác, thơng tâm”. “Chỗ này, một tấn giặc khảo của… chỗ no, một mảnh hành hình thảm khốc”[135,136]. Với “các tình đời” và “các cảnh đời” “lần lợt hiện dới ngòn bút Lan Khai, trong lớp sóng vật lộn của trần hoàn, những ngày quá khứ. Hình nh ông muốn truyền cả ra câu văn những cảm giác lạ thờng, những cảm xúc mãnh liệt mà cuộc đời náo nhiệt của ông đã nhận đợc”[136].

Bằng sự cảm nhận tinh tế của một nhà phê bình và sự bình tĩnh của một nhà khoa học, Trơng Tửu đã lật giở từng trang tiểu thuyết của Lan Khai để khám phá và cảm nhận đợc cái tài, cái tâm của nhà văn đã gửi vào trong các tác phẩm của mình. Tác giả nh đa ra một sự khái quát:

“Với chuyện đờng rừng, ông say sa vì những cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Viết chuyện lịch sử, ông ham tả những hiện trạng sâu thẳm của lòng ngời. Chỗ nào ông cũng trọng vẻ cao siêu, thâm trầm ghét những cái chất phác, sơ sài, nông nổi. Ông moi trong rừng rú, lục trong lịch sử những cuộc sinh hoạt âm thầm, não nuột. Tả chúng, ông thấy khiếu nghệ sĩ đợc thoả mãn. Tả chúng, nhà t tởng tình cờ, khoái trí thấy chỗ duy nhất của quan niệm mình. Ông lĩnh giáo đợc nó (cái triết lý: mạnh đợc yếu thua) ở rừng xanh, ông lại gặp nó trong lịch sử. Rồi sau, ông còn thấy nó đúng, ngoài xã hội (Kẻ chiến bại)[136,137].

Với khả năng bao quát của mình, Trơng Tửu đã cho chúng ta thấy sự nhất quán trong t tởng của nhà văn thông qua các tác phẩm của mình. Dù viết ở lĩnh vực nào, Lan Khai cũng đều tập trung thể hiện cái triết lý ấy (mạnh đợc yếu thua) và ở đâu ông cũng thấy nó đúng và có lý. Qua một loạt các phân tích và dẫn chứng của mình, Trơng Tửu nhằm chỉ ra mục đích của nhà văn thông qua những câu chuyện này. Trớc hết, khơi gợi lòng thơng của con ngời với những “nạn nhân đau khổ”, từ đó để “khao khát từ bi, bắc ái”. Chính vì thế tiểu thuyết của Lan Khai “kích động mạnh nhân tâm và có thể đa tính tình ngời đọc lên cao nh vậy, ảnh hởng tới xã hội không phải nhỏ. Hữu ý hay vô tình, ông Lan Khai đã dùng nghệ thuật vun xới cái gốc đạo đức của loài ngời”[137]. Đến đây, ngời đọc có thể cảm thấy tình cảm đặc biệt mà nhà phê bình dành cho Lan Khai. Đồng thời, Trơng Tửu đã làm nổi bật giá trị nhân văn sâu sắc trong các tác phẩm của Lan Khai.

Không chỉ nói đến những “cảnh đen tối, rùng mình”, đén đây Trơng Tửu lại dẫn ngời đọc đến với những “cảnh rực rỡ” của nhà nghệ sĩ. Đặc biệt, ông đi vào hai sở trờng của Lan Khai khi tả những “cảnh oanh liệt và những cảnh say sa ái tình” nhằm thấy đợc câu, chữ rất “linh động mạnh mẽ để tả một cái oai phong của đội binh (Ai lên Phố Cát) và cái “khéo léo lựa chọn những chữ, những câu êm du, thánh thót” khi tả “phong vị của ái tình” giữa Trần Cảnh và Chiêu Hoàng trong

Chiếc ngai vàng[137,138]. Đến đây, Trơng Tửu đã phát lộ ra hai con ngời trong

văn. Hai con ngời này, tởng chừng nh nó mâu thuẩn nhng thực ra đó là một sự thống nhất đơng nhiên giữa các mặt của cuộc sống.

Bằng sự tinh tế và sâu sắc của mình, một lần nữa Trơng Tửu lại khái quát lên những rung cảm mà các tác phẩm của Lan Khai đem đến cho ban đọc, mỗi khi đọc truyện của ông, “ta luôn luôn bị xúc động với ngời trong cảnh mộng. Khi ta hồi hộp vẩn vơ, khi ta say mê ngây ngất. Tới chỗ đau lòng, ta có thể nhỏ lệ khóc ngời bạc phận. Tới chỗ thơng tâm, ta bùi ngùi xót thay kẻ lầm than, nhỡ bớc. Lúc ta phải khiếp sợ rùng mình, lúc ta phải đập bàn phẫn uất vì những việc tàn ác vô l- ơng”[138]. Qua đó, ta không chỉ thấy đợc sự nhanh nhạy của một nhà phê bình trong phân tích, đánh giá mà còn thấy đợc cái khéo léo của nhà văn trong việc lựa chọn các hình ảnh, sắp xếp các sự kiện cũng nh cách sử dụng câu, từ nhằm khơi gợi, đánh thức những cung bậc tình cảm của độc giả. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng có thể làm đợc điều này mà chỉ khi nào họ thực sự sống với những cảm xúc của chính mình thì khi đó, họ mới có thể tạo ra những tác phẩm gây đợc xúc cảm trong lòng ngời đọc. Không chỉ chìm đắm trong tình cảm, Lan Khai là ngời luôn “tỉnh táo” biết lựa chọn và gửi gắm những điều mình muốn nói. Vì thế, “những cảm xúc ông truyền cho ta bao giờ cũng mạnh mẽ và hữu ích” nên rất nhiều ngời mê đọc tiểu thuyết của ông.

