Giá trị lịch sử:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 61 - 64)

Nh đã nói ở phần trớc, các di tích lịch sử - văn hoá là những nguồn tài liệu vật chất có thể nhìn thấy, sờ mó và chuyển dời đợc. Nó là những cái hữu hình trớc mắt chúng ta. Mỗi một công trình di tích là sự phản ánh những sự kiện lịch sử. Vì thế qua các di tích lịch sử - văn hoá ta có thể nhìn về đợc quá khứ của lịch sử.

Theo ông Lê Tử Thành: “Bất kỳ thời đại nào với trình độ phát triển

mọi mặt của nó đều đợc phản ánh khá rõ trong các di tích lịch sử..Di tích lịch sử nói chung và di tích cách mạng nói riêng là những tấm gơng soi của lịch sử, là hơi thở của lịch sử đơng thời”.[16 ;154].

Ngôi đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vơng Lý Nhật Quang là một trong những công trình quốc tế, quốc tạo (nhà nớc tu tạo, nhà nớc tổ chức lễ hội). Qua các sự tích, truyền thuyết gắn với di tích cho ta hiểu sâu sắc hơn về trớc hết là vị tri châu đầu tiên của Nghệ An - đó là Uy Minh Vơng Lý Nhật Quang. Sự nghiệp đứng đầu của cả một vùng rộng lớn cộng với những công lao to lớn trong việc chăn dắt dân chúng của Ngài đã đợc nhân dân biết ơn và cảm mến.

Việc cử Lý Nhật Quang là hoàng tử của Lý Thái Tổ vào làm tri châu ở một vùng biên viễn xa xôi với kinh thành cũng phần nào cho ta hiểu thêm về xã hội Đại Việt thời Lý. Có nh thế nào thì vùng đất xa xôi hẻo lánh này mới cần một vị hoàng thân quốc thích đến cai trị chứ không lẽ các vị vua cha lại muốn đẩy các hoàng tử là con mình đến chỗ khổ cực rừng thiêng nớc độc. Việc điều hoàng tử Lý Nhật Quang và sau đó là hai anh em Đông Chinh Vơng và Dực Thánh Vơng vào trấn trị ở Châu Nghệ An là có lý do của nó. Việc đó thể hiện tính chất quan trọng của vùng đất xứ Nghệ có liên quan đến vận mệnh của quốc gia Đại Việt.

Còn các truyền thuyết và các câu chuyện nói về việc Lý Nhật Quang đã nhiều lần đem quân đi đánh dẹp loạn và giặc Ai Lao thì điều đó cũng nói lên rằng, xã hội Đại Việt lúc đó cũng đã phức tạp, các thứ giặc đã nổi lên và đặc biệt là sự đe doạ của các thứ giặc ngoại xâm bên ngoài tới.

Đó là những nét phác hoạ về xã hội Đại Việt thời nhà Lý đợc rút ra từ những sự tích, câu chuyện của đền Quả Sơn. Ngoài ra việc đóng trấn sở ở vùng đất Bạch Ngọc xa (nay là ba xã Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn của Đô Lơng) cũng đã nói lên rằng vùng đất Đô Lơng từ xa xa đã trở thành vị trí chiến lợc quan trọng của tỉnh Nghệ An.

Còn tại di tích đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan qua các tài liệu, hiện vật, đặc biệt là các gia phả, sắc phong, câu đối…giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc và cụ thể về thân thế, sự nghiệp của những ngời con u tú của dòng họ Nguyễn Cảnh trong đó tiêu biểu nhất là Nguyễn Cảnh Hoan; Cảnh Kiên; Cảnh Hà; Cảnh Quế. Đồng thời qua di tích cũng giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về xã hội Đại Việt dới thời Lê Trung Hng (1533-1788) ở Nghệ Tĩnh nói riêng và cả nớc nói chung.

Xã hội Đại Việt thời Hậu Lê còn đợc bổ sung làm rõ qua các sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với các di tích nh Đền Đức Hoàng thờ vua Lê Trang Tông (vị vua đầu tiên của triều Lê Trung Hng) di tích đền thờ Thái Bá Du (hay nhà thờ họ Thái Ngô) thờ võ tớng Chân quận công Thái Bá Du cùng thời với Thái phó Tấn quốc công Cảnh Hoan đã có công rất lớn trong việc khôi phục nhà Hậu Lê.

Ngoài ra các di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn huyện Đô Lơng còn có giá trị lịch sử của thời kỳ gần đây nhất. Sự tàn phá của các di tích do bom đạn của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã là những minh chứng hùng hồn tố cáo tội ác của bọn giặc ngoại xâm. Ngôi đền Quả Sơn với các công trình kiến trúc đẹp nổi tiếng cả một cùng xứ Nghệ thì cuối 1953 do bom đạn của giặc Pháp làm cho di tích trở thành một bãi tro tàn đổ nát. Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan, đền Đức Hoàng, đền thờ Thái Bá Du đều bị bom Mỹ làm cho xiêu vẹo h hỏng nặng trong các đợt tấn công ra miền Bắc. Đoạn đờng Truông Bồn chỉ khoảng 5km đã phải hứng chịu hơn 3000 quả bom của Mỹ…

Bên cạnh việc ghi lại những tội ác của giặc ngoại xâm, các di tích lịch sử- văn hoá ở huyện Đô Lơng cũng là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của nhân dân Đô Lơng. Nhà thờ họ Nguyễn Cảnh là nơi ghi dấu cuộc biểu tình lớn của nhân dân ba tổng Đô Lơng, Long Điền, Đặng Sơn trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Đồng thời nơi đây cũng đã ghi dấu những chiến công anh dũng của bộ đội pháo cao xạ và nhân dân xã Tràng Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Ngôi đền Đức Hoàng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân ta cũng là nơi cất dấu vũ khí của bộ đội và nơi hội họp của Đảng bộ làng Văn Tràng xa. Còn mái đình Lơng Sơn cũng là nơi ghi dấu sự ra đời của chi bộ đảng đầu tiên của huyện Đô Lơng, đó là chi bộ Đảng Tràng Sơn (8/1930). Nơi đây cũng ghi danh tên tuổi của bảy chiến sĩ đã ngã xuống trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Nh vậy các di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn huyện Đô Lơng có giá trị lịch sử to lớn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w