Thực trạng KHCN và đầu tư phát triển KHCN trong DNNN.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 34 - 42)

II. NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DNNN 2000

2.2/Thực trạng KHCN và đầu tư phát triển KHCN trong DNNN.

2. Đầu tư phát triển tài sản vô hìn h:

2.2/Thực trạng KHCN và đầu tư phát triển KHCN trong DNNN.

Thực trạng khoa học công nghệ:

Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.

Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KH&CN với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công lập.

2006 qua khảo sát cho thấy, có một sự khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp VN với doanh nghiệp thế giới. Trong khi họ có mối quan tâm hàng đầu đến khoa học công nghệ, thị trường thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến cơ chế chính sách.

Cuộc điều tra được tiến hành với hơn 41.000 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phố phía Bắc. Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng, đây là những số liệu đáng tin cậy, có thể sử dụng vào mục đích nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Trong số gần 11.000 doanh nghiệp được điều tra thì có 39,6% doanh nghiệp có nhu cầu thông tin về cơ chế chính sách liên quan, 25,9% doanh nghiệp có nhu cầu về thông tin công nghệ mới, 22,6% có nhu cầu thông tin về thị trường. Điều này cho thấy, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ trong khi đây là những thông tin phục vụ trực tiếp cho sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi đó, thực tế, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt trình độ khoa học tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh rất thấp.

Về tình hình sử dụng công nghệ thông tin, tuy có đến 60,2% doanh nghiệp sử dụng máy vi tính, nhưng số doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ chỉ có 11,55% và chỉ có 2,16% xây dựng Website. Thực trạng số doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng thấp là một cản trở lớn đối với quá trình hội nhập.

Mặc dù rất yếu về công nghệ nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp lại có tỷ lệ rất thấp: chỉ có 5,6% doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo. Các chuyên gia thuộc Bộ Kế- hoạch Đầu tư cảnh báo rằng, điều này cần phải được khắc phục trong thời gian trước mắt vì đây là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.

Trong lĩnh vực đào tạo, việc chú trọng đến học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nhân thành đạt được quan tâm nhiều nhất với 46,39% trong số hơn 26.000 doanh nghiệp được hỏi có câu trả lời. Bên cạnh đó có 42,24% số doanh nghiệp muốn các chuyên gia quản lý nhà nước giảng dạy; trong khi các nhà nghiên cứu và nhà tư vấn ít được đề nghị hơn chỉ ở mức 15,2%.

Qua phản ánh của các doanh nghiệp, những khó khăn đã được nói đến rất nhiều của doanh nghiệp về vốn, xúc tiến thương mại, đất đai tiếp tục được nhắc đến nhiều lần. Trong số hơn 32.000 doanh nghiệp đề cập tới các vấn đề này thì có 70% doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn; 50,6% gặp khó khăn về mở rộng thị trường, 41% gặp khó khăn về đất đai...

Cụ thể, nếu như mới chỉ có 32% doanh nghiệp được tiếp cận với các nguồn vốn nhà nước mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, thì gần 70% còn lại vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Qua điều tra, các doanh nghiệp cũng cho biết chỉ có

5,2% được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, gần 23% rất khó tiếp cận và có đến hơn 70% không hề được tham gia.

Cuộc điều tra cũng cho thấy có đến 90% doanh nghiệp có quy mô dưới 5 tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, với quy mô nhỏ bé và khả năng cạnh tranh kém, nếu bản thân các doanh nghiệp không tập trung đổi mới, nâng cấp thiết bị công nghệ thì rất khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần hình thành các chương trình riêng để trợ giúp nhằm hỗ trợ khu vực này nâng cao năng lực cạnh tranh như: nhanh chóng lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, xây dựng một chương trình xúc tiến xuất khẩu dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Đầu tư phát triển chi cho khoa học công nghệ năm 2003 chỉ chiếm 2% ngân sách, rất nhỏ so với các nước. Khu vực doanh nghiệp, cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, chưa đóng góp được bao nhiêu cho nghiên cứu phát triển khoa học-công nghệ.

Theo sách khoa học-công nghệ VN năm 2003, cả nước có 3.600 công trình nghiên cứu khoa học được công bố, trên 7.000 bài báo khoa học đăng tải trong nước. Trong khi đó, chỉ có 400 công trình được đưa ra công bố ở các tạp chí nước ngoài. Ngay cả trong 400 công trình này, chỉ có 1/3 công trình là dùng nguồn nội lực trong nước; còn lại là do hợp tác quốc tế.

