Sự quan tâm đặc biệt đến các bạn văn nữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 56 - 68)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Sự quan tâm đặc biệt đến các bạn văn nữ

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, người phụ nữ hiền thục nhu mì rất dễ gần dễ mến. Nên quanh chị bao giờ cũng có nhiều người quý mến chân tình. Đặc biệt là những người bạn nữ. Mỗi một chặng đường đời chị có thêm những bạn nữ rất chân tình như: Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Lâm Thị Mỹ Dạ, Anh Thơ, Đoàn Thị Lam Luyến, Ý Nhi, Trần Thị Trường, Xuân Quỳnh, Phạm Hồ Thu,… Phan Thị Thanh Nhàn đã khắc ghi vào lòng bao hồi ức đẹp trong tình bạn. Chị xem Dương Thị Xuân Quý như một tri kỉ. Bởi dù ở xa hay gần bên nhau, hay cả trong hoàn cảnh nào thế nhưng Xuân Quý luôn mang đến cho chị Thanh Nhàn những điều hết sức đặc biệt. Chính sự nhanh nhẹn, tinh thần công việc và sự quan tâm đến bạn mà nhà báo Xuân Quý đã làm cho chị Thanh Nhàn không thể quên. Có lần Xuân Quý tặng một lọ hoa và cành hoa nhân ngày sinh nhật của chị. Hơn nữa, chị quý nhiều ở ở cá tính mạnh mẽ quyết đoán, đồng thời cũng hết sức dứt khoát rạch ròi trong công việc. “Nó sống sôi nổi, tự tin, hăng hái và mơ ước lớn lao. Nó có nghị lực và rất rắn rỏi, cương quyết. Đã định làm gì là làm bằng được. Nó chỉ nghĩ đến những mục tiêu lớn mà bỏ qua những chi tiết tầm thường của cuộc sống hằng ngày” [tr102]. Những lời rất thực nhà thơ Thanh Nhàn dành viết về cô bạn gái càng rõ hơn sự quan tâm đặc biệt đến bạn nữ dường nào. Hay một lần nhà báo Xuân Quý bắt gặp thơ của chị Thanh Nhàn đăng trên báo thì người vui mừng nhiều nhất là Xuân Quý và cũng không quên động viên để khơi niềm đam mê nơi người bạn gái. Mỗi một lời nói, một việc làm của nhà báo Xuân Quý dành cho chị đã trở thành những kí ức đẹp đẽ, để rồi khi nhắc về bạn chị không sao quên được những kỷ niệm thiêng liêng của bạn dành cho. Thanh Nhàn khi nhắc về nhà báo Xuân Quý thì lòng chị dâng lên niềm

trân trọng người bạn gái đã từng gắn bó thời tuổi trẻ, những khi cả hai cùng bên nhau sẻ chia những niềm vui cả nỗi buồn. Hai con người như hai thái cực nhưng luôn bổ sung cho nhau. Xuân Quý thì táo bạo, sức sống cháy bỏng, còn nhà thơ Thanh Nhàn thì nhẹ nhàng kín đáo. Thanh Nhàn nhớ về Xuân Quý, người phụ nữ mạnh mẽ, làm lòng chị dậy lên niềm thương cảm. Năm 1967 nhà báo Xuân Quý đã xin đi B mặc dù con gái chị hãy còn quá nhỏ và mặc cho mọi người can ngăn. Việc làm của chị quả thật xứng đáng là người phụ nữ Việt Nam anh hùng, dám đương đầu nguy hiểm, chị bảo: “…Văn xuôi không có thực tế đời sống thì không thể viết. Hiện thực ở miền Nam bây giờ lớn lao lắm, tao không thể yên ổn ngồi ôm con ở ngoài này trong khi ông Quốc (chồng Xuân Quý) và bao nhiêu người khác đang có mặt ở nơi gian khổ nhất. Mày bảo bây giờ đang chiến tranh, cả nước mình có ai sống yên ấm đâu. Ối người còn khổ hơn mẹ con tao. Bé Ly còn có bà, có các bác, các cô” [tr 105]. Những lời chị nói như mang ý chí thép trong người phụ nữ. Để rồi khi nhắc chuyện về Dương Thị Xuân Quý nhà thơ Thanh Nhàn càng da diết xúc động khôn nguôi. “Bây giờ còn có ai vui với chút thành công nhỏ nhoi của tôi, còn có ai thúc giụ tôi làm việc, vạch ra mọi yếu kém của tôi và biết khơi dậy những gì tốt đẹp nhất có thể có trong tôi? Xuân Quý là tấm gương trong, là ngọn roi, là ánh lửa giúp tôi soi mình, tự biết mình, tỉnh táo và tự tin hơn” [tr 106]. Có thể nói rằng Dương Thị Xuân Quý là tri kỷ của chị Thanh Nhàn, nhưng tiếc thương thay chiến tranh đã cướp đi cuộc sống của người phụ nữ luôn hết mình vì bạn bè, vì tổ quốc. Chị ra đi đã để lại bao niềm tiếc thương vô hạn với nhà thơ Thanh Nhàn, với gia đình và những người thân.

