6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Bức tranh đời sống và không khí văn chương học thuật thời kỳ đổi mới
mới
Tác giả Thanh Nhàn đã từng nhìn nhận về mình: là phụ nữ, nhưng với chị bao giờ cũng nồng hậu, chân chất không có sự đố kị nhau. Những chuyến công tác, những cuộc hội ngộ đã mang lại cho chị nhiều kỷ niệm vừa vui, vừa buồn. Song, âu đó cũng là những bước chuyển của thời cuộc mà mọi người đều trải nghiệm. Thanh Nhàn trong chuyến đi sang Học viện Gorky năm 1987 làm đọng lại bao nỗi ngậm ngùi lẫn niềm vui. Việc mọi người chuyền tai đi mua máy mài mà với mọi người thì chẳng ai biết đó là thứ gì. Việc ấy quan trọng đến nỗi mọi người gặp và luôn chào nhau “Cậu mua được máy mài chưa?”, cả giai thoại vui về Giang Minh Sài và nhà thơ Xuân Quỳnh:
Bây giờ Quỳnh mới hỏi Sài Áo phông đã bán, máy mài mua chưa?
Nhưng những điều đấy bao giờ cũng mang lại một bầu không khí vui vẻ về cuộc đời dưới con mắt của các nhà văn, nhà thơ
Quỳnh hỏi thì Sài xin thưa
Máy mình đã sẵn, nhưng chưa dám mài!
Những lời đối vui xua đi khó nhọc, những cũng đủ dựng lại bức tranh đời sống mà chỉ có người trong thời cuộc mới hiểu được tường tận sự thực trong đời thường ấy.
Nói về thời kỳ đầu đất nước đổi mới, thì quả thực có rất nhiều điều đáng nói. Xã hội chưa ra khỏi sự khủng khoảng trầm trọng, nhà nhà người người phải sống trong cảnh chật vật, trang phục thì thiếu thốn mà lại thô sơ, ngay cả với chính tác giả lúc đi nhận giải thưởng thi thơ thì cũng phải đi mượn áo để mặc. Hay cả trong thời kỳ đổi mới mà nhà thơ Chế Lan Viên mô tả các cửa hàng ở Hà Nội
Gia công qui gai sốp Lộn cổ áo sơ mi
Dán vá ni lông rách Bơm mực bút chì bi.
Thời cuộc thì nhiều sự kiện, con người thì sống cuộc đời đầy khó khăn. Nhưng tất cả những điều đó không hề làm cho ngòi bút sáng tạo của giới văn sĩ bị mờ đi mà trái lại hoàn toàn khác, họ rất tinh tế và sắc sảo. Bức tranh hiện thực cuộc sống dưới ngòi bút các nhà văn, nhà thơ càng sinh động hơn. Nhà thơ Trần Lê Văn làm thơ kiểu Bút Tre:
Không đi không biết Tam Đao (Đảo) Đi thì không có nơi nào mà ngu (ngủ) Một giường nó nhét hai cu (cụ)
Thôi đành ta chịu, đến chu (chủ) nhật về!
Họ là những con người mà bao giờ cũng dạt dào cảm xúc, một trái tim đa cảm. Tất cả những điều đó đã làm nên bao sự thú vị trong những buổi học sáng tác văn chương.
Đến giai đoạn đất nước mở cửa, đời sống có nhiều thay đổi thì các nhà văn nhà thơ lại khổ vì nỗi ưa ăn diện của các bà vợ
Em khoe em có vôi ve
Em bôi em trát em chê tôi già Hôm nay em ốm nằm nhà
Không bôi không trát, em già hơn tôi!
Hay cả nỗi vỡ cười dưới ngòi bút nhà thơ Vương Trọng Răng muốn trắng lại đen
Tóc muốn đen lại bạc Lương mãi chẳng thấy cao Chỉ toàn cao huyết áp!
Những lời thật thốt ra từ niềm riêng của giới văn sĩ trong thời kì đất nước đổi mới đã mang lại cái nhìn toàn cảnh về bức tranh xã hội. Sự thiếu thốn, vất vã chỉ là những thử thách làm bước ngoặc cho ngòi bút sáng tạo càng sắc hơn.
