I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM HIỆU QUẢ CỦA HOẠT
1.3. Thiếu vốn, quy mô vốn nhỏ: trong khi công nợ của DNNN ngày
càng tăng là những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, đầu tư tập trung và do đó, có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển sau này. Trong những năm qua, các DNNN rơi vào tình trạng thiếu vốn do ngân sách hạn hẹp, vốn vay cần những điều kiện nhất định, vốn tự có không thể đáp ứng nhu cầu. Thực tế đó đã làm cho tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, số “nợ khoanh”, “nợ treo” tăng lên do nguyên nhân bất khả kháng chưa được giải quyết dứt điểm. Hậu quả là doanh nghiệp không đủ vốn để tái đầu tư và cũng không có khả năng để trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến. Công nợ của DNNN phản ánh bức tranh chung về năng lực tài chính, về khả năng đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của khu vực kinh tế này. DNNN được xem là làm ăn có hiệu quả là những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ hợp lý cả về nợ phải thu và nợ phải trả, doanh nghiệp làm ăn có lãi và do đó, có khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển nếu có tích luỹ nhiều trên cơ sở cơ cấu nợ hợp lý và có đủ khả năng trả các khoản nợ. Ngược lại, những DNNN nợ nhiều lại không có khả năng thanh toán nợ thì không có tích luỹ và do vậy, cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay để mở rộng đầu tư. Thực tế những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, DNNN có các khoản nợ phải trả và phải thu đều rất lớn và có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả năng mở rộng đầu tư đổi mới công nghệ trong hiện tại và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong tương lai.
Vốn của các DNNN rất ít. Bình quân một DN chỉ có 45 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chưa đến 10 tỷ đồng. Phần lớn vốn lại tập trung vào các tổng công ty lớn như: Dầu khí, Xăng dầu, Viễn thông, Điện lực, Hàng hải, Hàng không... Vì vậy, có tới 47% DNNN có vốn chưa đầy 5 tỷ đồng. Xem xét kỹ thì không ít DN chỉ có vốn trên sổ sách, hoặc trong tài sản không dùng đến, nên vốn thực tế dùng cho sản xuất kinh doanh chỉ còn 50%. Năm 2003, trong số 77% DNNN làm ăn có lãi, chỉ chưa đầy 40% có mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Nếu đưa thêm giá trị quyền sử dụng đất vào chi phí và cắt bỏ các khoản ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước, thì số DN có lãi còn ít hơn. Số thuế thu nhập DNNN chỉ chiếm 8.000 tỷ đồng trên tổng số 87.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước. Trong số 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2003, đạt kim ngạch 13,8 tỷ USD (chiếm 69,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), thì có tới 6 mặt hàng chủ yếu do khu vực tư nhân đóng góp, chứ không phải là của DNNN. Mấy năm qua, tăng trưởng công nghiệp của khu vực tư nhân vượt xa DNNN, con số tương ứng là 18% và 12%.