6. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Hành trình sáng tác
Nghiệp văn trong nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn chính là sự ảnh hưởng ở cha và chị gái, cùng với quãng đời tuổi trẻ tươi đẹp sống ở làng quê ven bờ sông Hồng. Chị đã đến với nghiệp văn chương từ những năm đầu của thập niên 60. Năm 1969, bài thơ Hương thầm được giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ, cuốn truyện cho thiếu nhi Bỏ trốn của chị thì được giải A của Nhà xuất bản Kim Đồng năm 1995. Chị còn hai lần được giải A của Hội Văn nghệ Hà Nội. Năm 2007, nhà thơ được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Với trên 40 năm sáng tác và hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, báo chí nhà thơ đã đúc kết kinh nghiệm: “…sự giản dị và chân thật là vốn quý nhất, quan trọng nhất của người sáng tác. Nhất là sự từng trải và năng khiếu của người viết”. Có lẽ điều đó đã đúng và đúng hơn với sự trải nghiệm của một nhà thơ giàu kinh nghiệm và chứa chan tình nhân ái.
Cả cuộc đời sáng tác, tuy chỉ có khoảng 8 bài thơ được phổ nhạc nhưng với nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đó đã là một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Có thể kể đến sau Hương thầm là: Làm anh, Đàn ông, Vũng Tàu điểm hẹn, Huế yêu, Mùa xuân được các nhạc sĩ Thuận Yến, Đoàn Bổng, Vũ Hoàng phổ nhạc. Quả thật những thành quả nhà thơ đã mang đến cho công chúng là một sự đóng góp rất đáng trân trọng. Chị xứng đáng được Nhà nước trao tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2007.
Là một tác giả xuất hiện vào thời kỳ chống Mĩ, nổi tiếng với những bài thơ cho người lớn, nhưng nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cũng như nhà thơ Xuân Quỳnh rất nhiệt tình tham gia viết cho thiếu nhi. Chị làm thơ cho thiếu nhi cũng bởi sự thiếu vắng tiếng trẻ con trong ngôi nhà của chị. Chị tìm đến trang văn cho trẻ em như để giãi bày, để tìm sự chia sẽ ấm áp trong lành giữa cảnh đời còn nhiều nỗi khổ đau. Là một tác giả hóa thân vào nhân vật trẻ thơ, trang văn của chị có những góc chiếu ánh nhìn đa dạng hơn là chỉ riêng một ánh mắt trẻ thơ. Bước vào làng văn Việt Nam nổi tiếng với bài Xóm đê, chị Thanh Nhàn dường như đã dành nhiều tình cảm sâu sắc và chân thành cho những số phận bất hạnh, vất vưởng nghèo khó cùng cực mà tồn tại cận kề ngay tại thủ đô Hà Nội văn minh sang trọng. Truyện Bỏ trốn chính là một thành công của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong mảng đề tài ấy. Tập truyện mang lại đóng góp đáng kể cho văn xuôi dành cho thiếu nhi Việt Nam. Chị vốn là một nhà báo xông xáo thâm nhập thực tế, ngòi bút của chị không ngần ngại miêu tả chân thực những cảnh đời bất hạnh, những số phận bọt bèo trong xã hội, những kế sinh nhai đến khó tưởng. Tác phẩm Bỏ trốn ra đời vào lúc đất nước sang trang đổi mới, cùng với sự tưng bừng của công cuộc phát triển kinh tế, những tai họa và những nỗi bất hạnh thời bình đã rình rập đe dọa đời sống các gia đình và đau khổ đổ ập xuống mái đầu xanh của con trẻ. Chị vốn có năng khiếu văn chương lúc còn nhỏ, từ lớp hai đã được bạn bè gọi là nhà thơ. Lớn lên, lấy chồng, sinh con, nhưng không may chồng mất sớm, con gái gần 40 tuổi vẫn chưa có gia đình, nên lúc nào nhà thơ
cũng thèm tiếng trẻ con trong nhà. Chả thế mà tập truyện thiếu nhi Bỏ trốn của chị đã được giải A của Nhà xuất bản Kim Đồng. Năm 1995, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã biên kịch và dựng thành phim. Phim đó lại được giải bạc về phim nhựa của Hội Điện ảnh Việt Nam. Ngoài ra, Đứa bé mất cha, Sống đi ngày ấy, Tuổi trăng rằm, Ánh sáng của anh, Hoa mặt trời… đã cho thấy sự đam mê văn xuôi của Phan Thị Thanh Nhàn đến nhường nào.
