Trơng Tửu với thơ Tản Đà

Một phần của tài liệu Đóng góp của trương tửu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 45 - 54)

Với cốt cách của một nhà nho tài tử, Tản Đà nổi lên nh một ngôi sao sáng, lạ trên bầu trời văn chơng Việt Nam ba thập niên đầu thế kỷ. Đó là một cây bút độc đáo, xông xáo trên nhiều lĩnh vực: làm thơ, soạn tuồng, viết nghị luận bàn luân lý giáo dục, dịch thuật. Ông còn viết biên khảo, viết lịch sử văn học. Bằng một nghệ

thuật điêu luyện, một cá tính sắc cạnh, phóng khoáng, một hồn thơ dân dã, ngọt ngào, Tản Đà đã thổi một luồng gió mới, khai sinh cho nhiều thể loại của văn học Việt Nam hiện đại. Tản Đà là chiếc cầu bắc ngang qua văn học cổ điển và các nhà Thơ Mới.

Với tấm lòng yêu mến một nhà thơ đợc xem là ngời mở đầu cho nền văn học hiện đại, Trơng Tửu đã tiếp cận thơ Tản Đà theo cách nhìn và phơng pháp phê bình của riêng ông, nhằm làm nổi bật cái thiên tài cũng nh những cái hay trong thơ Tản Đà. Cũng nh những công trình nghiên cứu mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, để bắt đầu cho bài nghiên cứu của mình, Trơng Tửu đa ra những yếu tố đã “thai nghén” nên thiên tài Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Ông bắt đầu bài nghiên cứu của mình bằng một định luật: “Con ngời là sản vật của hoàn cảnh”. Theo ông những “điều kiện vật chất và tinh thần hình thành nên cá tính của một ngời là: di truyền, gia đình, giáo dục, tập quán, nghề nghiệp, địa vị xã hội ...Với những nguyên liệu có sẵn trong hoàn cảnh từng ngời, tài và tình kiến thiết cho cá nhân một cuộc đời, một sự nghiệp”[20, 33]. Ông khẳng định, từ xa, con ngời đứng trong hoàn cảnh mình, “tự mình làm ra đời mình bằng tài và tình chứa chất trong mình”. Nhng ông cũng cho rằng, con ngời không phải khi nào và con ngời nào cũng đạt tới đỉnh cao bản của ngã hay nói cách khác ít ngời có thể phát huy đầy đủ cái tài và cái tình của mình. Trong cuộc sống, cái tài và cái tình thờng bị “uốn cong theo dục vọng tầm thờng” và chỉ có ngời nghệ sĩ mới có thể đạt đến cái tinh tuý ấy bởi họ có thể gạt bỏ đợc những cái thấp hèn của trái tim, đứng lên trên mọi vấn đề về thế sự để chăm lo, vun xới, phát triển cho cái tài, cái tình để họ đợc sống trong cái tài và cái tình ấy. Tuy nhiên dù tự do phát triển đến đâu thì nó vẫn chịu sự chi phối của hoàn cảnh nghĩa là của nòi giống và giai cấp, chỉ có ở đó thiên tài mới đợc bộc lộ một cách tuyệt đối. Từ định luật ngàn năm ấy, Trơng Tửu khẳng định Tản Đà là một thiên tài.

Tản Đà sinh ra và lớn lên giữa cảnh đất nớc từ Bắc đến Nam các phong trào đấu tranh đòi giải phóng diễn ra sôi nổi nhng tất cả các phong trào đấu tranh đó đều thất bại. Vì thế, đã để lại trong ông nổi bất lực buồn tẻ. Trong hoàn cảnh đó,

Tản Đà nhận thấy “sức hoạt động của dân tộc chỉ còn đợc đứng vững trong vòng văn hoá” nên ông đã bỏ bút lông cầm bút sắt những mong sẽ “phụng sự một danh vọng to tát và rộng rãi”[20, 36]. Từ đó để “bài trừ tà đạo, triệt căn tà dục… bằng cách phát huy nghĩa thiên lơng”[20, 36], với hy vọng thiên lơng sẽ làm cho con ng- ời phát triển tự nhiên đúng nhịp và nó cũng sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển theo hớng tốt đẹp hơn. Với hoài bão hành lạc đó, Tản Đà bớc sang làm báo nhng sau bao nhiêu năm lăn lộn với giấc mơ thiên lơng của mình ông đã thất bại hoàn toàn.