Thực tế của nền sản xuất VN còn quá thấp, phần lớn các doanh nghiệp (nhà nước) đòi hỏi đối với khoa học-công nghệ chưa thật bức bách. Chính vì còn khó khăn để tìm con đường đi vào sản xuất nên nhà khoa học mệt mỏi.

Các doanh nghiệp của chúng ta vẫn phải du nhập công nghệ hiện đại của nước ngoài. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước (còn được bảo hộ khá nặng) không mặn mòi lắm với khoa học-công nghệ trong nước bởi nhiều lý do. Vì khi đầu tư thử nghiệm công nghệ mới nào của VN cũng có thể gặp rủi ro. Còn mua của nước ngoài có thể đắt hơn, nhưng ít rủi ro, chưa kể có thể có yếu tố tiêu cực. Xin lưu ý rằng, nghiên cứu triển khai là khâu rất tốn

kém, mà thiếu nó thì độ rủi ro trong áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ rất cao

Đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ trong hệ thống DNNN:

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta hiện nay là đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để đưa nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, trong đó việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là thách thức đặt ra hiện nay.

Trong nhiều năm qua Nhà nước đã ưu tiên nhiều nguồn lực tài chính dành cho KHCN, tạo điều kiện thuận lợi để ngành này tham gia vào tất cả các lĩnh vực trong cả nước, từng bước giữ vai trò dẫn dắt. Từ những kết quả đầu tư ban đầu đến nay theo đánh giá KHCN Việt Nam đã có những bước đi đúng hướng tạo nền tảng cho những bước đi tiếp theo.

Từ xuất phát điểm rất thấp Việt Nam trở thành nước có công nghệ viễn thông phát triển nhanh, hệ thống năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu nền kinh tế quốc dân, ngành công nghệ sinh học có khả năng tạo ra nhiều cây trồng vật nuôi có năng suất cao, vượt trội. Mới đây để tạo tiền đề cho việc thúc đẩy kinh tế của các vùng miền năm 2003, Chính phủ đã thông qua kế hoạch đầu tư 45.000 tỷ đồng cho 20 công trình giao thông và 16 công trình thuỷ lợi lớn từ 2003 đến 2010. Đây là môi trường tốt để KHCN nước ta có điều kiện tiếp cận với các ngành kinh tế kỹ thuật trên diện rộng.

Cùng với việc ưu tiên đầu tư hằng năm từ các nguồn vốn tín dụng, ngân sách, nhà nước đã cắt giảm mạnh mẽ hàng rào thuế quan theo cam kết hội nhập quốc tế và sửa đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu theo hướng bảo hộ có thời gian và có chọn lọc, xoá bỏ bao cấp dưới mọi hình thức đã góp phần làm tăng khả năng tiếp cận với thị trường toàn cầu về các luồng công nghệ mới. Việc cắt giảm bảo hộ trong nước cũng góp phần đáng kể vào việc lành mạnh hoá quá trình đầu tư, phân bổ nguồn vốn vào các khu vực có năng suất,

hiệu quả cao sử dụng công nghệ tiên tiến. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước với tiến trình cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đã thúc đẩy thu hút công nghệ, kỹ thuật mới nâng cao hiệu suất và hiệu quả kinh doanh. Việc Chính phủ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua tối đa 30% cổ phần của doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu là một bước tiến, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các doanh nghiệp nhằm đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Theo thống kê, phần lớn trong số 2000 doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu hoạt động hiệu quả hơn, lãi cao hơn so với thời gian trước đó. Kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn một phần do được sắp xếp lại một cách hợp lý, mặt khác do sự đổi mới thiết bị, công nghệ. Mới đây nhà nước cho phép nông dân sản xuất nguyên liệu được mua cổ phần của các doanh nghiệp chế biến nông sản hoạt động trên cùng địa bàn không những đã gắn kết chặt chẽ giữa người nuôi trồng, cung ứng và các doanh nghiệp mà còn tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp chuyển giao công nghệ nuôi trồng. Bên cạnh đó doanh nghiệp chế biến còn đóng vai trò bao tiêu sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng thương mại về sản xuất và tiêu thụ. Mô hình gắn kết 3 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp là phương thức có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây việc đầu tư của nhà nước cho KHCN đã được quan tâm, tuy nhiên hiện nguồn đầu tư này chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phát triển. Bình quân giai đoạn 1996-2000 đầu tư cho KHCN chỉ chiếm trên dưới 0,4%/GDP, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tới gần 70%. Những năm sau đó tuy mức đầu tư có tăng lên về số tuyệt đối nhưng tính theo số tương đối thì tỷ lệ đầu tư cho KHCN so với tổng chi NSNN hầu như không tăng, đến năm 2001 tỷ lệ này được nâng lên và đến năm 2003 đạt 2% tổng chi NSNN, xấp xỉ khoảng 5% GDP. Nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển KHCN chủ yếu tập trung từ NSNN chiếm khoảng 80% còn lại là dựa vào các