* Phan Thị Thanh Nhàn- nhà thơ
Trong khoảng thời gian trước 1969, tên tuổi nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn ít người biết đến. Mãi cho đến khi cuộc thi thơ do báo Văn nghệ phát động, chị được mọi người ủng hộ khuyến khích tham gia cuộc thi. Kết quả, chị đạt giải nhì, đứng sau nhà thơ Phạm Tiến Duật. Thành quả ấy đã trở thành nguồn động lực lớn lao giúp chị bước vững chắc trên con đường nghệ thuật.
Trong bài Tháng giêng hai – tập thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Thị Minh Khanh, Thúy Bắc tác giả Phong Vũ đã phát hiện trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn có sự nhạy cảm, tế nhị và duyên dáng vô cùng. Song, dẫu có đôi nét thùy mị, dễ thương, nhưng nhìn chung “thơ chị vẫn quá nhẹ nhõm”. Mãi đến khi ba bài thơ Hương thầm, Xóm đê, Bản mới được giới nhà văn thừa nhận, đồng thời có một sức lan tỏa sâu rộng trong bạn đọc ở mọi miền đất nước, thì lúc này Phan Thị Thanh Nhàn mới thật sự tạo được tình cảm trong giới văn nghệ sĩ và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng đông đảo độc giả. Nhà thơ Xuân Diệu, trong bài phát biểu nhân kết thúc cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970 đã dành cho Thanh Nhàn nhiều lời khen tặng.
Năm 1973, trong bài Đọc Hương thầm, tác giả Thu Vân nhận định: “Thanh Nhàn không sắc sảo nhưng có một hồn thơ dễ cảm”. Nhà phê bình Thiếu Mai (1978), trong bài Một nét thơ đáng yêu cũng đã chỉ ra bản sắc riêng của thơ Phan Thị Thanh Nhàn đó là sự “dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đáo”. Ngoài những bài về quê hương, đất nước, con người…chúng ta có thể thừa nhận Phan Thị Thanh Nhàn đã góp một tiếng nói quan trọng vào khát vọng yêu, khát vọng hạnh
phúc muôn đời của phụ nữ. Thơ tình của Thanh Nhàn thiên về ngọt ngào, duyên dáng và dịu dàng e ấp của người phụ nữ Á Đông . Năm 2008 nhân đọc bài thơ
Trời và đất tác giả Đặng Tương Như cảm nhận: “Đọc thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn thấy hiện lên một phụ nữ yêu hết mình với một tình yêu không đòi hỏi đền đáp, bao giờ cũng lặng lẽ hiến dâng, một tình yêu luôn giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và oán trách”. Cùng bàn về vấn đề này, tác giả Hồ Điệp trong bài Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: vẹn nguyên như thuở hương thầm; tác giả Trần Hoàng Thiên Kim trong bài: Phan Thị Thanh Nhàn: thơ mình mình đọc câu nào cũng thương cũng đã nhận thấy ở thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn những phẩm chất đáng quý, nhẹ nhàng kín đáo mà thâm thúy vô cùng.
Thơ Phan Thị Thanh Nhàn mang đậm nét nữ tính. Nhân vật trữ tình trong thơ chị thường là các cô gái bán tỉnh bán quê, e lệ nhưng thông minh như cô gái trong Hương thầm gói chùm hoa bưởi vào chiếc khăn tay sang thăm người con trai hàng xóm ngày mai ra trận. Vào cuối thế kỷ 20 rồi, cái lối tỏ tình ấy chỉ còn lưu lại ở những vùng quê ngoại thành. Không gian thân thuộc trong thơ Thanh Nhàn chính là đất ngoại thành quê gốc, nơi sinh trưởng của chị, vùng Yên Phụ - Hồ Tây, Hà Nội. Những con người lam làm vất vả nghèo khó đất ngoại ô này: ông mù quét rác, bà chè chai đồng nát... chiếm một cảm tình sâu nặng trong thơ chị. Thơ Thanh Nhàn thường viết bằng những kỷ niệm ấu thơ, của tuổi trẻ và bằng cả chất liệu của chính cuộc sống thường nhật. Chị không tìm thơ nơi xa xôi, cũng không kiễng lên với những chủ đề lớn. Thơ chị giản dị, cảm xúc chân thực. Chị không mạnh mẽ tưởng tượng nhưng lại rất giỏi phát hiện chất thơ sinh động trong cuộc sống đời thường như giữa một đám cưới ngày mùa.
Các cụ ông say thuốc Các cụ bà say trầu Còn con trai con gái Chỉ nhìn mà say nhau.