Là phụ nữ, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn rất yêu quý và trân trọng các bạn văn nữ, bởi chị hiểu rõ những giá trị sáng tạo và thành quả làm việc của các chị em. Cũng như nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú chẳng hạn, trong đời sống chị là một người phụ nữ hết sức bình dị. Nhưng trong sáng tác thì lại hết sức say mê và cần mẫn. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhà văn Ngọc Tú đã ra mắt bạn đọc liên tiếp ba cuốn tiểu thuyết dầy, mà khi đó cả nước còn sống trong cơ chế bao cấp,

việc để được xét duyệt và xuất bản một cuốn sách là điều thật khó khăn. Cùng thời điểm ấy, nhà thơ Thanh Nhàn “phải được in thơ trong nhiều tập chung, rồi đến một tập ba người”. Những điều đó chứng tỏ chất lượng sáng tác và uy tín của Ngọc Tú trong làng văn. Mỗi tiểu thuyết ra đời sau luôn tạo được một sức hút đến lạ kỳ mà người đọc khó gấp lại, “giở “Hạt mùa sau” ra, tôi đã đọc và không buông sách ra được. Khi gập cuốn tiểu thuyết lại và đứng lên, thì đã ba giờ sáng” [tr 34]. Hành động này thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt, cả một cái nhìn thấu đáo mà hết sức chân tình trân trọng tài năng thực sự của người bạn gái đáng quý. Cũng như nhà văn Ngọc Tú đã rất táo bạo trong việc phản ánh những vấn đề thiết thực của cuộc sống nông thôn nước ta trong hiện tại. Chị đã làm được điều mà ít ai làm. Chị miêu tả một cách tỷ mỉ, chân thực, mạnh dạn và thuyết phục nhiều vấn đề quan niệm về lý tưởng, về đấu tranh lẽ phải, về tình yêu,… mà ở đấy chị mô tả rất sinh động và khéo léo. Đón nhận những điều này nhà thơ Thanh Nhàn viết: “Tôi rất vui thấy Ngọc Tú đã tỏ ra sắc sảo, mạnh dạn khác với sự hiền lành, có phần dè dặt khi viết “Đất làng”. Chị đã thực sự có một bước tiến trong sáng tác” [tr 35]. Điều càng làm mọi người trân trọng hơn ở nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú là nghĩa cử hy sinh cao cả, chị đã biết nghĩ cho mọi người. Với ý thức trách nhiệm và tinh thần làm việc nhà văn Ngọc Tú đã gieo được lòng cảm mến nơi mọi người.

Với tính cách nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, chị có rất nhiều bạn thơ nữ. Trong số đó thì nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là một người có số phận cũng thật thương tâm. Là phụ nữ, hạnh phúc không lâu thì nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - chồng chị - mang trong người bệnh nặng nên chị phải gánh vác lo toan mọi việc trong ngoài. Nhưng cho dù có vất vả, gian lao mấy chị cũng cảm thấy mình rất vui và hạnh phúc, bởi ít nhất lúc ấy cạnh chị vẫn còn có người chồng quý yêu, con gái, người thân và bạn bè. Hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn nhưng luôn dịu dàng, ân tình thủy chung với chồng và gia đình. Chị thật hảnh diện về

người chồng của mình, anh Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chị đã khoe mình được phong là “Hoàng hậu”

… Ta chỉ là vị vua không ngai Ông vua mơ mộng giữa trần ai Em là Hoàng Hậu bên ta đó

Vàng áo giang hồ một dáng mai. [tr 96]

Chị ấm áp với niềm vui nhỏ bé của riêng mình, đồng thời cũng cảm động thay cho nhà thơ Mỹ Dạ, một người sống nặng nghĩa ân tình với đời. Khi đón nhận những tấm lòng nhân ái của mọi người dành cho gia đình trong thời gian nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bệnh nặng, chị luôn khắc ghi bao ân nghĩa ấy. Chị tâm tình với nhà thơ Thanh Nhàn: “Bạn bè, người đọc gần xa ủng hộ giúp đỡ rất nhiều. Nhưng xin chị đừng nêu tên một ai, vì nêu người này quên người khác là không thể được” [tr 98].

