Tăng cường đẩy nhanh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước :

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 63 - 65)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO

1. Nhóm giải pháp vĩ mô:

1.4 Tăng cường đẩy nhanh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước :

chuyển vốn vay thành vốn cấp phát khi doanh nghiệp không còn đủ khả năng trả nợ. Hai là bố trí đủ vốn cho các dự án, tập trung dứt điểm nhanh để đưa dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư. Ba là cần tăng quy mô vốn vay cho các dự án, đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư, cần mở rộng khung cho vay đến 100% vốn đầu tư. Tỷ lệ cho vay cụ thể cần tùy theo từng dự án và có thể cho dự án vay 100% vốn đầu tư, nếu xét thấy có hiệu quả kinh tế. Bốn là, cần có những cải tiến đối với hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư. Để nhận được bảo lãnh, hiện nay các nhà đầu tư phải chịu hai đầu mối là tổ chức tín dụng cho vay và Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định chặt chẽ. Doanh nghiệp vừa phải chịu lãi suất vay thương mại vừa phải chịu thêm chí phí bảo lãnh của Quỹ hỗ trợ phát triển 0,5%/năm tính trên số tiền bảo lãnh. Năm là, cần cải cáh những thủ tục hành chính trong qua trình thực hiện vốn tín dụng đầu tư phát triển theo hướng tiến bộ và tích cực hơn.

1.4 Tăng cường đẩy nhanh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước : nhà nước :

Sắp xếp lại và đổi mới DNNN là công việc không dễ dàng, phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp, thì việc sắp xếp đổi mới DNNN cần theo những hướng sau:

Thứ nhất cần đổi mới phương thức quản lý DNNN hoạt động công ích. DNNN hoạt động công ích có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân, Tuy nhiên cần xác định rõ bao nhiêu DNNN hoạt động công ích, ở lĩnh vực nào, mô hình tổ chức ra sao, để đảm bảo tốt nhất việc cung cấp những nhu yếu phẩm cho xã hội, vừa thúc đẩy cho xã hội phát triển, vừa không trở thành gánh nặng cho ngân sách. Nhằm nâng cao hiệu quả của khu vực doanh nghiệp này cần làm rõ

một số vấn đề như sau: cần làm rõ tiêu chí để xác định doanh nghiệp công ích và áp dụng thống nhất trong cả nước; lãi lỗ của DNNN hoạt động công ích phụ thuộc chủ yếu vào chính sách giá và phí của nhà nước. Nếu chính sách giá và phí của nhà nước mà sát với thực tế thì doanh nghiệp có thể lãi và ngược lại. Về phương diện lý thuyết, cần phân biệt sản phẩm, dịch vụ công ích với doanh nghiệp công ích, trên cơ sở đó, quy định sản phẩm, dịch vụ nào Nhà nước cần duy trì doanh nghiệp với 100% vốn Nhà nước cấp. Do Nhà nước chưa đủ điều kiện đầu tư toàn bộ vốn cho DNNN hoạt động công ích, nên cho phép doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn để sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích mà không phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước; được thực hiện cầm cố thế chấp cho thuê, quản lý doanh thu và chi phí…như DNNN hoạt động kinh doanh. Cần thực hiện cơ chế đấu thầu các sản phẩm dịch vụ công ích, kể cả việc đấu thầu hoặc khoán định mức bù lỗ. Cần có cơ chế để xác định giá, phí, mức trợ giá, bù lỗ cho sản phẩm dịch vụ một cách phù hợp hơn.

Thứ hai tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận DNNN. Giải pháp cổ phần hóa một bộ DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm huy động vốn đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp này.

Thứ ba tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước. Các giải pháp tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các TCT như sau: Một là, sắp xếp kiện toàn lại các TCT theo hướng tập trung nguồn lực chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trường kinh tế, chổ nào, ngành nào thấy không cần thiết, hoặc không đủ điều kiện phát triển TCT, thì nên thu gọn, thực hiện chuyển đổi sở hữu, giải thể…Nên xây dựng những TCT mạnh, trên các khía cạnh: vốn lớn, mức thu nộp ngân sách lớn, trình độ công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Chỉ có như vậy các TCT

mới thực sự phát huy được vai trò giao phó, và mới có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của DNNN. Hai là, các TCT nên đa dạng hóa kinh doanh, trên cơ sở chuyên sâu theo ngành kinh tế kỹ thuật tiêu biểu. Thực hiện TCT góp vốn vào các đơn vị thành viên dưới mô hình “công ty mẹ - công ty con”.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w