Phối hợp đồng bộ từ lãnh đạo Công ty đến các phòng ban và giữa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại công ty cổ phần lilama 69 3, giai đoạn 2005 2007 (Trang 94 - 104)

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG

3.3.Phối hợp đồng bộ từ lãnh đạo Công ty đến các phòng ban và giữa

3. Quản trị đồng bộ hệ thống thù lao lao động

3.3.Phối hợp đồng bộ từ lãnh đạo Công ty đến các phòng ban và giữa

phòng tổ chức lao động-tiền lương với các đơn vị chức năng.

Hoàn thiện công tác thù lao lao động là một phần trong trọng của quản trị nhân sự, nhưng nếu chỉ xem đây là trách nhiệm của phòng tổ chức lao động-tiền lương thì dù có cố gắng đến mấy thì công tác này cũng không thể mang lại được kết quả như mong đợi. Mà nó đòi hỏi trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý trong Công ty dưới sự hướng dẫn của phòng tổ chức lao động-tiền lương.

Lãnh đạo công ty có vai trò quyết định trong công tác thù lao lao động, nhiều quyết sách cần sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo. Trước hết lãnh đạo công ty phải thể hiện sự quyết tâm cải thiện công tác này về mọi mặt. Thông qua việc chỉ đạo sát sao các đơn vị thi hành, các trưởng phó phòng, các tổ, đội, công trình. Mạnh dạn áp dụng các quy chế mới về lương, thưởng và cách thức tổ chức thực hiện cũ bằng những phương pháp tiên tiến, hiệu quả hơn.

Phòng nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc hoàn thiện hệ thống thù lao trong công ty. Sau mỗi giai đoạn thực hiện phòng nhân lực tổ chức đánh giá, sửa đổi với ý kiến của các cấp khác và thông báo tới người lao động, để họ nắm bắt được những thay đổi, hay những thiếu sót của bản thân để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

Sự đóng góp của các đơn vị chức năng cũng rất quan trọng. Do họ là những người nắm rõ tình hình hoạt động trong phòng ban của họ, đánh giá được nhân viên và công việc cho mỗi vị trí trong phòng ban, từ đó tham mưu về các góp ý kiến để hoàn thiện hơn hệ thống.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Lilama 69-3 còn phải phổ biến và nâng cao ý thức của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đặc biệt những người tham gia thực hiện và hoàn thiện hệ thống thù lao lao động phải nhận thức được rõ vai trò và tác dụng của nó đối với công tác quản lý điều hành doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Có như vậy các giải pháp mới có thể đi vào thực tiễn, nhận được sự hưởng ứng của toàn bộ lao động trong Công ty. Từ đó phát huy tác dụng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty.

KẾT LUẬN

Là một nội dung quan trọng trong công tác quản trị nhân lực, nên công tác thù lao lao động đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và phát huy tối đa hiệu quả nhân lực trong mục tiêu đem lại lợi ích cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Vì thế mà hoàn thiện hệ thống thù lao lao động có ý nghĩa thiết thực với doanh nghiệp và nhân viên.

Trong khuôn khổ phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống thù lao lao động tại Công ty cổ phần Lilama 69-3, giai đoạn 2005 - 2007 ” đã nêu ra và giải quyết những vấn đề sau đây:

Đề tài đã hệ thống những lý luận cơ bản về thù lao lao động và quản trị thù lao lao động, các thành phần cấu thành cũng như vai trò của thù lao lao động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, đề tài đã tiến hành mô tả và phân tích thực trạng công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần Lilama 69-3, trong đó nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu và sự cần thiết phải khắc phục những hạn chế, hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công ty.

Và cuối cùng đề tài đã tổng hợp định hướng kinh doanh và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công ty cùng với các trình tự thực hiện.

Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công ty Cổ phần Lilama 69-3, nâng cao khả năng thu hút lao động giỏi và xây dựng nguồn nhân lực dồi dào góp phần vào quá trình phát triển bền vững của Công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Mai Quốc Tránh – Giáo trình Kinh tế lao động (NXB Lao động xã hội)

2. ThS. Nguyễn Vân Điềm & PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân – Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động - Xã hội.

3. TS Trần Xuân Cầu – Giáo trình phân tích lao động xã hội, NXB lao động xã hội

4. Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tài chính.