Đọc thơ Mỹ Dạ thì khó cảm hết được hình ảnh người phụ nữ giàu đức hy sinh, cao cả và sống chân tình đến như vậy. Nhưng những lúc trò chuyện với mọi người mới có thể hiểu hơn về chị. Chị không bao giờ nói đến bản thân dù rằng ở chị luôn giàu đức hy sinh cho chồng cho con. Có thể nói những thành quả trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đều có một phần rất lớn ở công lao của “Hoàng Hậu” Lâm Thị Mỹ Dạ. Bởi chị là người phụ nữ thật đảm đang tháo vát, đồng thời rất tinh tế và sắc sảo đến vô cùng.

Có lẽ trong các nhà thơ nữ Việt Nam, kể cả Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm… không có ai đã mô tả con người và phong cảnh làng quê Việt Nam bình dị đến thế, trong trẻo và mơ buồn đến thế” [tr 119]. Đó là những lời nhận xét tinh tế của nhà thơ Thanh Nhàn dành cho chị Anh Thơ. Được quen biết nhà thơ Anh Thơ gần 40 năm, Thanh Nhàn đã có những khoảnh khắc gần bên nhà thơ Anh Thơ và cũng có thật nhiều kỉ niệm gắn bó với Anh Thơ, một hồn thơ chân chất, mộc mạc mà vô cùng thiết tha đằm thắm.

Hiểu về nhà thơ Anh Thơ thì sẽ cảm nhận được sự gần gũi thân thiết và chân tình nơi chị. Khi đến với mọi người chị đều dành cho họ tấm lòng nhân hậu của người phụ nữ rất dịu dàng. Nhà thơ Thanh Nhàn đã cảm nhận: “Ngoài việc đọc cho tôi nghe những bài thơ mình mới viết, khuyên tôi nên viết nhiều về Hà Nội và cố gắng giữ được sự mềm mại sâu lắng của nữ tính trong thơ, còn chị thường tâm sự cùng tôi những chuyện rất riêng” [tr 119]. Chị luôn nặng tình cảm, hết lòng quan tâm đến người khác cả lúc nằm trên giường bệnh. “Chị vốn là một người chị rất quan tâm đến người khác” [tr 113]. Niềm trân trọng một nữ sĩ, cả lòng quý yêu đã đưa nhà thơ Thanh Nhàn đến gần hơn với Anh Thơ. Sự chuyển hóa từ tình đồng nghiệp khắn khít đã hóa thành tình chị em ruột thịt. Chị quan tâm đến người thân quen cả trong miếng ăn, sở thích. “Biết tôi thích ăn ốc, chị đã mua về ngâm cho sạch và nhắn tôi trưa hôm chủ nhật ấy đến ăn” [tr 114]. Và chị còn làm cả bài thơ tặng Thanh Nhàn. Hay trong chuyến đi Côn Đảo, chị Anh Thơ đã gieo vào lòng nhà thơ Thanh Nhàn một tình cảm chân tình mà sâu sắc vô cùng. Có thể thấy đó là những việc làm hết sức bình thường, nhưng có thể hiểu là tình cảm của chị Anh Thơ thân thiết biết dường nào. Chị Anh Thơ luôn sống nặng nghĩa ân tình, vì thế nên cho dù chị có đi đâu và ở đâu, trong người nữ sĩ ấy cũng luôn dành được sự chân tình của mọi người. Thời gian sau giải phóng, chị Anh Thơ về sống nơi quê chồng ở Sài Gòn và chị đã cho xuất bản tập thơ

Quê chồng, đó cũng là những tình cảm của chị với miền Nam. Ở một mặc khác, chị Anh Thơ rất thật thà. Chị rất mộc mạc, chịu thương, chịu khó và luôn tha thứ cho người khác cứ như là một thói quen mà không hờn trách ai cả. Chị có tính cách là vậy, nhưng tinh thần làm việc thì rất bền bỉ, mặc dù tuổi đã ngoài 80 vẫn miệt mài sáng tác mà không chút mệt mỏi. Đó là điều mà ai cũng cảm mến ở tài năng và tinh thần của chị. Chị luôn tranh thủ đi tham quan rất nhiều nơi để mở rộng tầm nhìn cuộc sống. Mặc dù chị Anh Thơ sống hiền lành và giàu tình cảm vậy, nhưng trong con người ấy cũng rất đứng đắn cương nghị và hết sức rạch ròi. Như việc bài báo đăng không đúng sự thật về cuộc đời chị thì chị cũng thật

mạnh mẽ phản ứng để bảo vệ danh dự của mình. Những hành động đó mới thật là tính cách của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

