6. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Những con người đầy cá tính, nhiều lúc cực đoan đáng yêu
Tập Chân dung văn học Phan Thị Thanh Nhàn đã dựng lại chân dung rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ. Ở đấy hình ảnh mỗi con người luôn được tác giả phát họa với những đặc điểm rất đời thường. Mỗi một chi tiết thường nhật mà vốn dĩ thật tự nhiên đó chính là những vẻ rất riêng của một nhân vật được phản ánh. Những nhân vật được phản ánh là những con người có nhiều điểm tương
đồng về nghề nghiệp, hoàn cảnh,… Thế nhưng, trong những con người tương đồng ấy luôn toát lên bản lĩnh đầy cá tính trong công việc cũng như trong cuộc sống và đôi lúc cũng có sự cực đoan đáng yêu.
Với bác Tô Hoài, nhà văn rất đỗi gần gũi của các bạn đọc nhỏ tuổi, cứ nghĩ bác là người có cá tính rất bình dị và dung hòa. Nhưng khi tiếp xúc và đọc nhiều về bác thì mới có thể nhận ra nhiều điều độc đáo và thú vị. Chẳng hạn như khi đứng trước công việc thì bác luôn nghiêm túc, dứt khoát rạch ròi và quyết đoán. Mặc dù trong đời thường bác luôn hài hước, hóm hỉnh, nhưng con người ấy khi bắt tay vào công việc thì rất đỗi nghiêm túc, cũng như bác luôn ghi lại những chi tiết trong đời thường đã trở thành một thói quen. Với cấp dưới thì bác bảo: “phải biết nghiêm khắc với mình và chịu khó nhận xét, ghi chép nếu muốn viết văn cô ạ” [tr 30]. Bản thân nhà văn Tô Hoài là người rất thẳng thắn và khắt khe với mọi người. Tô Hoài là người có máu lạnh, đối xử lạnh nhạt với mọi người… khi gặp ai cũng chẳng mấy khi bắt tay và cũng chẳng chú ý đến những người xung quanh, hoặc khi nhận ra những chỗ sai sót của một ai đó trong cách viết thì nhà văn Tô Hoài hết sức nghiêm khắc phê bình. Những điều đấy cho thấy trong mắt của nhiều người nhà văn Tô Hoài là người rất đỗi lạnh lùng vô cảm. Thế nhưng, với tác giả thì bác Tô Hoài là con người hết sức đáng yêu và cũng rất đáng trân trọng. Con người ấy có cả một chút ngông, một chút hóm hỉnh nhưng mà thật đáng quý vô cùng.
Quan niệm của tác giả khi làm chân dung là để nói hộ những tình cảm của bao người bạn thân yêu khi nay đã người còn người mất. Nỗi xót xa cho một quá khứ được cất giữ bởi những kỷ niệm ân tình sâu sắc. Bởi tác giả luôn trăn trở khi mà quanh mình thời gian trôi qua và niềm cô đơn như rộng hơn thêm vì sự ra đi không trở về của bao người bạn trong giới văn sĩ. Có thể hiểu, tác giả dựng lên những bức chân dung đời thường về giới văn sĩ không phải chủ yếu để ngợi ca, tôn vinh mà chính để tìm tiếng nói ân tình sẽ chia cùng mọi người. Vì những điều ấy mà tác giả không bao giờ ngần ngại nói đến cả những chuyện cuộc sống
gia đình riêng tư của từng con người và những cá tính cực đoan của họ. Những cảm tình ấy được biểu lộ khi là một lời nói lạnh lùng vô cảm, khi thì nhiệt tình đến lạ lẫm. Thế nhưng trong suy nghĩ của tác giả dành cho mọi người là tràn đầy niềm ân tình và lòng yêu mến.