Nhng cũng bởi sở trờng ấy đã làm “thiệt thòi nhà tiểu thuyết lịch sử” bởi “mang sẳn ý niệm nhân sinh” nên ông chỉ viết “những thủ đoạn gian hùng trong lịch sử mà quên ca ngợi những nghĩa sĩ hy sinh thân thế cho giang sơn (Nguyễn Huệ, Trần Hng Đạo, Lê Lợi)”[138]. Và cũng bởi, “chỉ thích tả cảnh và tình nên ông dễ sa vào tính cách chung, không theo sự thực của lịch sử. Vì thế tiểu thuyết của ông thiếu phong vị và màu sắc của thời đại”[139].

Theo Trơng Tửu, do những thiếu sót nói trên nên tiểu thuyết của Lan Khai chỉ là “những tấn kịch lịch sử viết thành tiểu thuyết. ở phạm vi này, ông lại có nhiều cái tài tình. Nhất là mu cơ trong truyện bày đặt rất khéo. Truyện nào cũng có rải rác những cảnh bất ngờ, đột ngột nh trên sân khấu”[139]. Dới con mắt của Trơng Tửu, những cái còn thiếu sót trong các tác phẩm của Lan Khai cũng có những ý

nghĩa và thành công nhất định. Điều đó cho thấy, ông có một khả năng phân tích, tổng hợp nhạy bén và sắc sảo đã khám phá ra những giá trị cũng nh tài năng của Lan Khai. Và ông đa ra một lời nhận xét mang tính kết luận: “Rừng rú và Lịch sử là hai thế giới mà ông Lan Khai là ngời thứ nhất đem vào tiểu thuyết hiện đại, có l- ơng tâm và nghệ thuật. Một cái Lạ, một cái Cũ. Ông đem cho tởng tợng ta cả một phần nhân loại thô sơ, cả một khu đất hoang dã. Ông hiến cho tâm hồn ta bao nhiêu tình cảm, cảnh tợng xa xôi, cố hữu của đất nớc”. Với từng ấy công trạng, Lan Khai sẽ “đợc in vào trang sáng sủa của văn học sử Việt Nam hiện đại”[139,140].

Tuy nhiên, Trơng Tửu không dừng ở việc khai thác, tìm hiểu tính chất rừng rú và lịch sử mà ông còn chú ý đến chất văn chơng trong sáng tác của Lan Khai. Bởi đây là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Để đi vào vấn đề này, Trơng Tửu cho rằng, ngời hoạ sĩ để khôi phục lại “cái linh động của một vật, một cảnh” phải dùng “những nét, những màu, những dáng”. Còn nhà văn muốn tả cảnh “chỉ dùng chữ”. “Với thuốc vẽ, hoạ sĩ tô một màu sắc đủ thoả mãn thị quan, một chữ dù có sức gợi khêu đến đâu cũng phải cậy tởng tợng mới làm ta mới thấy đợc thứ nó hình dung”[140]. Đến đây, nhà phê bình muốn nhấn mạnh với ngời đọc vai trò của yếu tố tởng tợng đối với văn chơng. Thiếu nó, sẽ làm cho ta khó cảm nhận hết đợc những điều mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm, cũng nh khi sáng tác, ngời nghệ sĩ phải mợn những câu, chữ để diễn tả trí t- ởng tợng của mình. Vì thế “phải mợn tích chất của một thứ dễ tởng tợng chuyển sang một thứ khó tởng tợng” nh khi miêu tả sắc trắng của mái tóc phải mợn sắc trắng của chất bạc: tóc bạc, da mồi…Từ đó, để “thiết lập ra cái nguyên lý của nghệ thuật tả cảnh, tóm tắt ở một định luật: “Biên chép cảnh vật bằng hình tợng”. Với sự phân tích, cách lập luận cùng với những dẫn chứng đa ra, Trơng Tửu nhằm khẳng định yếu tố tởng tợng là một thành phần không thể thiếu trong nghệ thuật nói chung và văn chơng nói riêng. Cũng từ đó đi đến khẳng định sự thành công của Lan Khai trong việc sử dụng và thể hiện thế giới hình tợng. Vì thế, ông đi đến một khẳng định: “Căn cứ vào định luật này, tôi có thể nói: trong các nhà văn tả cảnh

hiện đại, ông Lan Khai đáng liệt vào một địa vị danh dự” bởi ông “là ngời chỉ cảm, chỉ nhìn bằng hình tợng… nên văn ông bóng bẩy, đẹp đẽ”[141]. Ngoài lối tả cảnh bóng bẩy, văn Lan Khai còn đặc biệt về cách phô diễn: ông dùng những chữ hình t- ợng rất khéo, ông cũng có lối đặt câu rất mới.

Dới ngòi bút của mình, Trơng Tửu một lần nữa đã làm nổi bật đợc cái tài và sự khéo léo của Lan Khai trong cách sử dụng các hình tợng và lối đặt câu rất mới nhằm thể hiện đợc mục đích nghệ thuật của mình. Trơng Tửu cho rằng, “văn Lan Khai điêu luyện” bởi ông mạnh bạo ứng dụng cách diễn ý, tả cảnh của Pháp văn vào quốc ngữ, cái mà nhiều nhà cho là ngô nghê và kiểu cách”. Với Trơng Tửu đây

Một phần của tài liệu Đóng góp của trương tửu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w