Qua góc nhìn của tác giả, khi nhắc về những cuộc gặp gỡ, những chuyến dự trại sáng tác thì các chị đều nhận ở nhau thật nhiều tiếng cười. Mặc dầu các chị đều là những phụ nữ có tuổi, thế như trong những con người ấy luôn tràn đầy sức sống tình yêu của tuổi trẻ
… Tóc thề lốm đốm điểm sương Lòe xòe váy áo sắc hương đủ màu Cơm ăn toàn mỡ chan dầu
Đi thì loa giục mau mau theo cờ Trên tàu mệt mỏi gật gù
Đến cửa siêu thị thì xô nhau vào Mua mua sắm sắm ào ào
Ở nhà thì tính từng hào từng xu Đã đi, xả láng lu bù…
Bức tranh sinh hoạt và học thuật của giới văn sĩ trong thời kì đổi mới bao giờ cũng như có một luồng sinh khí sôi động tràn trề nhiệt huyết. Có lẽ vì thế mà ngòi bút sáng tác như thêm sức mạnh, cách thể hiện có phần phóng túng và tinh nghịch hơn. Các bài thơ tả chân dung các nhà văn nhà thơ dự trại sáng tác ở Nha Trang năm 1997 đã mang lại một cái nhìn thấu đáo hơn về những nhà văn nhà thơ trong chuyến đi ấy. Họ cũng là những con người bình thường, cũng có ít nhiều khiếm khuyết. Nhưng những con người đáng yêu đó luôn giữ được nét đẹp đầy niềm cảm mến trong lòng độc giả. Chính những kí ức đẹp về những cuộc dự hội trại sáng tác đã làm giới văn sĩ trân trọng tài hoa của mỗi người. Đến với những hội trại sáng tác mỗi người một hoàn cảnh, nhưng khi gần bên nhau thì mọi người đều trẻ trung và tinh nghịch. Song song đó cũng có những nhân vật rất chăm chỉ trân trọng những khoảnh khắc được dự trại như nhà văn Hà Khánh Linh – một cô gái Huế rất đỗi cần mẫn. Chị viết cả ngày lẫn đêm, chỉ trong vòng 20 ngày đã viết hơn một trăm trang tiểu thuyết. Tính chuyên cần của chị đã được tặng mấy vần thơ:
Trại ta có chị Khánh Linh Đêm đêm đốt nến đi rình mạch văn!
Trong những cuộc họp mặt dự hội trại sáng tác, ngoài việc viết lách thì mọi người dành không gian để vẽ cho nhau những bức chân dung vừa châm biếm lại vừa hài hước và thật đáng yêu. Cũng như tác giả tự giễu:
Mắt đeo kính, tóc rụng thưa
Gặp người yêu cũ muốn vờ rằng quên…
Hay với cả lòng khiêm tốn như chị Lý Thị Trung:
Tự biết mình lạc lõng chốn bon chen Tiền chẳng có, tài năng cũng thiếu…
Hoặc là những lời tự giễu của nhà thơ Lam Luyến:
Làng thơ có chị Đoàn Lam Tình dọc thì ít, tình ngang thì nhiều Mới gặp cứ tưởng dễ yêu
Xem trong âu yếm có nhiều chông gai…
Tất cả những điều đấy, đã mang lại cái nhìn nhận phong phú và tinh tế hơn về tính cách, tâm hồn của nhiều nhà văn nhà thơ thời đổi mới.
Với các nhà thơ nữ, bao giờ cũng vui vẻ và nhiệt tình tham gia câu lạc bộ thơ nữ được thành lập từ 1995. Trong câu lạc bộ ấy không chỉ có các thành viên là hội viên Hội nhà văn Hà Nội mà còn có cả các chị không phải là hội viên cũng tham dự bởi vì các chị có cùng niềm say mê là yêu văn chương và đam mê sáng tác. Không khí sinh hoạt câu lạc bộ rất trang trọng. Các chị Anh Thơ, Ngân Giang, Cẩm Lai là những người đều có tuổi nhưng tham gia sinh hoạt rất đều đặn và bao giờ cũng mặc áo dài. Trong những cuộc gặp mặt như thế các chị rất hồ hởi, thích đọc thơ của mình để tặng cho nhau. Câu lạc bộ đã đón nhận rất nhiều đơn xin tham gia, việc này góp phần làm cho buổi sinh hoạt thêm ý nghĩa. Điều đặc biệt, các chị chưa phải là hội viên đều rất thích đọc thơ của mình, thường là những bài thơ lục bát rất dài. Chính những buổi sinh hoạt câu lạc bộ
mở rộng các chị em được đón nhận biết bao chuyện vỡ cười bởi những ý tứ trong thơ của các thành viên mới. Chẳng hạn như sự xuất hiện của một “anh Cường” :
Chắt chiu từ những tình thương Mẹ sinh ra một anh Cường cho con
Cách diễn đạt hai câu thơ cuối này rất giống với hai câu cuối trong thơ Xuân Quỳnh:
Chắt chiu từ những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho em
(Mẹ của anh)
Đó là một sự trùng hợp xem như là ngẫu nhiên, nhưng không hề có sự bình thường chút nào. Từ đấy danh từ “anh Cường” bao giờ cũng được các chị dành cho các anh em trong giới văn sĩ. Thế nhưng tất cả những niềm vui và chút gì suy tưởng về câu lạc bộ thơ, phần vì sự ảnh hưởng nhịp sống trong thời kỳ đổi mới và rồi những buổi sinh hoạt của câu lạc bộ thưa dần. Hiện thực này giúp chúng ta hiểu hơn về không khí học thuật của giới văn chương trong thời kỳ đất nước đổi mới.
2.3. Hình tượng tác giả Phan Thị Thanh Nhàn qua các chân dung văn học