nguồn vốn khác như tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp. Năm 2006, tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã tăng lên gần 5.890 tỉ đồng, đạt 2% chi ngân sách nhà nước. Do môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh chưa cao nên các hoạt động khoa học và công nghệ chưa trở thành một công cụ và động lực thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm đến 60% tổng đầu tư của xã hội cho khoa học và công nghệ, trong đó 2/3 dành cho sự nghiệp khoa học và 1/3 dành cho xây dựng cơ bản. ở các nước, số đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ chiếm trên 60%, còn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 30%.

Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tại 28 tổng công ty 90 - 91, từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ 60% tổng số vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp toàn quốc. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu phát triển/đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là 6%/94%. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển của các tổng công ty dao động trong khoảng từ 0,05% - 0,1% trên tổng doanh thu (các nước là 5 - 6%). Như vậy, tỷ lệ này còn rất thấp để các tổng công ty 90 - 91 có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tình hình phát triển công nghệ ở Việt Nam có thể đánh giá thông qua giá trị nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ trong thời gian gần đây. Trong 5 năm giai đoạn 2001 - 2005, nước ta đã nhập khẩu 35.997 triệu USD máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2006, con số này là 9.597 triệu USD, chiếm 21,8 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Chính vì tốc độ nhập khẩu công nghệ còn chậm nên hiện nay mặt bằng công nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của nước ta còn ở mức thấp do công nghiệp hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóa. Số ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít. Các ngành sử dụng công nghệ cao mới đang bắt đầu hình thành. Đến nay, nước ta sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ nhóm ngành công

nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đạt khoảng 20%, trong khi đó của Xin- ga-po là 73%, Ma-lai-xi-a là 51% và Thái Lan là 31% (theo tiêu chí, để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là trên 60%). Tốc độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tính riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ cao nhất cả nước cũng chỉ đạt khoảng 12%), so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới thì đó là mức còn rất thấp. Trong công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa 26,6%, bán cơ khí hóa 35,7%, thủ công 16,2%.Nhìn chung nguồn vốn đầu tư này còn quá thấp chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, còn thua kém nhiều nước trong khu vực và thấp xa với ngưỡng tối thiểu để có thể công nghiệp hoá. Trong khi nguồn vốn ít lại phân bố và sử dụng chưa hợp lý, kém hiệu quả và cơ chế tài chính thúc đẩy huy động vốn ngoài ngân sách cho phát triển KHCN chưa đủ mạnh, khuyến khích thì nhiều sản phẩm KHCN còn chưa được đưa vào cuộc sống. Từ những lý do đó đã hạn chế việc huy động nguồn tài chính nhằm bù đắp chi phí cần thiết phải bỏ ra để sản xuất các sản phẩm KHCN, lô gích là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, đời sống còn ít, chỉ chiếm khoảng 10%. Do hạn chế về vốn đầu tư, công tác quản lý nên KHCN phát triển chậm, chưa tương ứng với tiềm năng hiện có. Theo thống kê hiện có 58,7% doanh nghiệp ở nước ta ứng dụng công nghệ thấp trong sản xuất kinh doanh trong khi các nước trong khu vực chỉ chiếm từ 1,5 - 47,7%.

Khoa học công nghệ đang cần một sự khai thông bằng các cơ chế chính sách của nhà nước, bằng sự tham gia mạnh mẽ từ các thành phần kinh tế. Xã hội hoá khoa học công nghệ là chủ trương đúng nhưng để chủ trương này đi vào cuộc sống rất cần một sự đồng bộ về cách làm nhất là từ sự định hướng phát triển của nhà nước, để làm sao những sản phẩm của khoa học được các doanh nghiệp, được thị trường trong nước tiếp nhận và đánh giá đúng giá trị của nó.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 34 - 42)