Đền thờ Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan 1 Lịch sử xây dựng và nhân vật đợc thờ tự

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

2.3.2.1. Lịch sử xây dựng và nhân vật đợc thờ tự

Đền thờ Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tràng Sơn – huyện Đô Lơng hay còn gọi là nhà thờ họ Nguyễn Cảnh chi nhánh Đô Lơng. Ngôi đền này lúc đầu đợc triều đình nhà Lê cho xây dựng để thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan – một vị tớng có tài đã góp nhiều công sức cho việc khôi phục triều Lê Trung Hng (1533-1788). Ngôi đền đợc lập theo chiếu của triều đình năm Hoằng Định thứ hai (1602).

Nói về Võ tớng Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan, qua “Hoan Châu ký” của Nguyễn Cảnh Thị; Gia phả họ Nguyễn Cảnh ở Đô Lơng và một số bài viết khác thì ta thấy rằng: Cảnh Hoan sinh năm Tân Tỵ (1521), ông là con thứ hai của Phúc Khánh quận công Nguyễn Cảnh Huy và bà Thái Thị quê ở Đô Lơng. Theo

sách “Hoan Châu ký” chép: “Lúc mới sinh ra Hoan có dạng mạo khôi ngô tuấn

tú, lớn lên cơng minh, trí dũng, chuyên tâm thao lợc, xem rộng binh th, tinh thông thiên văn địa lý, sùng chuộng bùa pháp, kỳ tài bí thuật vốn sẵn thiên bẩm, mong gặp thánh chúa để thoả chí giúp đời” [18;72].

Cảnh Hoan sinh vào thời đất nớc loạn li, chiến tranh Lê - Mạc và các thế lực phong kiến nổi lên, giặc giã nổi lên rất nhiều. Từ nhỏ Cảnh Hoan đã theo cha rèn luyện văn võ. Năm 14 tuổi đã thi đậu Hơng Cống của nhà Lê (tơng đ- ơng cử nhân nay), 15 tuổi theo cha cầm gơng tiễu trừ giặp cớp, 16 tuổi theo cha cùng bốn anh em ruột lên Sầm Na (Lào) yết kiến vua Lê Trang Tông. Thấy uy dũng, mu toàn, Cảnh Hoan đợc vua Lê phong chức “Dơng đờng hầu”.

Lúc đầu Cảnh Hoan là tớng dới sự chỉ huy của Hng quốc công Nguyễn Kim. Nhng đến khi Nguyễn Kim qua đời thì Cảnh Hoan đợc thống lĩnh đội quân thuỷ bộ của mình và luôn luôn là tớng tiên phong trong các trận đánh. Suốt 40 năm phò Lê diệt Mạc, chăm lo xây dựng quân đội và tổ chức chiến đấu, Cảnh Hoan đã chỉ huy hơn 50 trận đánh lớn nhỏ khác nhau và phần lớn đều giành thắng lợi trớc quân giặc Mạc. Với những chiến công của mình, Cảnh Hoan lần lợt đợc vua Lê phong các chức tớc: Dơng đờng hầu - Đề đốc Tấn

quận công - Thái bảo Tấn quận công và đặc biệt hơn nữa là Cảnh Hoan đợc

chúa Trịnh tin yêu và ban cho họ của Chúa, lấy tên Trịnh Mô.

Năm 1576 trong đợt hành quân ra thành Tây Đô từ Nghệ An, Cảnh Hoan đã bị trúng kế của giặc Mạc, hơn nữa bị nội phản nên ông đã bị tớng giặc là Nguyễn Quyện bắt sống. Sau khi dụ dỗ, mua chuộc mãi không đợc, quân Mạc đã bức hại ông vào ngày 16/9/1576 Cảnh Hoan qua đời thọ 57 tuổi.

Cảm kích trớc tấm lòng trung nghĩa của một vị tớng, tớng giặc là Nguyễn Quyện đã sắm quan tài và trả thi thể Cảnh Hoan về cho nhà Lê - Trịnh. Triều đình Lê - Trịnh đã nghỉ ba ngày không thiết triều để làm lễ quốc tang cho Tấn quận công Trịnh Mô. Trong buổi lễ an táng, triều đình nhà Lê gia phong cho Cảnh

Hoan là: “Cố hiệp mu công thần đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Binh bộ thợng

th Tấn quốc công, ban tên thuỵ là Hùng Nghị” [18;146].

Năm 1602, tởng nhớ trớc công lao của Cảnh Hoan, triều Lê phong thêm cho Tấn quốc công là: “Hùng nghị khuông tế trạch dân đại vơng xếp vào bậc

trung đẳng thần, hơng hoả ngàn năm, cúng tế muôn thủa” và xuống chiếu

cho lập đền thờ ở cạnh dòng Lam giang.

Là một vị tớng có tài thao lợc, đồng thời là một nhà văn hoá, một nhà tinh thông kim cổ. Thái phó Tấn quận công Nguyễn Cảnh Hoan đã có những đóng góp rất to lớn trong việc phục hồi lại triều Lê Trung Hng. Sự nghiệp phục hng của triều Lê cha hoàn toàn thắng lợi thì Cảnh Hoan đã qua đời. Thế nhng Cảnh Hoan đã làm tấm gơng sáng soi rọi cho các bậc con cháu trong dòng họ. Chính vì thế mà các con cháu của ông đều trở thành những vị tớng tài tiếp tục sự nghiệp phò Lê diệt Mạc. Bốn thế hệ tiếp theo là con, cháu và chắt của Cảnh Hoan đều trở thành những vị quận công tiêu biểu tạo nên “bốn lớp trung cần” cho truyền thống dòng họ Nguyễn Cảnh.

Năm 1664 sau khi Liêu quận công Nguyễn Cảnh Quế qua đời đợc sáu năm (Cảnh Quế là cháu bốn đời của Cảnh Hoan), thấy công lao của các vị tớng lĩnh họ Nguyễn Cảnh là rất lớn, triều đình nhà Lê lại ra sắc lệnh lấy đền thờ Thái phó Tấn quận công Nguyễn Cảnh Hoan làm đền thờ chung cho cả bốn vị Quận công tiêu biểu cho dòng họ Nguyễn Cảnh, đó là:

1. Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521-1576) 2. Thái bảo Th quận công Nguyễn Cảnh Kiên (1543-1619) 3. Thắng quận công Nguyễn Cảnh Hà (1583-1645)

4. Liêu quận công Nguyễn Cảnh Quế (1599-1658).

Đến năm 1787 dới thời Lê Chiêu Thống thứ nhất, nhà thợng điện đợc xây dựng to đẹp hơn. Đến năm Thành Thái thứ bảy (1895) nhà hạ điện, nhà trung điện và nhà bia mới đợc xây dựng với quy mô lớn hơn.

Từ lúc xây dựng đến nay, đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan đã có bề dày lịch sử hơn 400 năm (1602-2005). Do thời gian bào mòn và đặc biệt là chiến tranh tàn phá, đền thờ đã nhiều lần đợc xây dựng và tu bổ lại. Đến năm 1994, sau khi đợc Bộ VHTT quyết định cấp bằng công nhận đền thờ Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan là di tích lịch sử - văn hoá, bằng nguồn vốn của Nhà nớc và sự đóng góp của con cháu trong dòng họ, đền thờ đợc trùng tu, tôn tạo và bày trí lại nguyên vẹn nh ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)