II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO
2. Nhóm giải pháp vi mô.
2.2 Tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư trong từng DNNN.
Quản lý đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư, có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của DNNN. Chất lượng công trình tốt hay xấu, tình hình lãng phí vốn hay tiết kiệm, thời gian đầu tư rút ngắn hay kéo dài…đều do quản lý đầu tư trong giai đoạn này quyết định và do đó, có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư theo dự án cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư trong DNNN. Do vậy, để khắc phục những tình trạng yếu kém trong công tác quản lý đầu tư ở giai đoạn thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của DNNN, trong phần này xin đề xuất một số giải pháp như sau.
Thứ nhất nhanh chóng chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không đồng bộ. Một trong những đặc điểm cơ bản của vốn đầu tư phát triển là, vốn chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được tập trung ở một mức độ nhất định. Khi quy mô vốn nhỏ, lại bị chia xẻ nhiều dự án, các công trình đều thi công dở dang, tiến độ thi công càng dài thì đồng vốn bị khô đọng lâu, không sinh lời, nhất là khi lạm phát đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hậu quả tất yếu là, hiệu quả đầu tư của từng dự án cũng như của doanh nghiệp bị giảm sút. Do vậy để nâng cao được hiệu quả đầu tư của dự án cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư của DNNN, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ thi công, tìm đủ nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu và tiến độ đầu tư và nhanh chóng đưa công trình vào hoạt động. Đồng thời, để chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán dàn trải, cần thiết phải khắc phục thừ khâu kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đến công tác bố trí vốn thực tế trong doanh nghiệp.
Thứ hai nghiêm chỉnh thực hiện đúng cơ chế đấu thầu. Đấu thầu là giải pháp quan trọng để tiết kiệm chi phí cho xã hội, chủ đầu tư xà nhà thầu, tiết kiệm vốn đầu tư cho Nhà nước và các DNNN tham gia quá trình đấu thầu, do đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của cả DNNN đầu tư, DNNN dự thầu và hiệu quả vốn đầu tư xã hội. Qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ chọn được nhà thầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng và giá cả hợp lý nhất, đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng. Đối với bên dự thầu, việc tham gia dự thầu, trúng thầu và thực hiện đúng tiến độ, sẽ làm cho nhà thầu không ngừng nâng cao trình độ, có trách nhiệm cao trong công việc… Tuy nhiêm hiện nay, công tác đấu thầu còn nhiều bất cập, nhất là trong khối DNNN, hiện tượng “vây thầu”, “bán thầu”, “đặt giá thầu quá thấp”…Để đấu
thầu thực sự phát huy đúng những mặt tích cực của nó, xin đề xuất một số giải pháp như sau. Một là, hoạt động đầu tư xây lắp, mua sắm thiết bị máy móc và tư vấn ở các DNNN, cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, đặc biệt về công tác đấu thầu. Tuy nhiên, có xu hướng thực tế là, ngày càng nhiều công trình được thực hiện theo phương pháp chỉ định thầu. Điều này đã làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu, giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư của DNNN nói chung và vốn đầu tư xã hội nói riêng. Hai là, cần quy định trách nhiệm rõ ràng hơn cho chủ đầu tư (DNNN) trong việc thực hiện đầy đủ tình trự, thủ tục đấu thầu, nhất là công tác bảo mật trong đấu thầu, chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ mời thầu, xét thầu và chất lượng công trình xây dựng . Ba là, về công tác đánh giá năng lực của nhà thầu của chủ đầu tư. Ngoài việc đảm bảo năng lực pháp lý, nhà thầu phải đủ năng lực kỹ thuật, kinh tế và tài chính. Tùy theo tính chất, quy mô của gói thầu mà lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất. Tuy nhiên, đánh giá và lựa chọn nhà thầu là một vấn đề phức tạp, đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay. Giải pháp tương đối khả thi cho vấn đề này là: đề nghị các cơ quan quản lý lĩnh vực đấu thầu tiến hành đánh giá định kỳ, xếp hạng các nhà thầu và thông báo cho các chủ đầu tư biết, để lựa chọn nhà thầu có năng lực, kịnh nghiệm mà như nhiều nước đã thực hiên thành công vấn đề này. Bốn là, cần tuân thủ đấu thầu theo bản vẽ thiết kế. Chỉ tính phát sinh khối lượng thêm khi sửa đổi bản vẽ thiết kế, thay đổi biện pháp thi công…được cấp có thẩm quyền quyết định. Năm là, công tác thẩm định giá trúng thầu phải rà soát kỹ hơn, kiên quyết loại bỏ những chi phí bất hợp lý và hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót dẫn đến phải bổ sung khối lượng, điều chỉnh đơn giá. Sáu là, tăng cường chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu bằng cách ban hành các văn bản pháp lý như: thông tư, chỉ thị, thủ tục đấu thầu đối với từng phương thức đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế cho từng loại gói thầu: tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp.
Thứ ba nâng cao hiệu quả hoạt mua sắm máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị thường chiếm tỷ trọng vốn lớn trong tổng vốn đầu tư của dự án. Tiết kiệm khoản chi tiêu mua máy móc thiết bị, đặc biệt lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp…là những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của DNNN như sau: Một là, các doanh nghiệp mạnh dạn điều chỉnh hợp đồng mua sắm thiết bị khi cần thiết. Hai là, mua máy móc thiết bị cần gắn với việc chuyển giao công nghệ. Hiện nay nhiều máy móc thiết bị đã phổ cập tin học trong việc vận hành. Vì thế, đối với những thiết bị hiện đại mà công nghệ nước nhà chưa tiếp cận được thì các DNNN nên mua cả phần chuyển giao công nghệ. Vể lâu dài cần nghiên cứu đồng bộ hóa công nghệ, thiệt bị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư. Ba là, cần tổ chức và nghiên cứu kỹ thị trường công nghệ, nhằm lựa chọn được công nghệ thích hợp, do đó, sẽ nâng cao được hiệu quả đầu tư của DNNN. Lựa chọn công nghệ phù hợp là một trong những hướng đi đúng của DNNN hiện nay.