Nhóm nhân tố vi mô:

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 56 - 58)

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM HIỆU QUẢ CỦA HOẠT

2.Nhóm nhân tố vi mô:

2.1.Yếu kém về trình độ quản lý đội ngũ cán bộ và trình độ tay nghề

của CBCNV trong doanh nghiệp.

Trình độ của một số không ít các cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Đa số giám đốc doanh nghiệp đều trưởng thành từ cán bộ kỹ thuật chưa qua đào tạo công tác quản lý kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp. Số lượng công nhân trong doanh nghiệp tuy đông nhưng trình độ tay nghề còn thấp, đặc biệt doanh nghiệp thiếu công nhân lành nghề. Các hình thức tiền lương, tiền thưởng phân phối cho người lao động chưa công bằng, còn bình quân, chưa khuyến khích phát triển tài năng và nâng cao năng suất lao động. Năng lực cán bộ, kỹ năng quản lý tài chính công và trách nhiệm cán bộ còn rất yếu. Nhiều địa phương quyết định dự toán chi sai quy định. Đến gần một nửa địa phương hoàn thuế sai quy định 8,547 tỷ đồng do xác định sai thuế trị giá gia tăng đầu vào, sai đối tượng được hoàn thuế hoặc sai thuế suất. Có 10/32 địa phương miễn giảm thuế không đúng đối tượng... Công tác quy hoạch vẫn còn chồng chéo, gây lãng phí hàng trăm tỷ. Việc lập và thẩm định dự án đầu tư còn nhiều thiếu sót, quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần. Quyết định đầu tư còn nhiều tồn tại như đầu tư sai mục đích, vượt thẩm quyền, thiếu cân nhắc khả năng nguồn vốn... Nhiều biểu hiện tham nhũng ở các cấp: Đấu thầu bị lộ thông tin; Thông thầu, dàn xếp thầu giữa các nhà thầu; Kéo dài thời gian xét thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu; Công tác kiểm tra, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu không chặt chẽ dẫn đến phê duyệt giá gói thầu không chính xác; Tình trạng đấu thầu hạn chế còn diễn ra khá phổ biến, trong đó có nhiều gói thầu đấu thầu hạn chế sai quy định, làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu; Chỉ định thầu không đúng quy định; Chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu trái quy định; Điều chỉnh tăng giá trúng thầu sai quy định...

2.2 Quản lý dự án đầu tư yếu kém gây thất thoát lãng phí trong quá

trình thực hiện và vận hành dự án đầu tư.

Điều này thể hiện trên các mặt sau đây: Một là, vai trò chủ sở hữu về vốn, tài sản của Nhà nước tại các DNNN không rõ ràng và còn nhiều chồng chéo. Chủ sở hữu các DNNN là Nhà nước, nhưng việc thực hiện quyền sở hữu lại phải thông qua nhiều đại diên sở hữu gián tiếp. Chế độ đại diện chủ sở hữu gián tiếp không có trách nhiệm cao, vì phải thông qua nhiều đại diên quản lý Nhà nước. Do nhiều đại diện quản lý và chủ sở hữu gián tiếp nên tính năng động của kinh tế Nhà nước không cao. Hai là, mối quan hệ Nhà nước với doanh nghiệp vẫn chưa được đổi mới. Nhà nước làm chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, vừa làm chức năng chủ sở hữu trực tiếp phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nên đã can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng lại buông lỏng khâu kiểm tra và giám sát. Ba là, việc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp khá lỏng lẻo, chưa được quy định rõ ràng. Từ thực tế này đòi hỏi cần có một phương thức mới.

2.3. Công tác lập thẩm định dự án đầu tư yếu kém, chưa được chú trọng đúng mức. trọng đúng mức.

Công tác chuẩn bị đầu tư, bao gồm việc khảo sát, lập dự án, thẩm định dự án đầu tư… ở nhiều DNNN đã không được tuân thủ theo đúng trình tự, chưa tính đúng, tính đủ các khoản chi, các nhân tố ảnh hưởng,… Khâu thẩm định, phê duyệt dự án tiến hành còn chậm, thủ tục quản lý rườm rà, chống chéo và nhiều tầng nấc… Công tác quản lý hoạt động đầu tư của DNNN trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý vốn đầu tư XDCB còn nhiều sơ hở, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Có thể kể ra một số yếu kém trong giai đoạn thực hiện đầu tư như tồn tại tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải ở nhiều công trình đầu tư dẫn đến tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản của nhiều DNNN, hậu quả là nảy sinh tình trạng chiếm vốn lẫn nhau. Việc bố trí vốn đầu tư phát triển của DNNN chưa tập trung ưu tiên cho các dự án, công trình

trọng điểm, công trình đang triển khai dở dang để hoàn thành sớm, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động nhằm nâng cấp hiệu quả đầu tư. Công tác đấu thầu là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, nhà thầu và xã hội, nhưng chưa được các DNNN thực hiện nghiêm túc. Đấu thầu rộng rãi được chủ trương mở rộng so với các hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu nhằm phát huy tính ưu việt của nó, nhưng trong quá trình triển khai thực tế lại có tình hình ngược lại. Do vậy, hiệu quả hoạt động đấu thầu còn hạn chế và không được như mong muốn. Tâm lý coi thường luật pháp và cố tình làm sai luật pháp là phổ biến đến mức trở thành thông lệ. Theo Kiểm toán Nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương lập và giao dự toán chi ngân sách theo quy trình, quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nhưng vẫn có tới 29/32 tỉnh bố trí dự toán chi vượt tổng mức so với dự toán Trung ương giao. Một số dự án của các bộ, ngành, địa phương được bố trí kế hoạch vốn khi chưa có quyết định đầu tư, thiếu thủ tục, chưa phê duyệt tổng dự toán; chưa bố trí thỏa đáng vốn đầu tư để trả nợ tồn đọng; phân bổ vốn không đúng đối tượng buộc cơ quan tài chính các cấp phải điều chỉnh dự toán giảm 236 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 56 - 58)