Trong quyển Chân dung văn học, tác giả Thanh Nhàn đã kể lại rất nhiều ký ức sâu sắc về các bạn nhà văn nhà thơ nữ. Với chị đó là những chi tiết rất đáng quý trong cuộc đời mình, điều này đã thôi thúc chị làm nên một tập chân dung mang giá trị tình cảm sâu nặng. Sự gắn kết tình bạn giữa chị và nhà thơ Bùi Kim Anh ngày càng khăng khít cũng chính là tình chân thật giữa hai người phụ nữ dành cho nhau. Cũng như nhà thơ Thanh Nhàn nhận định nhà thơ Bùi Kim Anh – dịu dàng và cam chịu. Nhà thơ Kim Anh quen biết chị Thanh Nhàn thông qua con đường nghệ thuật ngót hơn 30 năm, ngần ấy thời gian gần gũi đủ cho chị tỏ lòng quý mến và cảm kích. Nói về nhà thơ Kim Anh là nói đến con người nặng ân tình. Chị rất cảm kích nhà thơ Thanh Nhàn đã cho đăng báo thơ chị khi còn chưa quen biết. Chị là người rất đáng mến, dù cuộc sống có khó khăn chật vật, nhưng bao giờ cũng vẫn cam chịu nhận về mình những khó khăn. Có thể nói đấy là nét đẹp đáng quý trong phẩm chất người giáo viên ấy. Dù khó khăn đến mấy, chị vẫn luôn quan tâm đến người khác, “chị rất chu đáo với bạn bè” [tr 228]. Với riêng mình cuộc sống có bao khó nhọc, vậy mà nhà thơ Kim Anh của chúng ta luôn nghĩ đến bạn bè, sẵn lòng sẽ chia những niềm đau nỗi khó nhọc của người khác. Quả thật trong người phụ nữ bình dị ấy luôn toát lên vẻ đáng quý. “Nghe tin ai yếu mệt hoặc có bố mẹ già cả, ốm đau là thế nào chị cũng rủ tôi đến thăm ngay… chị cũng không nhuộm tóc như phần lớn người cao tuổi hiện nay, vì chị bảo, một là quá bận, hai là chả thiết làm đẹp nữa!” [tr 228]. Có lẽ, với người phụ nữ luôn mang trong mình cuộc sống cam chịu nên thơ của chị cũng chất chứa nỗi sâu thẳm buồn thương da diết. Chị Thanh Nhàn nói: Tôi cũng nhận ra những nỗi niềm sâu lắng, thiết tha, rất thương bản thân mình cũng như vô cùng chia sẻ với bao phận người còn vất vả [tr 228]. Đọc thơ Kim Anh càng thấu hơn nỗi cam chịu và có cả lòng vị tha trong sự dịu dàng của người phụ nữ - một con người trải nghiệm lẽ đời và nhận ra chân lí của cuộc sống là nỗi hẫm hiu

riêng mang của người phụ nữ. “Thơ Kim Anh là nỗi niềm của một người phụ bạc mà không oán hận, chỉ tự trách mình. Đó là tâm hồn thật là trong trẻo, thật là cao đẹp và bao dung” [tr 229]. Khi gần gũi một nhà thơ Kim Anh trong cuộc sống thực thì mới hiểu hết được tấm lòng chân thật mà vô cùng cảm mến của chị. “Ngoài đời, Kim Anh luôn là một bạn gái tin cậy, có thể chia sẻ mọi điều mà không cần e ngại. Chị và tôi như hai chị em gái rất thân thương” [tr 230]. Nhà thơ Bùi Kim Anh dịu dàng, đằm thắm đã luôn chiếm được cảm tình sâu sắc với người tiếp xúc, mặt khác trong con người ấy có cả cuộc sống cam chịu cũng là điều thật đáng thương đã lưu dấu vào lòng những người đã từng yêu mến.

Có thể nói mỗi một con người đều có một phong cách cá nhân, với nhà thơ nhà văn thì phong cách ấy càng được biểu lộ rõ hơn qua ngòi bút sáng tạo nghệ thuật. Là phụ nữ, nhưng ngòi bút của chị rất mạnh mẽ và sắc sảo vô cùng, chị dám nhìn và phản ánh đúng sự thật của vấn đề. Mặc dù trong giai đoạn đất nước đang bắt đầu trên con đường đổi mới, cái thời điểm mà mấy ai dám phơi bày cái sự thật mờ nhạt của cuộc sống. Vậy mà nhà văn Trần Thị Trường là một người dám viết, dám sống theo ý mình. “Trần Thị Trường đã tự khẳng định mình là môt cây bút nữ đáng nể” [tr 234]. Nếu nói nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú cần mẫm và say mê thì nhà văn Trần Thị Trường lại luôn đam mê sự hoàn hảo. Các tác phẩm của chị rất nhiều chi tiết sinh động về đời sống của tâm hồn con người, nhất là

Một phần của tài liệu Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 56 - 68)