Đặc điểm của bài tập vấn đề[7, 60]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 ban cơ bản theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 32)

- Theo Razumôpxki: Bài tập vấn đề hay bài tập sáng tạo là bài tập mà Angôrit giải nó là mới đối với HS. Thực chất của bài tập vấn đề là ở chỗ cái mới xuất hiện chính trong tiến trình giải. Trong bài tập vấn đề các yêu cầu của bài tập sẽ được giải quyết trên cơ sở những kiến thức về các định luật Vật lý nhưng trong đó không cho một cách tường minh hiện tượng nào, định luật Vật lý nào cần phải sử dụng để giải, trong đề bài không có các dữ kiện mà chính nó là những gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp ý tưởng giải, đó là lý do bài tập trở thành bài tập sáng tạo tức là biến nó thành vấn đề.

- Tương tự trong khoa học có hai dạng sáng tạo khác nhau là phát minh và sáng chế; trong dạy học, bài tập sáng tạo về Vật lý có thể chia thành hai dạng: Nghiên cứu (trả lời câu hỏi tại sao) và thiết kế (trả lời câu hỏi làm như thế nào).

- Bài tập vấn đề có thể là bài tập định tính, định lượng hoặc bài tập thí nghiệm, hoặc một số nhiệm vụ nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và một số bài tập lớn trong thực tiễn Vật lý.

- Bài tập vấn đề do chỗ chứa đựng yếu tố mới mẻ (mới về phương pháp giải, mới về nội dung Vật lý nhận được từ kết quả của bài toán) nên có khả năng huy động tư duy sáng tạo tiềm ẩn trong HS “vấn đề” (câu hỏi) của bài toán được HS chấp nhận và giải quyết theo tiến trình khái quát tương tự như nhà Vật lý GQVĐ của khoa học; Vì có yếu tố mới nên không có con đường vạch sẵn một cách chi tiết, đối với HS chỉ có con đường đi theo định hướng khái quát của GV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 ban cơ bản theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 32)