Chuyển động bằng phản lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 ban cơ bản theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 57 - 60)

Hoạt động 5: Tìm hiểu về chuyển động bằng phản lực (10 phút)

Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

GV: Mời 1 hs lên thổi bong bóng, tay giữ miệng quả bóng

Nếu thả tay giữ miệng bóng ra. Quả bóng chuyển động thế nào? Giải thích ?

Chuyển động của quả bong bóng trong thí nghiệm trên là chuyển động bằng phản lực, nó có chung nguyên tắc với chuyển động của tên lửa trong không gian vũ trụ. Chuyển động giật lùi của súng khi bắn được gọi là chuyển động bằng phản lực.

Hiện tượng súng giật khi được lợi dụng để khởi động bộ phận đẩy vỏ đạn ra ngoài và đưa viên đạn mới vào nồng.

Yêu cầu HS trả lời lại câu hỏi

Thổi bong bóng

Thả bóng, đưa ra nhận xét về chuyển động của bong bóng.

Bóng chuyển động ngược chiều với luồng khí từ trong bóng phụt ra. Luồng khí phụt ra đẩy bong bóng bay ngược lại.

Cái diều và tên lửa đều

4. Chuyển động bằng phản lực bằng phản lực Trong 1 hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng, thì theo định luật bảo toàn động lượng phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như thế được gọi là chuyển động bằng phản lực.

trên.

Cho ví dụ về các chuyển động bằng phản lực mà em biết?

bay được lên cao, nhưng nguyên tắc chuyển động của chúng không giống nhau.

- Cái diều bay lên cao được là do không khí đã tạo ra lực nâng tác dụng lên diều. Còn chuyển động của tên lửa là dựa trên nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. Giả sử ban đầu tên lửa đứng yên, động lượng của nó bằng 0. Khi có một khối lượng khí phụt về phía sau thì phần còn lại của tên lửa lao về phía trước để bảo toàn động lượng. Tên lửa có thể chuyển động trong khoảng không gian vũ trụ, còn cái diều chỉ chuyển động được trong khoảng không gian có không khí.

Chuyển động của tên lửa, pháo thăng thiên, con quay nuớc.

Hoạt động 6: Củng cố bài học ( 5 phút)

Nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong kĩ thuật, đặc biệt quan trọng trong việc chế tạo động cơ phản lực và tên lửa.

Phát phiếu học tập số 3, yêu cầu HS trả lời vào phiếu học tập: Phiếu học tập số 2

Câu 1: Một máy bay có khối lượng 160 tấn đang bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay?

A. 38,66.106kg. m/s C. 38,66.103kg. m/s B. 139,2.105kg. m/s D. 1392 kg. m/s

Câu 2: Một quả bóng đang bay ngang với động lượng P thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường có cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

A. 0 B. p C. 2 p D. -2P

Câu 3: Toa xe thứ nhất có khối lượng 3 tấn chạy với vận tốc 4m/s đến va chạm đàn hồi với một toa xe thứ hai đang đứng yên có khối lượng 5 tấn làm toa này chuyển động với vận tốc 3m/s. Sau va chạm, toa thứ nhất chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của toa thứ nhất.

Giáo án 2:

ĐỘNG NĂNG*Ý tưởng sư phạm: *Ý tưởng sư phạm:

Khi soạn bài này tôi dùng những đoạn video clip về lũ lụt, sóng thần trong và ngoài nước để HS quan sát những hiện tượng xảy ra trong thực tế cuộc sống và vận dụng DHGQVĐ ở mức độ hai nhằm tạo điều kiện cho HS có thể tham gia vào các thao tác sau:

- Mô tả một số hiện tượng quen thuộc trong thực tế liên quan đến bài học. Hiện tượng đó xuất hiện vấn đề mà HS chưa thể trả lời và cũng chính vấn đề đó thu hút HS tham gia vào việc xây dựng và GQVĐ.

- Từ đó HS khái quát hoá rút ra kết luận: Định nghĩa động năng, đặc điểm của động năng, định lý của động năng.

- HS vận dụng tri thức mới giải thích các hiện tượng thực tế.

- Giáo dục HS ý thức chấp hành an toàn giao thông khi tham gia giao thông và biết bảo vệ môi trường.

I.Mục tiêu: 1.Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa và viết biểu thức của động năng. - Phát biểu được định lí động năng.

- Nêu ví dụ về những vật có động năng sinh công.

2. Kỹ năng

- Vận dụng được động năng, định lí biến thiên động năng để giải các bài toán tương tự như các bài toán trong sách giáo khoa.

3.Về thái độ:

- Tích cực, hứng thú học môn Vật lí, lòng yêu thích khoa học.

- Sẵn sàng vận dụng những hiểu biết của mình vào thực tế cuộc sống và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 ban cơ bản theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w