Từ việc phân tích những yếu tố đã làm nên thiên tài ở Tản Đà cũng nh những nguyên nhân dẫn đến thất bại của tiên sinh trong công cuộc hành đạo. Trơng Tửu đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của một nhà Nho. Dù nghèo nàn, đói khổ nhà Nho vẫn giữ trọn danh tiết của mình không cầu xin, quỵ luỵ để mong danh hiển. Đối với họ, “sự nghiệp quý nhất của một ngời không phải là sự nghiệp chính trị xã hội hay văn chơng mà chỉ là một sự nghiệp luân lý”. Vì thế mà Tản Đà thà “ăn cơm hẩm uống nớc lã chứ không thể bỏ đợc tự do của tâm hồn”[20, 37]. Có lẽ vì thế mà Trơng Tửu đã khẳng định: “Đời tiên sinh là một tấm gơng về luân lý- cái luân lý tu đức hà khắc của đạo Nho. Xét về đức hạnh, tiên sinh đợc quyền đứng trong linh tự thất thập nhị hiền”.

Giữa xã hôi, ngời ta đua nhau chen vào vòng danh lợi, xô đẩy nhau vào con đ- ờng tội lỗi thì ông lại dùng ngòi bút “triết nhân trình bày một liều thuốc đắng” . Trong xã hội đó, “liều thuốc” mà ông đa ra không hiệu quả bởi dờng nh ông đã không bắt trúng căn bệnh của xã hội lúc bấy giờ nên ông thất bại. Còn chế độ ngời bóc lột ngời thì làm sao thoát khỏi những nghèo đói, đau khổ, tội lỗi. Còn nó thì có đến trăm nghìn Tản Đà cũng không thể thực hiện đợc giấc mộng thiên lơng. Mặc dù vậy nhng ông vẫn “giữ trọn cốt cách quân tử của nhà Nho và muốn thực hành cái triết lý duy tâm của đạo Nho. Cái sở ớc thứ hai mâu thuẫn với cái sở định thứ nhất. Và cả hai cái đều mâu thuẩn với hiện trạng xã hội ”[20, 38].

Một điều dễ nhận thấy là cách phân tích lôgíc của Trơng Tửu từ đầu bài viết nhằm chỉ ra những điều kiện hình thành nên cá tính của Tản Đà cũng nh những

yếu tố đã làm nên một thi nhân. Và ông cũng khẳng định: “Thơ Tản Đà luôn luôn có hai màu sắc, hai ý vị đi nối tiếp nhau: bi quan và lạc quan. Hai thứ đó đi theo nhau liên miên, khi cái trớc cái sau, khi hoà cùng một mối, ban cho thơ Tản Đà một phong thể kỳ diệu và một hơng thơm phức tạp”[20, 38], làm nên những cái hay trong thơ Tản Đà.

Với việc đọc lại những sáng tác thơ của Tản Đà, Trơng Tửu đã có những “ký nhận” của riêng mình:

Ký nhận thứ nhất: “Thơ Tản Đà không đều, có bài thật hay, có bài thật dở. Nhiều khi ngay trong một bài cũng có những câu cỡng ép lẫn vào câu trác tuyệt” Ký nhận thứ hai: “Tản Đà làm thơ rất công phu và rất khó tính… Tiên sinh có thừa thãi hai đức tính cốt yếu làm nên một thi hào: ý thức của thơ và lơng tâm của nhà thơ”.

