Một số đặc điểm:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 59 - 61)

Qua việc nghiên cứu tổng quan chung cũng nh việc tìm hiểu kỹ một số di tích tiêu biểu trên ta có thẻ rút ra một số đặc điểm của các di tích lịch sử- văn hoá ở Đô Lơng:

- Xét về loại hình, di tích lịch sử – văn hoá có thể là đền, đình, chùa, miếu, mạo…Đó là những di tích bên cạnh giá trị lịch sử to lớn còn có giá trị về mặt văn hoá. Tuy nhiên ở Đô Lơng các di tích đã đợc Trung Ương xếp hạng phần lớn là các đền: Đền Quả Sơn, đền Đức Hoàng, đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan…

Sở dĩ loại hình đền lại đợc Trung ơng xếp hạng là di tích lịch sử – văn hoá nhiều nhất theo tôi là do: Đền là sản phẩm đợc lập ra do các sắc chỉ của chính quyền nhà nớc phong kiến. Triều đình chỉ đạo và ra các sắc phong cho vị thần đợc thờ ở các đền, chính vì thế đền mang tính pháp lý và cộng đồng cao. Hơn nữa nhân vật đợc thờ trong đền chủ yếu là các nhân thần, đó là những ng- ời có công trạng lớn đối với dân, với nớc. Vì vậy đền đợc mọi ngời dân coi trọng và tôn thờ. Đó là những u thế mà đền hơn hẳn về mặt giá trị lịch sử cũng nh văn hoá so với các loại hình khác.

- Các di tích thờng gắn với các nhân vật đợc thờ tự. Đó có thể là nhiên thần (sơn thần, thuỷ thần, mộc thần, nhiên thần…) cũng có thể là nhân thần (con ngời). Theo Maspero “Mọi vị thần lớn hay nhỏ đều là những con ngời

mà sau khi chết vì những lý do khác nhau mà đợc tôn lên làm thần”[5; 44]

Theo ông Ninh Viết Giao trong “tục thờ thần và thần tích ở Nghệ An” thì có thể có 5 loại nhân thầnlà:

- Những ngời có công đánh giặc cứu nớc, dựng nớc

- Những ngời khai canh lập làng

- Những ngời đỗ đạt thành danh làm vinh dự cho làng xã

- Những ngời xuất thân từ tầng lớp lao động bình thờng

- Tổ s các ngành nghề

- Thần phồn trực (dân thần) [5; 45]

Nét nổi bật về nhân vật đợc thờ tự trong các di tích lịch sử – văn hoá ở Đô lơng thuộc hai loại đầu, đó là những ngời có công đánh giặc cứu nớc và khai canh lập làng. Đó là Uy Minh Vơng Lý Nhật Quang, Vua Lê Trang Tông, Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan…

- Phần lớn các di tích lịch sử – văn hoá ở Đô Lơng đều gắn liền với các hạt động cúng tế và lễ hội. Cũng giống nh các lễ hội ở nơi khác, lễ hội ở Đô L- ơng cũng bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi thức về cúng tế là sự gắn kết giữa thế giới trần gian với thế giới thần linh, cũng bao gồm một số lễ nh lễ mộc dục, lễ khai quang, lễ dâng hơng…Còn trong phần hội thì đó là các trò chơi dân gian, là sự thể hiện mối quan hệ giữa những con ngời trần ở thế giới trần gian. Có khác chăng ở các di tích đó là về quy mô và hình thức của lễ hội mà thôi. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng lễ hội ở Đô L- ơng gần đây có quy mô và nội dung rất phong phú.

- Một đặc điểm rất quan trọng đáng lu ý nữa đó là tại các di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn huyện Đô Lơng đã trở thành những trung tâm tín ng- ỡng của c dân các vùng lân cận. Nơi đây các ngày sóc vọng, ngày rằm, mồng 1

hàng tháng hay các ngày lễ tết thì bà con lại đến đây cúng tế, dâng lễ để xin sự ban ơn của các bậc thánh vơng. Đặc biệt ở một số di tích lớn nh đền Quả Sơn, đền thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan thờng có lễ hội với quy mô rất lớn (3 năm 2 quý ở đền Quả Sơn; và 10 năm 1 đại lễ ở đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan). Trong tơng lai không xa, lễ hội ở đền Đức Hoàng và đền thờ Thái Bá Du các lễ hội cổ truyền cũng sẽ đợc phục hồi. Những di tích này đã trở thành những trung tâm tín ngỡng, trở thành nơi hội tụ, nơi gặp gỡ của bao thế hệ, bao con ngời, và nó có ý nghĩa sâu sắc, tạo thành sợi dây vô hình níu kéo sự cố kết cộng đồng trong vùng, trong họ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 59 - 61)