Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 42 - 48)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1.Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước.

THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1. Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. hệ thống doanh nghiệp Nhà nước.

Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển của toàn hệ thống DNNN về tổng thể đã được nâng cao hơn so với thời kỳ trước đổi mới, như tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tăng quy mô lãi và mức nộp ngân sách trên vốn đầu tư… nhưng trong những năm gần đây còn khá thấp so với các loại hình doanh nghiệp khác và biến động bất thường. mặc dù được ưu đãi nhiều mặt từ phía nhà nước nhưng hệ thống DNNN vẫn chưa thực sự chứng tỏ được ưu thế về hiệu quả của mình so với khu vực kinh tế khác, chưa tương xứng với tiềm lực và những ưu đãi mà nhà nước dành cho, làm ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của DNNN và hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên có một xu hướng tích cực là: cùng với quá trình cải cách DNNN, tốc độ tăng vốn đầu tư ngày càng tăng, cơ cấu đầu tư đang dần dịch chuyển theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường. Chính những yếu tố này là cơ sở để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của DNNN trong những năm tiếp theo của quá trình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Chỉ số tăng trưởng của DNNN hàng năm thời kỳ 2000- 2006 đạt khoảng 7 đến 8% như thế DNNN vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao hơn mức bình quân của nền kinh tế. Đặc biệt trong sản xuất công nghiệp, giá trị công nghiệp tăng bình quân 15,5%/năm với xu hướng ổn định, năm sau cao hơn năm trước 2001 = 14,6%, 2002 = 14,8%, 2003 = 16%, 2004 = 15,8%.

Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển của DNNN được thể hiện qua các tiêu chí quan trọng như: sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư doanh thu tăng thêm, tỷ suất sinh lời vốn đầu tư, tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn lãi lỗ, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh…

Thứ nhất: nhìn tổng thể hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của toàn khu

thời vẫn thấp hơn so với toàn bộ hệ thống doanh nghiệp và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như đã chỉ ra trong bảng 8. Vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) tăng lên đáng kể năm 2000 vốn SXKD là 747019 tỷ đồng năm 2005 tăng lên là 1450711 tỷ đồng (tăng 1,942 lần) nhưng doanh thu thuần cũng chỉ tăng 1,93 lần tương ứng là 444673 tỷ đồng năm 2000 và 858842 tỷ đồng năm 2005. Năm 2000 một đồng vốn SXKD tạo ra được 0,62 đồng doanh thu tăng thêm, tương tự đến năm 2002 đã tạo ra được 0,67 đồng nhưng đến năm 2005 thì một đồng vốn SXKD chỉ tạo ra được 0,59 đồng doanh thu tăng thêm. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế năm 2005 đã tăng 2,78 lần so với năm 2000 (trong khi doanh thu chỉ tăng 1,93 lần). So với các khu vực kinh tế khác cho thấy, nếu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh năm 2004 của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nói chung đạt 4,854%/năm, thì của riêng khu vực DNNN chỉ đạt 3,147%. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ đạt lớn hơn mức bình quân (13,039%). Xét theo chỉ tiêu “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt cao nhất với mức 15,37%, lớn gấp 3 lần tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước 5,291%

Bảng 8: hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN giao đoạn 2000 – 2005

Đơn vị tính: tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 DT thuần 444673 482447 621215 678735 724962 858842 Vốn SXKD 747019 821362 895225 1018615 1216538 1450711 DT/Vốn (%) 62,02 58,74 69,39 66,63 59,59 59,20 LN trước thuế 17566 20146 25960 28192 38282 48877 Tỷ suất LN/DT (%) 3,950 4,176 4,179 4,154 5,281 5,691

