2005 lấy từ [27] trang 164, 165.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 48 - 51)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

2004,2005 lấy từ [27] trang 164, 165.

Riêng năm 2005 mức thu nhập bình quân một người/tháng của khu vực DNNN đạt 2,142 triệu đồng cao hơn cả khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chỉ được 1,945 triệu đồng/tháng) mà những năm trước khu vực này thường có mức thu nhập cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp điều này cho thấy đời sống của người lao ngày càng được nâng cao

DNNN đóng góp vào thu NSNN khá lớn và tương đối ổn định, thể hiện được vai trò chủ đạo của khu vực doanh nghiệp này. Nếu tính toàn bộ các

khoản nộp ngân sách do DNNN thực hiện thì DNNN đã đóng góp cho NSNN khoảng 50% số thu trong nước.

Mặc dù những năm gần đây mức tăng trưởng giảm, nhiều doanh nghiệp thua lỗ và tỷ trọng nộp ngân sách NSNN có chiều hướng giảm nhưng DNNN vẫn là nguồn đóng góp chính cho ngân sách Nhà nước (Những đơn vị đóng góp nhiều cho ngân sách là Tổng công ty Xăng dầu (8.252 tỷ đồng), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (3.130 tỷ đồng), Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn (2.130 tỷ đồng)).

Bảng 12:thuế và các khoản đã nộp ngân sách nhà nước. ĐVT: tỷ đồng

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 60735,8 86401,5 109590,3 110199,8 128368,8 158658,8

DNNN 30760,4 52331,7 57584,9 53422,7 53131,5 64664,1

Tỷ trọng

(%) 50,65 60,57 52,55 48,48 41,39 40,76

Nguồn: số liệu năm 2000, 2001, 2002 lấy từ [28] trang 262. năm 2003, 2004, 2005 lấy từ [27] trang 198.

Thứ ba hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt đầu tư phát triển của DNNN

còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao rất quan trọng. Mặc dù từ năm 2000 đến năm 2005 số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động giảm xuống đáng kể cả về tuyệt đối (do quá trình cải cách đổi mới, cổ phần hóa) năm 2000 cả nước có 5759 DNNN năm 2003 có 4845 doanh nghiệp đến năm 2005 chỉ còn 4086 doanh nghiệp và cả về tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (từ 13,62% xuống còn 6,73% và 3,69% trong thời gian tương ứng) trong khi đó số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước vẫn tăng lên trong giao đoạn 2000- 2003 và có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Bảng 13: số lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm trong

DN.

2000 2001 2002 2003 2004 2005Tổng số 3536998 3933226 4657803 5175092 5770201 6243540 Tổng số 3536998 3933226 4657803 5175092 5770201 6243540

DNNN 2088531 2114324 2260306 2264942 2249902 2040859

Cơ cấu(%) 59,05 53,75 48,53 43,77 38,99 32,69

Nguồn: tổng cục thống kê và số liệu tính toán

Tuy nhiên, cơ cấu lao động trong DNNN đang giảm mạnh so với tổng số lao động trong hệ thống doanh nghiệp, cụ thể là năm 2000 số lao động trong DNNN chiếm 59,05%, đến năm 2005 giảm xuống còn 32,69% điều này cho thấy lao động đang được thu hút vào khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy trên cơ sở tăng vốn đầu tư phát triển, từ năm 2000 đến năm 2006 nền kinh tế quốc dân có thể thu hút thêm tối đa gần 7 triệu lao động. Trong số này số lượng lao động do các DNNN thu hút vào hàng năm chiếm một bộ phận không nhỏ. Tuy nhiên hiện nay lao động thiếu việc làm và dôi dư đang là một khó khăn lớn ảnh hưởng đến quá trình đổi mới và phát triển của DNNN. Số lao động không bố trí được việc làm của DNNN chiếm 6,08% số lao động hiện có của các DNNN.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG

HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Phân tích tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước” pps (Trang 48 - 51)