Sự cần thiết quản trị thù lao lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại công ty cổ phần lilama 69 3, giai đoạn 2005 2007 (Trang 28 - 31)

III. SỰ CẦN THIẾT QUẢN TRỊ THÙ LAO LAO ĐỘNG VÀ CÁCH

1.Sự cần thiết quản trị thù lao lao động

Thù lao lao động là yếu tố người lao động quan tâm nhất khi quyết định tham gia vào một tổ chức nào đó. Ngược lại thì tổ chức cũng rất quan tâm tới khoản chi phí này, họ phải xem xét, tính toán làm sao cho phù hợp nhất để doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa, mà cũng phải thoả mãn nhân viên của mình một cách tối đa nhất có thể. Ta cùng xem xét các yếu tố mà thù lao lao động ảnh hưởng tới.

1.1. Thù lao và chọn nghề, chọn việc

Như ta đã biết hiện nay có nhiều công việc thu hút đông đảo người lao động tham gia nộp đơn và lựa chọn việc làm như: kinh doanh, các lĩnh vực trong ngành dầu khí, Bưu chính viễn thông, ngân hàng…Đây là những ngành nghề có mức lương cao. Do vậy ta có thể khẳng định tiền lương là một nhân tố quan trọng cả cho lựa chọn nghề nghiệp và lựa chọn việc làm, lĩnh vực lao động. Một đội ngũ lao động giỏi, phù hợp với đặc điểm công việc là điều mà mọi tổ chức mong đợi, vì vậy, mà khi xây dựng cho mình hệ thống thù lao mỗi tổ chức đều phải tính đến các nhân tố như: chi phí về mức sống như chi phí nhà ở, đi lại, ăn mặc, giải trí…Một mức lương tốt, phúc lợi tốt là yếu tố thu hút lao động giỏi và là nhân tố giữ gìn đội ngũ lao động tốt nhất cho doanh nghiệp.

1.2. Công bằng về thù lao và sự hài lòng về công việc

Sự hài lòng về thù lao nhận được là một hàm số phụ thuộc vào các biến số: độ lớn của thù lao mà tổ chức trả cho người lao động, độ lớn của thù lao mà tổ chức trả cho những người lao động khác và cảm nhận về độ lớn của tiền lương mà đáng ra họ phải được nhận khi thực hiện công việc.

Sự hài lòng về tiền lương có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc cũng như sự vắng mặt, thuyên chuyển của nhân viên. Hệ thống tiền lương được chi trả như thế nào có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các cố gắng thay đổi của tổ chức

1.3. Thù lao và kết quả thực hiện công việc

Lý thuyết và thực tế đã chỉ ra rằng không có mối quan hệ phù hợp tuyệt đối hoàn toàn giữa sự hài lòng công việc (trong đó tiền lương nhân được là một nhân tố chính quyết định sự hài lòng công việc của nhân viên) và kết quả thực hiện công việc. Cá biệt vẫn có những trường hợp không hài lòng về công việc nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc đạt năng suất cao. Mặc dù vậy cần có sự khẳng định sự hài lòng công việc do tiền lương nhận được chi phối có ảnh hưởng quyết định tỷ lệ thuận đến kết quả thực hiện công việc. Thù lao mà người lao động nhận được càng cao thì thường dẫn đến kết quả thực hiện công việc càng tốt và ngược lại. Do đó:

Thù lao sẽ động viên nhân viên nếu họ tin chắc rằng hoàn thành công việc tốt sẽ nhận được lương cao hơn.

Nhận biết được mối quan hệ tỷ lệ thuận này thì người xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động cần có biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa thù lao lao động và kết quả thực hiện công việc. Nếu một hệ thống thù lao không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ra nhiều tranh cãi, bất bình về thù lao không tương xứng với kết quả thực hiện công việc. Điều này có ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

1.4. Thù lao lao động và sử dụng ngày công, giờ công

Thù lao nhận được có ảnh hưởng quyết định tới sự có mặt hay vắng mặt của trong công tác của người lao động. Sự vắng mặt có thể là phản ứng của người lao động với mức lương không tương xứng, không công bằng của tổ chức. Trong trường hợp này khi chưa thanh lý được hợp đồng thì người lao động cũng thường đưa ra các lý do chung như ốm đau, xin nghỉ phép, hoặc xin nghỉ khi có cơ hội mà vẫn nhận lương. Tuy vậy, một số người vắng mặt cả khi bị cắt lương. Thực chất của việc này là do:

Muốn tránh sự không hài lòng về môu trường công việc, điều kiện lao động, quan hệ với đồng nghiệp hoặc với người giám sát.

Do bất mãn với cơ cấu trả công của tổ chức như: tiền lương, tiền thưởng, đề bạt, hoặc đánh giá người lao động không công bằng.

Khi một hệ thống thù lao không tốt sẽ gây đến các hiện tượng trên. Đó cũng là một yêu cầu được đặt ra là làm sao phải xây dựng và quản lý một hệ thống thù lao lao động thật chặt chẽ.

1.5. Thù lao lao động và thuyên chuyển lao động

Tiền lương có ảnh hưởng quyết định đến sự hài lòng về công việc đồng thời được người lao động rất coi trọng khi họ quyết định ra đi hay ở lại tổ chức. Mọi nhân viên đều nhận rõ những phí tổn khi chuyển công tác như chi phí để hợp lý hóa gia đình nếu đơn vị công tác ở địa phương mới, cần có thời gian làm quen với công việc…Vì vậy người sử dubgj lao động cần tính toán về chi phí cho thù lao một cách

hợp lý để khi cân đối giữa những phí tổn phải dời bỏ chỗ làm cũ hay một mức thù lao hấp dẫn hơn tại đơn vị khác thì họ vẫn lựa chọn doanh nghiệp.

1.6. Thù lao lao động và hiệu quả hoạt động của tổ chức

Tiền lương đóng vai trò đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động và ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc…Sự ảnh hưởng này khác nhau giữa những người lao động vì phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi, giới tính, mức thu nhập, tình trạng gia đình, kinh tế văn hóa xã hội…Hơn thế nữa thù lao lao động có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Để tăng cường mối quan hệ của thù lao lao động và hiệu quả hoạt động của tổ chức, khi xây dựng hệ thống thù lao cần quán triệt:

 Các chương trình thù lao phải nhằm tăng cường gắn bó nhu cầu của cá nhân lao động, đồng thời phải linh hoạt và mềm dẻo nhằm thích ứng với đa dạng hóa lực lượng lao động.

 Tập trung trả thù lao cao hơn cho người lao động hoàn thành xuất sắc công việc, có kiến thức, kỹ năng cao.

Từ việc xem xét ảnh hưởng của thù lao lao động tới các yếu tố trên mà ta thấy được sự cần thiết quản trị hệ thống thù lao lao động sao cho hiệu quả và kinh tế nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại công ty cổ phần lilama 69 3, giai đoạn 2005 2007 (Trang 28 - 31)