Ký nhận thứ ba: “Thơ Tản Đà rất An Nam”.

Ký nhận thứ t: “Thơ Tản Đà nó sẽ còn mãi với thời gian, nó bất hủ”.

Từ ba cái ký nhận ban đầu Trơng Tửu nhằm khẳng định và làm rõ thêm cho ký nhận thứ t. Đây cũng là một điều duy nhất ông muốn khẳng định với bao thế hệ độc giả về giá trị của thơ Tản Đà. Nh chúng ta đã biết, không phải nhà thơ, nhà văn nào cũng có thể chịu đợc sự sàng lọc của thời gian, có những sáng tác viết ra ngời ta đọc một lần rồi quên ngay, nhng cũng có những sáng tác chỉ cần một lần đ- ợc tiếp xúc song đã để lại những dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc. Trơng Tửu đã dùng hình ảnh so sánh thật thú vị để ca ngợi giá trị thơ của Tản Đà, ông ví thơ Tản Đà giống nh một cái nhẫn, chính mình cái vòng nhẫn làm bằng thứ vàng pha sẽ mất đi hoặc sẽ bị vứt bỏ nhng “mặt đá kim cơng thật hạt nạm vào cái vòng nhẫn ấy thì đến muôn vạn đời sau vẫn còn giá trị”. Từ hình ảnh so sánh đó ông khẳng định với một niềm tin chắc chắn: “Thơ Tản Đà một trăm năm nữa, một ngàn năm nữa, cũng vẫn đợc ngời ta đọc, ngâm, yêu, truyền tụng… Tản Đà chịu đợc sự đọc lại. Thế đã là nhiều lắm đối với một nhà thơ. Đó cũng là tất cả sở nguyện của ngời cầm bút” [20, 43]. Những phân tích ở trên khẳng định những giá trị trong thơ Tản Đà và cũng để ngời đọc thấy đợc những đóng góp của thi nhân đối với nền văn học

Việt Nam, xứng đáng là ngời mở đầu cho văn học Việt Nam hiện đại và là chiếc cầu nối giữa hai nền văn học cổ điển và hiện đại.

Là một nhà phê bình có khả năng đặc biệt trong việc nắm bắt hồn thơ, Trơng Tửu phát hiện ra những “chữ thần” nhằm thấy đợc “cái hay, cái thú, cái đẹp, cái ma quỷ của đời Tản Đà” và đó cũng là “cái đời tinh tuý của thi nhân” mà Trơng Tửu muốn sống- cái sống tiềm thức. Bởi ở đó tôi gặp những cuộc ca vũ nhịp nhàng của âm điệu, tôi gặp những mãnh lực thần kỳ của chữ, những hội bay linh diệu của hình tợng. Tôi tởng đang lạc vào thế giới của từ ngữ và hoà nhạc”[20, 44].

Theo lời nhận xét của đại thi hào Valery, “những cõi thơ thuần chất giống nh lửa, loài ngời chỉ có thể đi qua, không thể lu trú tại đấy đợc”. Mà chỉ có những ng- ời đặc biệt (thi nhân) mới đợc quyền đi qua chốn ấy. Trơng Tửu cho rằng Tản Đà đã đi qua chốn ấy bằng đôi cánh nặng nề của trí tuệ bởi Tản Đà “không phải là một ngời đa cảm, cũng không phải là một nhà t tởng, tiên sinh là một ngời tri thức” mà ngời trí thức thì rất giỏi về lý luận.