5. Phòng Tổ chức lao động - tiền lương Công ty cổ phần Lilama 69-3, Phương án lương, thưởng của Công ty.

6. Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương, phương án cổ phần hoá của Công ty.

7. Phòng Kinh tế kế hoạch tổng hợp Công ty cổ phần Lilama 69-3, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

8. Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Lilama 69-3, quỹ phúc lợi của Công ty giai đoạn 2005-2007.

9. www.Business.gov.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÙ LAO LAO ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ THÙ LAO LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÙ LAO LAO ĐỘNG...3

1. Kết cấu của thù lao lao động...3

1.1. Tiền lương, tiền công...4

1.2. Phụ cấp...4

1.3. Khuyến khích tài chính...5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Phúc lợi...5

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động...7

2.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài...8

2.1.1. Thị trường lao động...8

2.1.2. Khu vực địa lý...8

2.1.3. Các mong đợi của xã hội, văn hoá, phong tục...8

2.1.4. Các tổ chức công đoàn...8

2.1.5. Luật pháp và các quy định, chính sách...8

2.1.6. Tình trạng của nền kinh tế...9

2.2. Các yếu tố thuộc về công việc...9

2.2.1. Đặc điểm về công việc...9

2.2.2. Kỹ năng...9

2.2.3. Trách nhiệm trong công việc...10

2.2.4. Sự cố gắng...10

2.2.5. Điều kiện làm việc...10

2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức...11

2.3.2. Lĩnh vực kinh doanh...11

2.3.3. Quy mô và hạ tầng cơ sở vật chất của tổ chức...11

2.3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...11

2.3.5. Quan điểm, triết lý của tổ chức về thù lao...12

2.4. Yếu tố thuộc về bản thân người lao động...12

2.4.1. Mức độ hoàn thành công việc...12

2.4.2. Thâm niên công tác...12

2.4.3. Kinh nghiệm...12

2.4.4. Sự trung thành của nhân viên...13

2.4.5. Tiềm năng phát triển...13

II. QUẢN TRỊ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LÊN THÙ LAO LAO ĐỘNG...13

1. Quản trị tiền công, tiền lương...13

1.1. Các chế độ tiền lương...13

1.1.1. Chế độ tiền lương cấp bậc...13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2. Chế độ tiền lương chức vụ...14

1.2. Trình tự xây dựng hệ thống trả công của doanh nghiệp...14

1.3. Các hình thức trả lương, trả công...17

1.3.1. Hình thức trả công theo thời gian...18

1.3.2. Hình thức trả công theo sản phẩm...18

2. Quản trị các chương trình khuyến khích tài chính...21

2.1. Các loại khuyến khích tài chính...21

2.2. Thách thức và điều kiện thắng lợi cho một chương trình khuyến khích tài chính...22

2.3. Các chương trình khuyến khích tài chính...23

2.3.1. Các chương trình khuyến khích cá nhân...23

2.3.3. Các chương trình khuyến khích đối với nhà máy/ Bộ phận

kinh doanh...25

2.3.4. Các chương trình khuyến khích trên phạm vi toàn công ty26 3. Quản lý các chương trình phúc lợi...26

3.1. Mục tiêu của chương trình phúc lợi...26

3.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi...27

3.3. Các bước xây dựng chương trình phúc lợi...27

3.4. Quản lý chương trình phúc lợi...28

III. SỰ CẦN THIẾT QUẢN TRỊ THÙ LAO LAO ĐỘNG VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG...28

1. Sự cần thiết quản trị thù lao lao động...28

1.1. Thù lao và chọn nghề, chọn việc...29

1.2. Công bằng về thù lao và sự hài lòng về công việc...29

1.3. Thù lao và kết quả thực hiện công việc...29

1.4. Thù lao lao động và sử dụng ngày công, giờ công...30

1.5. Thù lao lao động và thuyên chuyển lao động...30

1.6. Thù lao lao động và hiệu quả hoạt động của tổ chức...31

2. Đánh giá công tác thù lao lao động...31

2.1. Đánh giá định tính...31

2.1.1. Mức độ hài lòng của người lao động đối với hệ thống thù lao của tổ chức...31

2.1.2. Hiệu quả đối với tổ chức...32

2.1.3. Môi trường làm việc và sự hấp dẫn của công việc...32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Đánh giá định lượng...32

