Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầu tư

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 60 - 61)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO

1. Nhóm giải pháp vĩ mô:

1.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầu tư

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành, vùng, đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch ngành của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương là những biện pháp vĩ mô quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực DNNN. Một bài học thực tế những năm qua là, do tập trung vốn vào một số ngành ngề cụ thể không theo một quy hoạch thống nhất, quá tham vọng so với khả năng hạn chế của thị trường như đường, than đã làm cho những ngành nay lâm vào tình trạng khó khăn khi khủng hoảng xảy ra. Hay là ưu tiên phát triển vào một số tỉnh thành mà quên đi những tỉnh thành khác còn khó khăn nhiều. Vì vậy, việc hoàn thiện quy hoạch các ngành, các địa phương và lãnh thổ, đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch ngành của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương là điều kiện đầu tiên để từ đó xây dựng quy hoạch đầu tư, xác định được các dự án cần đầu tư và dần từng từng bước cơ cấu lại các khoản chi. Công tác qui hoạch nói chung, qui hoạch đầu tư nói riêng, cần được hoàn thiện theo hướng sau:

Một là quy hoạch phát triển các ngành cần ưu tiên, chú trọng các ngành hướng vào xuất khẩu có hiệu quả và phát huy được lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Trước hết cần thận trọng đối với ngành sử dụng nhiều vốn, nên mở rộng các ngành sử dụng nhiều lao động và có thị trường trong và ngoài nước. Đó là các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, lắp ráp, chế biến nông sản…Ngoài ra, để giải pháp có tính khả thi cao, thì vai trò của Nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh các chính sách ưu đãi về thuế, đất, Nhà nước nên tập trung hỗ trợ, xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển chung của doanh nghiệp, trong đó có DNNN và thực hiện hỗ trợ thông qua kênh tín dụng ưu đãi.

Hai là công tác quy hoạch hướng tới phục vụ phát triển nhanh và bền vững các vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu xác định, đồng thời hỗ trợ các vùng khác phát triển thỏa đáng, để giảm khoảng cách giàu nghèo. Do vậy, trước mắt công tác quy hoạch và kế hoạch phải đảm bảo sự phát triển nhanh và bền

vững của các vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu đã xác định là Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Dương – Hải Phòng; Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa Vũng Tàu; Đà Nẵng – Quảng Ngãi, bằng các cơ chế chính sách và phát huy nguồn lực tổng hợp để tạo điều kiện thu hút, tịch cực tập trung vốn, tạo bước đột phá cho toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, toàn bộ khu vực nông thôn từng bước phát triển bằng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của ngân sách nhà nước và nguồn lực tại chỗ. Có thể vẫn chấp nhận khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng tiếp tục được nới rộng ra trong thời gian tới, nhưng với tiền đề do khu vực trọng điểm tạo ra, sẽ dần điều tiết, hỗ trợ cho các vùng khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo và từng bước phát triển

Ba là việc xây dựng các quy hoạch và kế hoạch đầu tư cần chú trọng bố trí hợp lý giữa đầu tư mới, đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w