Nguồn: [28] trang171, 205 . [27] trang118,136

Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghệp Nhà nước thấp. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của DNNN thấp hơn cả lãi suất ngân

hàng. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của khu vực DNNN đều nhỏ hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai: Số lượng DNNN kinh doanh có lãi tuy có giảm (do quá trình

cổ cải cách, cổ phần hóa) năm 2000 là 4539, năm 2005 còn 3253 nhưng tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi không hề giảm và chiếm khá cao trên dưới 80% trong tổng số doanh nghiệp, năm 2000 chiếm 78,82% năm 2005 là 79,61%. Đồng thời, tổng mức lãi từ năm 2000 đến năm 2005 tăng 2,56 lần, và lãi bình quân một doanh nghiệp cũng tăng nhanh năm 2000 là 4597 triệu đồng đến năm 2005 lên tới 16457 triệu đồng vậy cả giao đoạn đã tăng 3,58 lần điều này phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của khối doanh nghiệp này trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó thì số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cũng đã giảm, năm 2000 có 1005 doanh nghiệp đến năm 2005 chỉ còn 701 doanh nghiệp vẫn chiếm khoảng 17% trong tổng số DNNN. Số doanh nghiệp thua lỗ giảm nhưng tổng mức lỗ cũng như lỗ bình quân một doanh nghiệp lại tăng lên lỗ bình quân một doanh nghiệp năm 2000 là 3283 triệu đồng, năm 2004 tăng lên là 7629 triệu đồng, năm 2005 là 6642 triệu đồng. Còn nhiều DNNN để xảy ra tình trạng kinh doanh bị lỗ mất hết vốn. Các DNNN có tỷ lệ nợ khoanh, nợ chờ xử lý và nợ quá hạn lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác. Hệ thống Ngân hàng ước tính DNNN chiếm khoảng 80% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Năm 2003, trong số 79% DNNN làm ăn có lãi, chỉ chưa đầy 40% có mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, nếu tính cả giá đất vào chi phí và cắt đi các khoản ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước thì nhiều DNNN thua lỗ chứ không phải có lãi. Số doanh nghiệp này phần lớn thuộc ngành nông nghiệp, giấy, dệt, cà phê, dâu tằm tơ, mía đường, thủy sản.

Bảng 7: số doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc lỗ

DN có lãi: • Số DN : • So với tổng số DN (%) : • Tổng mức lãi (Tỷ đồng) : • Lãi bq một DN (Trđồng): 4450 82,96 29131 6546 3847 79,40 30956 8047 3727 81,09 43920 11784 3253 79,61 53533 16456,5 DN lỗ: • Số DN : • So với tổng số DN (%) : • Tổng mức lỗ (Tỷ đồng) : • Lỗ bq một DN (Triệu đồng): 787 14,67 -3171 -3815 838 17,30 - 2764 - 3298 739 16,08 - 5638 - 7629 701 17,16 - 4656 - 6642

Nguồn: tổng cục thống kê 2006 và kết quả tính toán.

Tổng số lỗ năm 2005 của các doanh nghiệp nhà nước là 1.919 tỷ đồng; số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chiếm 19,5%, hoà vốn chiếm 8,8%. Tổng số lỗ luỹ kế tính đến cuối năm 2005 là 6549 tỷ đồng, tuy có giảm 8,7% so với năm trước, nhưng lại tăng 20% so với năm 2000. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như cấp bổ xung vốn, chuyển nợ thành vốn ngân sách cấp, hỗ trợ lãi suất…nhưng trong tổng số DNNN hiện nay, mức thua lỗ vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Lãi bình quân một doanh nghiệp tăng lên điều này cho biết mức độ hiệu quả của một đồng vốn sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức quản lý, sử dụng vốn và khả năng nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của khu vực DNNN này. Điều này cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN nói chung đã được nâng cao và quá trình đổi mới cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã từng bước phát huy hiệu quả.

2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển của DNNN được thể hiện qua các tiêu chí quan trọng như việc thực hiện vai trò chủ đạo, mức đóng góp vào ngân sách, mức tiền lương của người lao động tăng thêm, quy mô lao động thu hút thêm…của khu vực doanh nghiệp này.