Nói Tản Đà không phải là một ngời đa cảm không có nghĩa ông là ngời không giàu tình cảm mà ông là ngời giàu tình cảm hơn ai hết nhng chỉ có điều “tình cảm ở tiên sinh đến bằng con đờng trí tuệ hơn là con đờng trái tim”. Trơng Tửu giải thích: Khi “đứng trớc một cảnh buồn tiên sinh luận về cái buồn rồi tiên sinh mới buồn… Tiên sinh là một khối óc tinh tế, tỉ mỉ, ngộ nghĩnh, thỉnh thoảng cầu kỳ và đài các. Nhng trí tuệ tiên sinh sở dĩ không khô khan là bởi nó luôn luôn đợc nuôi nấng bằng tởng tợng- một thứ tởng tợng kỳ quái và mãnh liệt nó làm thành thi sĩ… Chính cái tởng tợng này là nguồn gốc các thi tứ chớp nhoáng của tiên sinh. Nó dắt tiên sinh đến những cõi thơ thuần chất, mau chóng và đột ngột. Trong lúc tiếp xúc với những cõi ấy… trí tuệ liên minh với nhau, hoà hợp với nhau, tạo nên các đề hứng ly kỳ của thơ của thơ Tản Đà, trong đó tình cảm là kẻ đến sau chót nhng đến để rồi không đi nữa. Bởi vậy, thơ Tản Đà có d vị. Nó làm ta ngơ ngác rồi làm ta cảm xúc. Đến lúc ta cảm xúc thì cái cảm xúc này rung động mãi và đọng lại trong tâm hồn ta”[20, 45].

Nh vậy, Trơng Tửu phát hiện ra nguồn gốc tạo nên những “thi tứ chớp nhoáng”, cái làm cho những ai đã tiếp xúc với nó khó có thể quên đợc, đó chính là “cái tởng tợng”. Để minh chứng cho phần lý luận trên Trơng Tửu đã dẫn hai bài thơ Hỏi gió và Thăm mả cũ bên đờng làm minh hoạ.

Với hai bài thơ trên, Trơng Tửu đã cho ngời đọc thấy đợc “cái then máy sáng tạo riêng của tiên sinh”. Nếu các nhà thơ khác khi bị kích thích bởi “thi tứ chớp nhoáng”, ngay lập tức nó làm rung động cả tâm hồn nhà thơ thì với Tản Đà, trớc khi để cho tâm hồn mình rung động, tiên sinh suy nghĩ và hành động:

Cát kia ai bốc tung trời,

Sóng sông ai gợn, cây đồi ai rung? Phải rằng dì gió hay không? ( Hỏi gió)

Để rồi, đến cuối bài thơ, tác giả đã cho ta thấy một “cảm xúc mãnh liệt dồi dào”:

Gió hỡi gió, phong trần ta đã chán Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong.

“Trái tim đã đến, đã len vào tứ thơ. Nó không đi nữa. Nó rung động cả bài thơ”. Đó cũng chính là chỗ để lại những lắng đọng khó quên trong lòng độc giả. Bài Thăm mã cũ bên đờng cũng tuân theo cái “thủ tục tự nhiên của thi tứ” ấy. Cuối cùng Trơng Tửu kết luận: “Thơ Tản Đà có nhiều đề hứng lạ lùng nữa nhng cái then máy sáng tạo của thi sĩ chỉ là một”. Với lối phân tích ở trên, tác giả bài viết nhằm phô bày “cái hay, cái tài, cái lạ của Tản Đà ở cách dùng chữ, dùng hình tợng, dùng nhạc điệu… những cái cha mấy ai nói đến”[20, 47]. Nhng để hiểu vấn đề sâu sắc hơn, Trơng Tửu muốn độc giả cùng ông đi vào “xởng thợ” của “nhà ảo thuật gia về chữ và âm điệu”.

Theo ý của Valery: “Làm thơ tức là điều khiển một cái máy hoàn toàn bằng chữ, âm thanh, nhạc điệu, vần…cái máy từ ngữ với tất cả những công dụng của nó đối với mắt, tai, tim và óc”[20, 47].

