Trình tự xây dựng hệ thống trả công của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại công ty cổ phần lilama 69 3, giai đoạn 2005 2007 (Trang 49 - 51)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG

1.1.Trình tự xây dựng hệ thống trả công của Công ty

1. Tiền công, tiền lương

1.1.Trình tự xây dựng hệ thống trả công của Công ty

Bước 1: Xem xét mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định.

Bước có tính chất xác định, kiểm tra mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải tuân thủ, nhằm đảm bảo tính hợp pháp của hệ thống tiền công tiền lương cũng được Công ty xem xét quan tâm.

Trên cơ sở mức lương tối thiểu của Nhà nước và mức lương tối thiểu theo khung quy định, công ty cũng xây dựng cho mình mức lương tối thiểu riêng theo công thức: TLmincty = TLmin x (1 + Kdc)

Với hệ số điều chỉnh hàng năm Công ty vẫn sử dụng là 1,0 nên tiền lương tối thiểu của Công ty cũng phụ thuộc phần lớn vào tiền lương tối thiểu mà Nhà nước quy định. Việc xác định mức lương tối thiểu của Công ty cũng chỉ phục vụ cho mục đích là xây dựng đơn giá tiền lương và xây dựng quỹ lương kế hoạch, chứ không phải căn cứ vào đấy xác định lương cho người lao động.

Bước 2: Khảo sát các mức lương thịnh hành trên thị trường.

Việc khảo sát mức lương thịnh hành trên thị trường Công ty mới chỉ có những thu thập qua kinh nghiệm, và dựa vào hệ thống thang bảng lương của Nhà nước làm cở sở tính toán mức lương của lao động trong Công ty cho phù hợp.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương - Các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương + Lao động định biên của Công ty (Ldb)

+ Mức lương tối thiểu Công ty lựa chọn theo khung quy định (TLmincty) được xác định theo công thức ở trên.

+ Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân (Hcb)

Dựa vào hệ thống thang bảng lương Nhà nước quy định thì Công ty xác định được tổng hệ số lao động gián tiếp và lao động trực tiếp được hưởng. Cụ thể như trong năm 2007, công nhân lắp máy là 161 người với tổng hệ số là 392,17; công nhân

xây dựng là 165 người với tổng hệ số là 251,93. Dựa vào hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định và trên cơ sở tính ra tổng hệ số lương thì ta có hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân là:

Hcb= đb n i cbi L H ∑ =1

- Tiền lương kế hoạch (TLkh) để xác định đơn giá tiền lương TLkh= Hcb x TLmincty

- Xây dựng đơn giá tiền lương (Vdg)

Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu áp dụng theo công thức sau: Vdg= (Ldb x TLkh x 12 + Vttld) / DT

Với: Vttld : Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm (Do ở công ty lượng làm đêm rất ít và không thường xuyên nên loại tiền lương này thường quy định là 0)

DT: Là mức doanh thu dự kiến trong năm - Quỹ tiền lương kế hoạch tính theo đơn giá tiền lương là

Vkhdg= Vdg x Csxkh

- Ngoài ra quỹ tiền lương còn bao gồm quỹ lương kế hoạch theo chế độ bao gồm nghỉ phép năm, Nghỉ lễ, tết, nghỉ chế độ nữ. Quỹ lương này thường bằng 3,2% quỹ lương theo đơn giá.

Do đó tổng quỹ lương là: Tổng quỹ lương kế hoạch = 1,032.Vkhdg Bước 4: Xây dựng quy chế trả công, trả lương

Ở Công ty xây dựng một phương án lương linh hoạt dựa trên căn cứ là lương thời gian và lương sản phẩm. Còn đối với hệ thống thang bảng lương áp dụng nguyên theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước theo nghị định 205/2004/NĐ-CP. Nhưng hệ số lương và các thang bảng lương này cũng chỉ để sử dụng để tính tiền lương trong ngày nghỉ chế độ: nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép, và tiền lương nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Chứ còn không áp dụng để tính lương chính thức trong công ty. Các phương án lương được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những quy định của Nhà nước và cũng đảm bảo có tính khuyến khích tạo động lực đối với người lao động. Cụ thể

để tìm hiểu các phương án lương được xác định như thế nào sẽ được giới thiệu ở phần quy chế trả, công trả lương và tình hình tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại công ty cổ phần lilama 69 3, giai đoạn 2005 2007 (Trang 49 - 51)