Đọc thơ Phan Thị Thanh Nhàn ta luôn cảm được chân tình của người phụ nữ dịu dàng kín đáo, cùng cả đức tính khiêm nhường.
Và tôi cũng kiên trì kéo lưới Cuối chiều rồi câu chữ vẫn hư vô
(Kéo lưới)
Nhà thơ quan niệm: văn học là con đường vô tận, cao đẹp mà tôi thấy mình dù suốt đời cố gắng vẫn mới chỉ là đặt chân vào. Chính quan niệm ấy đã đưa nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đến gần công chúng. Ở thơ chị người đọc luôn tìm thấy một tình cảm chân tình.
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu .
Thơ Phan Thị Thanh Nhàn thường khai thác ở chính nội tâm. Ðây là
mặt mạnh trong cảm xúc trữ tình của chị. Tình cảm với những người thân trong gia đình: mẹ, em gái, em trai... và nhất là vùng thơ tình yêu. Chị ít viết những đề tài ngoài mình, những đề tài xã hội. Chị viết như tâm sự, giãi bày chính nỗi lòng mình. Rất nhiều cung bậc tình yêu đầy nữ tính được lưu giữ chân thật cảm động trong thơ Thanh Nhàn, thuở ban đầu:
Tay anh cầm lần ấy
Tôi xấu hổ cúi đầu
Tôi chả bằng lòng đâu
Rồi lúc vào tuổi lớn:
Mắt đeo kính tóc rụng thưa
Gặp người yêu cũ muốn vờ rằng quên.
Nhà thơ Thanh Nhàn có nhiều trăn trở trong duyên phận và chị đã chuyển tải chúng vào thơ thật tinh tế và sâu sắc. Khi chia sẻ với gương mặt hạnh phúc sau xe đạp người ta, khi chạnh lòng trong ngày vui em gái.
Nhìn hai em thật đẹp đôi
Vu vơ lòng chị bỗng hơi hơi buồn
Hay một lời giao hẹn rất đàn bà, rất riêng trong chị:
Nếu anh đi với người yêu Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi Con đường ta đã dạo chơi Xin đừng đi với một người khác em.
Cùng cả một quan sát tâm lý trong đời sống gia đình:
Chiều nay chắc giận em ghê lắm Anh bực mình triết lý lung tung.
Chị Thanh Nhàn tự biết mình là người đa mang, đa cảm. Chị diễn tả tài tình nhiều cung bậc về sự cô đơn. Khi thì an ủi bông hoa nở một mình:
Một mình đâu? Có trời cao Có heo may lạnh rì rào cùng hoa.
Hoa có trời cao và gió lạnh ở bên. Hình thức là an ủi nhưng thực chất là lời than xót xa. Nhạy cảm với cô đơn, chị lắng nghe mình và tự cảnh giác:
Xin đừng bước lại gần hơn Xin đừng gửi kẹo cho con ở nhà Xin đừng trò chuyện gần xa
Xin đừng điện thoại, đừng qua trước thềm.
Quay nhìn lại, ngót bốn mươi năm làm thơ, Thanh Nhàn không bâng khuâng về thơ mà bâng khuâng về đời, về duyên phận:
Bây giờ tóc bạc tuổi cao
Thơ mình mình đọc câu nào cũng thương (...) Người yêu ngày ấy đâu rồi
Chỉ câu thơ sống cùng tôi tuổi già.
Với Thanh Nhàn, thơ như lý lịch cuộc đời. Ðó là một hướng đi đúng, nhất là đối với các cây bút nữ, luôn khơi sâu cảm xúc nội tâm. Phan Thị Thanh Nhàn lấy chính mình làm đối tượng khám phá, làm đề tài lẫn chủ đề cho thơ. Chị đã mở ra điều bất ngờ ở tuổi bốn mươi “Băn khoăn bỡ ngỡ như hồi mười lăm”.
Ðọc Thanh Nhàn là tìm đến những điều mộc mạc, chân tình và bình dị. Bởi thơ chị luôn là tiếng nói tình cảm dễ thân, dễ cảm mến. Giọng thơ giản dị, câu thơ ngày càng được chăm sóc tỉ mỉ. Tình cảm chín dần trong nỗi thấm thía nội tâm. Bước tiến của Thanh Nhàn song hành với sự vững chảy từng trải và sự lao động kiên trì của chị. Nhà thơ như ngày càng khơi sâu nơi tiếng lòng, mạnh dạn mà cũng khá nhuần nhuyễn bộc lộ nỗi riêng tư rất cá thể trước cuộc đời. Chị cảm tạ cuộc đời, cảm tạ bạn đọc tri kỷ, lời lẽ chân thành như nói với mai sau:
Với tấm lòng trân trọng
Ai có cảm thương tôi
Suốt một đời lận đận
Có thể nói mỗi một sáng tác là một trãi nghiệm cuộc sống và đồng thời cũng là tiếng lòng của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Chị đã gửi vào đấy cái hồn dân tộc, nét nữ tính đằm thắm vốn có của người phụ nữ. Những sáng tác về sau mang theo cả niềm sâu sắc vị đời.