Để làm rõ vấn đề Tản Đà điều khiển cái máy từ ngữ của Việt Nam bằng cách nào, Trơng Tửu khẳng định: “Tản Đà điều khiển cái máy từ ngữ Việt Nam với một tự chủ đứng trên tất cả các lời khen. Tiên sinh hiểu kỹ then chốt bí mật của nó, hơn tất cả các thi sĩ hiện đại. Tiên sinh nhận định đợc giá trị thi tính của mỗi chữ, mỗi âm thanh, mỗi vần điệu, nh nhà kỹ s tiên đoán đợc lực lợng và hiệu quả của từng luồng điện. Thơ Tản Đà là một toán pháp mà con số toàn là những chữ hình tợng và âm điệu”[20, 47]. Với lời khẳng định không một chút ngần ngại này, phải chăng Trơng Tửu đã quá đề cao tài thơ của Tản Đà?

Với cách đặt vấn đề thật thú vị, bắt nguồn từ một câu chuyện về cây đa ở đầu làng nọ, tình cờ có ngời đặt cái bình vôi ở dới gốc cây…, họ thắp hơng rồi lập miếu thờ, đã làm cho không khí ở đây thay đổi, hình nh có cái gì đấy linh thiêng làm cho mọi ngời qua lại thấy “rờn rợn và đi nem nép”. Từ câu chuyện về cây đa, Trơng Tửu đa ngời đọc đến vấn đề mà ông cần nói tới đó là những chữ thần trong thơ Tản Đà với lối nói đối sánh: “Bình vôi đem thần lại cho cây đa chữ đem thần lại cho bài thơ. Có điều khác là bình vôi thần kia đến với cây đa do sự tình cờ, còn chữ thần đây đến với bài thơ do sự tính toán của Tản Đà. Tiên sinh đã tạo ra những ông thần ngồi trong các bài thơ. Và khách tục phàm đọc thơ tiên sinh, thình lình gặp các ông thần đó phải cúi đầu kính cẩn. Thiên tài là một đấng Cấu tạo”[20, 48].

Thơ Tản Đà có rất nhiều chữ thần nhng ở đây Trơng Tửu chỉ nói đến ba chữ tiêu biểu nhất: chữ chơi trong bài từ khúc Tiễn chân Lu, Nguyễn, chữ mờ trong bài

Thăm mã cũ bên đờng, chữ tà tà trong bài Cảm thu tiễn thu.

Với bài Tiễn chân Lu, Nguyễn, Trơng Tửu chọn chữ thần của bài thơ là chữ

chơi trong khi một số ngời khác lại chọn chữ vút. Chữ vút theo ông nó cũng có lý

nhng “lý không phải là xơng tuỷ của bài thơ”. Bởi ông cho rằng, ở bài từ khúc này chỉ có “cảnh và tình… Trong bài thơ, diễn tả tình của hai tiên nữ chứ không phải cái tình lúc biệt ly” và đây cũng là bài thơ “không thấy ngời chỉ thấy cảnh…Chính sự vắng mặt này là chất thơ của bài từ khúc”[20, 49]. Đó chính là cái tài “trác tuyệt” của Tản Đà. “Chỉ tả cảnh không tả ngời tức là đã minh chứng một cách rất thú vị cái trạng thái vô hình của hai tiên nữ”. Với lối phê bình sắc sảo, Trơng Tửu

cho ta thấy đợc cái tài của Tản Đà trong cách dùng hình ảnh, “cái vô hình linh kiến đợc ngay trong cái hữu tình (cảnh vật). Ta không thấy tiên nữ tiễn đa Lu, Nguyễn nhng ta thấy tiên nữ trong lá đào, suối, oanh, đá, rêu, nớc, hoa, núi, động và… giăng- nhất là giăng… giăng biết sống, biết cảm xúc, biết vận động”[20, 50]. Tất cả hình dáng cũng nh tình cảm của tiên nữ đợc thể hiện rất rõ trong cảnh vật, nhất là tình cảm. Tình cảm ấy đọng trong mọi cảnh vật…và “linh hồn của cảnh là giăng,

Một phần của tài liệu Đóng góp của trương tửu trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w