Đầu tư không ngừng trong những năm qua của khu vực DNNN đã góp phần quan trọng để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN làm tốt vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, là lực lượng lòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp sản phẩn cho xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ…DNNN đang nắm giữ vị trí quan trọng trong hầu hết những ngành, những lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở kỹ thuật quan trọng nhất cho CNH – HĐH, nắm giữ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch… khái quát có thể thấy giao đoạn 2001 – 2006 là giao đoạn DNNN vẫn có các đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Kinh tế Nhà nước (mà nòng cốt là doanh nghiệp Nhà nước) đóng góp khoảng 39% tổng sản phẩm trong nước. Đến nay doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư Nhà nước, 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay ngoài nước, trên 90% các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài. Các TCT Nhà nước đã thể hiện là công cụ để Nhà nước thực hiện một số chính sách xã hội: TCT điện lực cung cấp một bóng điện miễn phí cho mỗi gia đình ở một số địa phương vùng biên giới, cung cấp điện giá thấp cho nông dân các vùng nông thôn. TCT Bưu chính – Viên thông xây dựng hệ thống bưu điện văn hóa xã ở khắp mọi miền. Nhiều TCT Nhà nước đi đầu trong thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo…

Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển của DNNN thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:

Thứ nhất đóng góp của DNNN trong tổng GDP của nền kinh tế quốc

phẩm trong nước là 170141 tỷ đồng, năm 2004 là 279704 tỷ đồng, năm 2006 là 363449 tỷ đồng. Mức đóng góp bình quân hàng năm từ 2001 đến 2006 vào khoảng 32218 tỷ đồng. Trong khi đó tỷ trọng của DNNN trong GDP không tăng và có xu hướng giảm cụ thể là năm 2002 chiếm 38,38%, năm 2006 chiếm 37,32%. Trong nhiều ngành, DNNN chiếm gần như tuyệt đối, như ngành công nghiệp khai thác chiếm 80%, 99% công nghiệp điện – gas - dầu khí, cung cấp nước, 82% vận chuyển hàng hoá. DNNN chiếm tuyệt đối trong sản xuất lốp ôtô (100%) chế tạo động cơ điesel loại nhỏ (100%). hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm thị phần áp đảo trong việc huy động vốn (80%) và thị phần cho vay đối với nền kinh tế (74%).

Bảng 9: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số 535762 613443 715307 839211 973790

KTNN 205652 329736 279704 322241 363449

Nguồn: tổng cục thống kê.

Bảng 10: tỷ trọng đóng góp của DNNN trong GDP (Đơn vị tính: %) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 KTNN 38,38 39,08 39,10 38,40 37,32 KTNNN 47,86 46,45 45,77 45,61 45,66 KT có vốn ĐTNN 13,76 14,47 15,13 15,99 17,02

Nguồn: Niên giám thống kê 2006. NXB thống kê 2007 trang 72.

Thứ hai: hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư còn được xét

theo các chỉ tiêu: mức nộp ngân sách tăng thêm/vốn đầu tư, ngoại tệ thuần tăng thêm/vốn đầu tư, tiền lương bình quân một lao động/ tháng tăng thêm… Nhìn vào bảng 11 ta thấy mức tiền lương bình quân một lao động/ tháng của toàn khối DNNN có xu hướng tăng, năm 2000thu nhập bình quân một người/tháng chỉ là 1,072 triệu đồng, năm 2004 là 1,693 năm triệu đồng, và

2005 tăng lên 2,142 triệu đồng (tăng 2 lần so với năm 2000,trong khi bình quân chung chỉ tăng 1,62 lần) lớn hơn mức thu nhập bình quân của toàn khối hệ thống doanh nghiệp với mức thu nhập tương ứng qua các năm là 1054 triệu đồng, 1,476 triệu đồng và 1,713 triệu đồng.

Biểu đồ: So sánh mức tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp.

Bảng 11: thu nhập bình quân một lao động/tháng của các loại hình doanh nghiệp:

Đơn vị tính: 1000 đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chung cho các DN 1054 1103 1249 1422 1476 1713 DNNN 1072 1157 1309 1617 1693 2142 DNNNN 737 803 916 1046 1135 1303 ĐTNN 1767 1673 1897 1774 1780 1945

Nguồn:số liệu năm 2000, 2001, 2002 lấy từ [28] trang 232. năm 2003,

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 42 - 48)