Đọc Hương thầm là cảm được tâm trạng của một cô gái tiễn người yêu ra trận, ngẫm về Xóm đê là những trải nghiệm rất thực về xóm đê nghèo nhưng đầy ắp tình người ở ngoại thành Hà Nội, với Bản mới thì đấy là những kỷ niệm êm đềm khi đến một vùng đất mới. Chị đã tâm tình: tôi viết bài thơ này khi lên Tây Bắc thăm "ông xã" đang công tác ở đây. Một không gian đẹp đẽ, trong trẻo mở ra trước mắt một cô gái sinh ra và lớn lên ở Hà Nội là tôi lúc bấy giờ:
Xã viên rỡ sắn ở lưng đồi áo chàm chen lẫn áo nâu tươi
Miệng cười duyên dáng sau vành nón Quen quen như gặp ở đâu rồi
Phan Thị Thanh Nhàn viết nhiều thơ tình, theo năm tháng, những bài thơ tình của chị từ nhẹ nhàng, tươi tắn chuyển sang giàu trải nghiệm, trăn trở nhưng độ lượng hơn. Nhưng dù thế nào, những bài thơ của chị vẫn rất chân thành, gần gũi. Thế nên, hồn thơ ấy chiếm được chỗ trong trái tim người đọc. Bài thơ Hương thầm của chị đã được nhạc sỹ Vũ Hoàng phổ nhạc năm 1984 và cũng trở nên nổi tiếng, Hương thầm vẫn luôn lan toả theo tháng năm thời gian:
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa
* Phan Thị Thanh Nhàn viết tiểu luận và chân dung văn học
Phan Thị Thanh Nhàn là người rất có duyên: duyên với thơ, duyên kể chuyện, duyên với đời. Những câu chuyện chị kể bao giờ cũng rất tự nhiên, có cả những dồn nén, có lúc khiến người đọc hồi hộp đợi chờ. Mỗi câu chuyện thường mang một kết thúc có hậu trong nỗi ân hận của người lớn và tình cảm khoan dung của những đứa trẻ ngoan. Bỏ trốn là một câu chuyện mang tính dân gian truyền thống, truyện nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng những tình cảm quý giá trong cuộc đời thường. Tác phẩm đạt giải A trong Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 1993-1995 của Nhà xuất bản Kim Đồng. Sau đó tác phẩm được dựng thành phim rất thành công về đề tài trẻ em.
Tác phẩm Sự cực đoạn đáng yêu thuộc thể loại "chân dung văn học", có thể xem như một thành công trong sự nghiệp Phan Thị Thanh Nhàn. Khi người đọc tiếp cận từng trang sách, họ sẽ thấy một niềm cảm nhận sâu sắc và thắm thiết nghĩa tình với giới văn nghệ sĩ, cũng như tình người của tác giả. Ở mỗi một bài viết, tác giả đã lưu lại biết bao kỉ niệm thắm thiết. Đó là những trang viết nghĩa tình. Nhà thơ kể lại bao nhiêu năm tháng bản thân gặp gỡ và trải nghiệm cùng làng văn với giọng điệu mềm mại và ân cần. Đặc biệt, những giai thoại liên quan đến Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh… mà tác giả là một nhân chứng, chắc chắn sẽ là nguồn thông tin tham khảo quý báu cho những người nghiên cứu văn học thế hệ sau.
Ở tuổi 67, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã cho ra đời quyển Sự cực đoan đáng yêu như một lời tâm tình, lời tri ân về một quãng đời mấy mươi năm cầm bút. Qua Sự cực đoan đáng yêu, Phan Thị Thanh Nhàn có thêm một góc nhìn về giới cầm bút, và giới cầm bút cũng có thêm một góc nhìn về Phan Thị Thanh
Nhàn. Và vượt lên tất cả, Sự cực đoan đáng yêu giúp độc giả thấm thía hơn tâm tư nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn:
"Tôi hiểu ra trong thăm thẳm niềm đau Tôi vẫn còn yêu đời quá".
Nhà thơ viết chân dung văn học nhưng cũng dạt dào chất thơ. Tiếp cận