2.2.1. Hiệu suất tiền lương...32

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3...34

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA...34

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Lilama 69-3...34

2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty...36

3. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Công ty...37

3.1. Nguồn nhân lực của Công ty...37

3.1.1. Cơ cấu của đội ngũ lao động(bổ sung bằng bảng cơ cấu của 3 năm)...37

3.1.2. Đặc điểm của đội ngũ lao động...39

3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty...41

4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005-2007...43

5. Công tác quản trị nhân sự của Công ty ...44

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3 GIAI ĐOẠN 2005 - 2007...49

1. Tiền công, tiền lương ...49

1.1. Trình tự xây dựng hệ thống trả công của Công ty...49

1.2. Quy chế trả công, trả lương và tình hình tổ chức thực hiện...51

1.2.1. Nguyên tắc chung...51

1.2.2. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương...51

1.2.3. Các hình thức tính lương cho người lao động...53

2. Khuyến khích tài chính...68

2.1. Các quy định chung về khuyến khích tài chính...68

2.2. Tình hình tổ chức thực hiện...70

3.1. Phúc lợi bắt buộc...74

3.2. Phúc lợi tự nguyện...75

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3...79

I. CÁC MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI...79

1. Phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty:...79

2. Định hướng cơ cấu lại doanh nghiệp...80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh...81

3.1. Nguồn lực về con người...81

3.2. Nguồn lực về tài chính, thiết bị, công nghệ...82

3.3. Nguồn lực về văn hóa doanh nghiệp...82

4. Tổ chức thực hiện...82

4.1. Tổ chức củng cố, sắp xếp nguồn nhân lực...82

4.2. Tổ chức thực hiện công tác sản xuất kinh doanh...83

4.3. Tổ chức công tác tiếp thị và đấu thầu...83

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3...84

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY...85

1. Hoàn thiện các hình thức trả lương...85

1.1. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc...86

1.1.1. Xem xét hoặc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc ...86

1.1.3. Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá...87

1.2. Sắp xếp lại mức lương năng suất khuyến khích đối với các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ...88

2. Hoàn thiện kết cấu của thù lao lao động...89

3. Quản trị đồng bộ hệ thống thù lao lao động...91

3.1. Đánh giá hiệu quả của công tác thù lao ...91

3.2. Xây dựng hệ thống thông tin về thù lao rõ ràng và cho phép người lao động nắm được thường xuyên...93

3.3. Phối hợp đồng bộ từ lãnh đạo Công ty đến các phòng ban và giữa phòng tổ chức lao động-tiền lương với các đơn vị chức năng...94

KẾT LUẬN... 95

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1. Thành phần thù lao lao động...3

Sơ đồ 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến thù lao lao động...7

Sơ đồ 1.3: Trình tự xây dựng hệ thống trả công của doanh nghiệp...15

Sơ đồ 1.4: Các chương trình khuyến khích tài chính...21

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực của Công ty giai đoạn 2005-2007...38

Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005- 2007... 43

Bảng 2.3: Biểu mẫu đánh giá chất lượng lao động...47

Bảng 2.4: Tổng quỹ tiền lương trong các năm giai đoạn 2005-2007. .52 Bảng 2.5: Tổng quỹ lương khoán và số lượng lao động hưởng lương khoán... 56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6: Bảng so sánh mức thu nhập bình quân của Công ty và ngành... 57

Bảng 2.7: Tiền lương cán bộ lãnh đạo theo phương án hiện hành (Áp dụng mức lương tối thiểu 450 000)...60

Bảng 2.8: Tổng quỹ lương thời gian của Công ty...64

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp thu nhập qua các năm (giai đoạn 2005-2007) ... 67

Bảng 2.10: Thực chi thưởng của Công ty giai đoạn 2005-2007...72

Bảng 2.11: Bảng ví dụ thanh toán cổ phần cho người lao động...74

Bảng 2.12: Quỹ phúc lợi của Công ty giai đoạn 2005-2007...75

Bảng 3.1. Định hướng sản suất kinh doanh từ năm 2008 đến năm 2010... 79

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại công ty cổ phần lilama 69 3, giai đoạn 2005 2007 (Trang 94 - 104)