Đầu tư dàn trải: tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 54 - 55)

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM HIỆU QUẢ CỦA HOẠT

1.4Đầu tư dàn trải: tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư

bằng nguồn vốn ngân sách của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây lãnh phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, chậm được khắc phục.

Việc bố trí vốn đầu tư thiếu tập trung là điểm yếu và lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Số dự án dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kỳ tăng chậm, trong khi đó số dự án có quyết định đầu tư mới trong kỳ vẫn tiếp tục tăng cao hơn, bình quân vốn bố trí cho một dự án qua các năm có xu hướng giảm dần. Một số Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, bố trí vốn cho một số công trình, dự án

chưa đủ thủ tục về đầu tư. Chỉ tính riêng các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn cân đối ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý, năm 2001 có 357 dự án thiếu thủ tục đầu tư, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 365 dự án và năm 2004 có 377 dựa án. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, như Bộ Giao thông Vận tải (17 dự án), Bộ Y tế (11 dự án), Bộ Công an (10 dự án).

Theo kết luận của Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, số dự án, công trình sử dụng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách Nhà nước tăng lên qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng của vốn đầu tư; nhiều dự án, công trình được phê duyệt không dựa vào khả năng cân đối nguồn vốn, chưa đủ thủ tục cũng được ghi vốn; việc triển khai thực hiện dự án, công trình kéo dài, không theo kế hoạch, khối lượng đầu tư dở dang nhiều

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 54 - 55)