II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO
1. Nhóm giải pháp vĩ mô:
1.5 Xây dựng hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý thông thoáng để quản lý hoạt động đầu tư
để quản lý hoạt động đầu tư
Khung thể chế luật pháp là một trong những nhân tố vĩ mô, có ảnh hưởng quan trọng đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN. Để tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung của các DNNN tham gia hoạt động kinh tế. Dưới đây là một số giải pháp liên quan đến việc sửa đổi quy chế đấu thầu và xây dựng những định chế tài chính thích hợp để hạn chế hiện tượng nợ nần dây dưa trong việc thanh toán vốn đầu tư XDCB của nhiều DNNN.
Thứ nhất về quy chế đấu thầu. Phải sửa đổi quy chế này theo hướng: pháp lệnh hóa những quy định, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, nhằm lựa chọn cho nhà thầu có năng lực nhất thực hiện công trình. Trong các công trình XDCB, tình trạng thất thoát xảy ra rất nhiều, và do rất nhiều nguyên nhân, do chủ đầu tư, do ban quản lý dự án…Do đó cần quy định cụ thể đâu là hành vi vi phạm và có chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm. Ngoài ra, việc lạm dụng đấu thầu đã làm giảm tính cạnh tranh trong đầu thầu và là nguyên nhân của các hành động tiêu cực. Quy chế đấu thầu khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, nhưng trên thực tế số gói thầu thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu vẫn chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, cần có sự sửa đổi các quy định vể công tác đấu thầu. Nên có các quy chế xử phạt rõ ràng cả về hành chính và bằng tiền đối với cá nhân đơn vị làm trái quy định.
Thứ hai sửa đổi,bổ sung, luật phá sản, tạo điều kiện thuận lợi, cho phép phá sản doanh nghiệp nhằm làm cho tài chính doanh nghiệp lành mạnh hơn, làm cho khu vực DNNN hoạt động nói chung và đầu tư nói riêng có hiệu quả hơn.
Thứ ba cần có những định chế tài chính thích hợp để hạn chế tình trạng nợ nần dây dưa trong việc thanh toán vốn đầu tư XDCB. Đầu tư dàn trải là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư của chủ nợ (DNNN nhận thầu) và con nợ (DNNN chủ đầu tư) giảm sút. Đầu tư dàn trải dẫn đến nợ đọng trong xây dựng cơ bản của nhiều DNNN. Để khắc phục tình trạng nợ đọng trong XDCB, cần nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt cần có xế tài từ các cơ quan chức năng. Một số giải pháp như sau. Một là, nhà nước cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên trực tiếp tham gia ký hợp đồng, cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Chẳng hạn, Nhà nước cần có quy định cho phép ngân hàng và các cơ quan chức năng khác được quyền tham gia vào hoạt động của chủ tài khoản bằng việc cưỡng chế đối với các đơn vị có khả năng tài chính nhưng cố tình trây ỳ, không chịu trả nợ. Hai là, phải có giải pháp tích cực chống hiện tượng lách luật của nhiều DNNN hiện nay. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nợ dây dưa khó đòi trong hoạt động XDCB là tình trạng lách luật của chủ đầu tư.