Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 78 - 81)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO

2. Nhóm giải pháp vi mô.

2.3. Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất

học công nghệ vào sản xuất

Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của DNNN, trong điều kiện hiện nay, chỉ thực sự bền vững. nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư chiều sâu, gắn liền việc nâng cao hiệu quả với việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị trong các DNNN. Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự năng động trong việc đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị máy móc và công nghệ là nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất thông qua việc giảm mức hao phí năng lượng, nhiên liệu…và để tăng năng suất lao động. Đồng thời, tăng cường khai thác, quản lý và sử dụng một cách hiệu quả máy móc thiết bị hiện có...sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động đầu tư. Hiện nay không hiếm trường hợp đầu tư vào “vỏ” là nhà cửa văn phòng nhiều hơn đầu tư vào “ruột” là thiết bị công nghệ, thậm chí còn nhầm phải thiết bị tân trang, công nghệ lạc hậu vừa

do vô ý, vừa do cố ý…kết quả là, khấu hao lớn, và sản phẩm sản xuất ra ít, chất lượng kém. Như vậy, DNNN lỗ từ trước khi đưa tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hay đầu tư phát triển không hiệu quả. Tính đồng bộ còn thể hiện ở việc mua máy móc thiết bị, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hay là mua máy móc thiết bị phảo gắn liền với phương hướng kinh doanh, phù hợp với xu hướng thị trường, đặc biệt, DNNN cần phải xem xét tính đồng bộ của công nghệ nhập ngoại với máy móc thiết bị hiện có, tránh tình trạng công nghệ mua về bị lãng phí, hoặc công nghệ hiện có không còn được sử dụng. Phải thu hút mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KHCN. Đổi mới hoạt động KHCN, hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động KHCN. Xây dựng và phát triển thị trường khoa học - công nghệ đối với những DNNN lớn, hoạt động trên lĩnh vực công nghệ. Mỗi DNNN phải tạo môi trường thuận lợi đối với các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đầu tư và chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại (công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá…) vào sản xuất và đời sống trong đơn vị mình; hỗ trợ việc ứng dụng KHCN và đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Thực hiện đúng quyền và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, tuyệt đối không được chuyển giao công nghệ lạc hậu, không phù hợp gây ô nhiễm môi trường và mọi hành vi xâm hại bản quyền.

KẾT LUẬN

Tuy chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách nhưng đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay còn rất nhiều yếu kém, bất cập cần về mọi mặt cần được giải quyết. Thành tựu trong phát triển kinh tế mà chúng ta đã đạt được trong những năm vừa qua đã đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển, để có thể duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trong những năm sắp tới. Nhất là khi nước ngày càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì việc sửa đổi, khắc phục những yếu kém trong đầu tư phát triển cần phải được thực hiện nhanh chóng và triệt để, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Trong cơ chế thị trường chúng ta chỉ có thể sử dụng các biện pháp kinh tế, các công cụ thị trường. Thực tế đã chứng minh những thất bại không thể tránh khỏi của nền kinh tế thị trường. Để có thể đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, điều tiết nền kinh tế trong cơ chế thị trường thì vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo. Hơn nữa sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp tư nhân. Nhất là trong bối cảnh nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu kém về mọi mặt thì vai trò đầu đàn của hệ thống doanh nghiệp nhà nước cần được thể hiện hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w