Các định luật bảo toàn
2.6.2. Thiết kế các tình huống có vấn đề dùng cho dạy học chương “Các định luật bảo toàn”
- Tại sao khi nhảy từ thuyền lên bờ thì thuyền bị giật lùi lại?
- Tại sao khi bắn súng trường cần phải gì chặt súng vào vai?
Bài 24. Công và công suất
- Định nghĩa và viết biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát?
- Khi nào lực sinh công dương, âm? Nêu ý nghĩa của công dương, công âm? - Phát biểu định nghĩa công suất? Nêu ý nghĩa Vật lý của công suất?
- Tại sao khi lên dốc người lái xe máy phải lùi số lại?
Bài 25. Động năng
- Nêu định nghĩa và công thức của động năng? - Khi nào động năng của vật biến thiên?
- Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng có mối liên hệ gì?
- Tại sao trong một tai nạn giao thông, ôtô có tải trọng càng lớn và chạy càng nhanh thì hậu quả do nó gây ra càng nghiêm trọng?
Bài 26. Thế năng
- Nêu định nghĩa và viết biểu thức của thế năng trọng trường? thế năng đàn hồi? - Công của trọng lực và độ biến thiên thế năng có mối liên hệ như thế nào? - Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng như thế nào?
Bài 27. Cơ năng
- Định nghĩa cơ năng? Viết biểu thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường, chịu tác dụng của lực đàn hồi?
- Thiết lập định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường? - Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng?
- Khi nào động năng( thế năng) của vật đạt cực đại?
2.6.2. Thiết kế các tình huống có vấn đề dùng cho dạy học chương “Các định luật bảo toàn” bảo toàn”
Trong DHGQVĐ nội dung dạy học của chương, của bài cần phải được sắp xếp thành một chuỗi các vấn đề nhận thức. Để làm được điều đó, GV căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, tiến hành tổ chức sắp xếp lại nội dung dạy học thành từng vấn đề theo một lôgic nhất định, đảm bảo nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình, nhằm phát triển năng lực nhận thức, năng lực GQVĐ cho HS. Đó gọi là “vấn đề hoá nội dung dạy học ”.
Tình huống 1: Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng Tình huống 1.1
GV: Chúng ta đều biết trong tương tác giữa hai vật có sự biến đổi vận tốc của các vật. Vậy hệ thức nào liên hệ giữa vận tốc của các vật trước và sau tương tác với khối lượng của chúng không ?
Hs: Không trả lời được.
GV: Đại lượng gì sẽ đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật trong tương tác, đại lượng này tuân theo quy luật nào?
Hs: Được đặt vào tình huống có vấn đề vì các em chưa được học bài Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng nên sẽ không trả lời được.
GV: Để trả lời được câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay § 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
Tình huống 1.2
GV: Cho hs xem đoạn video bắn súng trường.
GV:Tại sao khi bắn súng, súng bị giật lùi về phía sau?
GV: Khi ta nhảy từ thuyền lên bờ thì tại sao thuyền giật lùi lại?
HS: Đây là hiện tượng quen thuộc mà HS đã thấy qua nhưng các em không giải thích được.
GV: Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu phần còn lại của bài: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
Tình huống 2: Bài 24. Công và công suất
GV: Khi nào có công cơ học?
HS: Khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển GV: Cho ví dụ về công cơ học?
HS: Cần cẩu kéo vật lên cao, người kéo xe trên đường
GV: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học: - Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Ngày công của một lái xe là 50.000 đồng - Công thành danh toại.
HS : Có công mài sắt, có ngày nên kim
GV: Một người dùng lực F kéo một vật chuyển động theo phương ngang như hình vẽ (hình 2.1)
1
F
2
Tính công của lực F
HS: A= Fs
GV: Một người dùng lực F không đổi kéo một vật chuyển động theo phương ngang như hình vẽ (hình 2.2). Tính công của lực F
HS: Được đặt vào tình huống có vấn đề vì các em chưa biết tính công trong trường hợp này.
GV: Để biết được công trong trường hợp này được tính như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay Bài 24. Công và công suất
Tình huống 3:Bài 25. Động năng
GV: Cho cả lớp xem đoạn video về lũ lụt ở Việt Nam, sóng thần xảy ra ở Nhật Bản…. GV: Qua những hình ảnh mà các em đã xem, các em hãy cho biết dòng nước có sức tàn phá như thế nào?
HS: Dòng nước cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, người, động vật…..
GV: Có phải tất cả những dòng chảy mạnh của nước đều không mang lại lợi ích cho con người?
HS: Những dòng chảy mạnh của nước không mang lại lợi ích cho con người. GV: Dòng nước đã mang năng lượng dưới dạng nào?
HS: Có HS không trả lời được,có HS trả lời động năng.
GV: Năng lượng của dòng nước có quan hệ như thế nào với vận tốc của dòng nước. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được các câu hỏi trên.
1
F F2
s hình 2.2
α
Tình huống 4: Bài 26. Thế năng
GV: Cho HS xem đoạn video về xạ thủ bắn cung
Hình ảnh hoạt động của búa máy, quả nặng (búa) được dùng để đóng cọc, một người dùng tay nén một lò xo….
GV: Các vật này có mang năng lượng không? HS: Các vật này có mang năng lượng.
GV: Năng lượng các vật mang là dạng năng lượng nào? HS: Dạng năng lượng đó là thế năng.
GV: Có mấy loại thế năng?
HS: Có hai loại thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn.
GV: Thế năng của các vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Biểu thức toán học nào thể hiện mối quan hệ đó?
HS Không trả lời được. GV dẫn dắt HS vào bài mới.
Tình huống 5: Bài 27. Cơ năng
GV: Dùng một quả bóng ném thẳng đứng lên cao. Hãy cho biết bóng sẽ chuyển động như thế nào?
HS: Quan sát chuyển động của quả bóng và trả lời:
Bóng đi lên chậm dần rồi dừng lại. Sau đó rơi xuống nhanh dần đến khi chạm đất. GV: Động năng và thế năng của quả bóng có liên hệ với nhau như thế nào? Biểu thức nào thể hiện mối liên hệ giữa chúng ?
Hs băn khoăn suy nghĩ.
Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học Cơ năng.