Nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hoá, nhiều nhà văn, nhà thơ đã có những bài nghiên cứu, những công trình về Nguyên Ngọc cùng những sáng tác của ông. Những tác giả tiêu biểu đó phải kể tới: Phong Lê, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Khoa, Phạm Văn Sĩ, Ngô Thảo, Trung Trung Đỉnh …
Tác giả Phong Lê là ngời có khá nhiều bài viết về Nguyên Ngọc. Trên tạp chí văn học số 2. 1970, Phong Lê có bài “Con đờng sáng tác Nguyên Ngọc .” Bài viết tập trung nói về tác phẩm Đất nớc đứng lên và một số thiên truyện khác của Nguyên Ngọc.
Với bài viết “Bớc đờng Nguyên Ngọc”, Phong Lê lại nhấn mạnh đặc điểm của con ngời trong các sáng tác của Nguyên Ngọc.
Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn “Nhà văn hiện đại chân dung và
phong cách” có bài nghiên cứu “Nguyên Ngọc - Con ngời lãng mạn”. Trong
bài viết này, Nguyễn đăng Mạnh đã đề cập đến những vấn đề về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn, trong đó tác giả nêu bật đợc vẻ đẹp anh hùng của các nhân vật trong sáng tác Nguyên Ngọc.
Nhà thơ Trần Đăng khoa trong cuốn Chân dung và đối thoại - Tập II có bài viết “Nhà văn Nguyên Ngọc”. ở đây tác giả chỉ đề cập đến nét chung trong sáng tác Nguyên Ngọc chứ cha làm nổi bật ở một phơng diện cụ thể nội dung hay hình thức nghệ thuật nào. Tác giả khẳng định sức sống của những tác phẩm Nguyên Ngọc trong lòng các thế hệ bạn đọc.
Phạm Văn Sỹ trong chơng 17 “Nguyễn Trung Thành - văn học giải phóng
Miền Nam” đã chú ý đến một số chi tiết nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nguyên
Ngọc nh miêu tả lòng căm thù, miêu tả hành động và cuộc sống tâm lý của nhân vật.
Nói về ngời anh hùng Núp và tác phẩm Đất nớc đứng lên, Nguyễn Đức Đàn trên tạp chí văn học số 9/1965 cũng có bài viết “Suy nghĩ về ngời anh hùng Núp .” Nguyễn Đức Đàn đã chỉ ra quan niệm nghệ thuật về ngời anh hùng trong khi nói về ngời anh hùng Núp.
Rừng xà nu là truyện ngắn đợc Nguyên Ngọc viết sau “Đất nớc đứng
lên” 10 năm. Phan Huy Dũng có bài viết “Rừng xà nu một truyện ngắn đậm
chất sử thi về thời kỳ chống Mỹ”
Đỗ Kim Hồi cũng khẳng định trong bài viết của mình về Rừng xà nu
(Giảng văn văn học Việt Nam - NXB giáo dục). Rừng xà nu không chỉ là truyện của một đời, của một con ngời, chí ít, nó cũng là truyện của một thời, một nớc.
Nhìn chung, lịch sử nghiên cứu về Nguyên Ngọc và những sáng tác của ông là khá nhiều.Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của những ngời đi trớc, chúng tôi muốn đặt ra vấn đề nghiên cứu có tính chất khá toàn diện về đặc điểm của ngời con trai Tây Nguyên trong sáng tác văn xuôi Nguyên Ngọc.