6. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Lựa chọn các chi tiết đặc sắc
Viết chân dung văn học thì đã có rất nhiều tác giả, nhưng mỗi một ngòi bút đều có những nét tinh tế sắc sảo riêng biệt. Điểm quan trọng ở đấy là cung cấp tư liệu đầy đủ, độc đáo về đối tượng là một trong những mục tiêu của văn học. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi đối tượng đó là những nhà văn, nhà thơ, những con người đã từng được độc giả yêu mến và trân trọng. Vì vậy việc lựa chọn chi tiết đắt, có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật là một cách thức tạo sức lôi cuốn của thể tài đặc biệt này. Mặt khác, thể tài này có dung lượng hạn chế, chi tiết luôn cần có sự chắt lọc, là những tiêu chuẩn trong nghệ thuật dựng chân dung văn học.
Đọc chân dung văn học Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi có một niềm cảm nhận lúc thì như một thiên truyện ký, lúc thì như một tản văn mà ở đó, chất văn chương được sử dụng như một thế mạnh, khiến người đọc như vỡ òa tiếng cười trong từng câu chuyện vui, khi thì xót xa da diết cho những cảnh ngộ éo le, chua chát của những người bạn.Và ở đó còn là cảm xúc, cái nhìn của một nhà văn, mà sự tinh tế, nhạy cảm đạt đến độ có thể đưa người đọc vào thế giới riêng của mỗi nhân vật cùng bao nỗi niềm vui buồn. Đó là chân dung về những người bạn mà giờ đây người còn, người mất nhưng chưa bao giờ tác giả quên về họ. Từ những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ngỡ như rất đỗi quen thuộc với người đọc, nhưng qua cái nhìn của tác giả, chị đã khơi những kí ức quý giá để mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về các bạn trong giới văn sĩ.
Những chi tiết đặc sắc ấy có thể là một lời nói, một hành động, một khoảnh khắc,… dưới cái nhìn trân trọng hay phê bình nhưng quan trọng là làm nổi bật chân dung nhân vật phản ánh. Với ngòi bút tinh tế sắc sảo tác giả đã khắc họa rõ nét từng chân dung của những bạn thân trong giới văn sĩ mà tác giả đã
từng được quen biết và gần gũi. Những chi tiết về các nhân vật tác giả xây dựng rất đời thường và cũng rất ngẫu nhiên gắn với nhân vật trong cuộc đời, số phận và tính cách của họ. Để làm được những điều đó thì với tác giả quả thật là ưu ái, chị đã từng được gần gũi, được sẽ chia thật nhiều kí ức khi vui, khi buồn trong những năm tháng bên nhau. Đọc từng chân dung nhân vật thì mới thấy được hết sự tinh tế của tác giả và cả tính tỉ mỉ đáng quý của người phụ nữ. Tác giả khắc họa tập trung vào những nét rất đời thường và bình dị của mỗi nhân vật trong cuộc sống thông qua mỗi tác phẩm, bài thơ hoăc câu thơ của họ để xâu chuỗi lại rồi người đọc tự suy ngẫm. Ngoài việc vẽ chân dung, tác giả còn là nhân chứng nhân thuyết phục để mang đến cho bạn đọc cái hình ảnh rất thực của mỗi một nhân vật trong đó. Những cuộc chuyện trò đối thoại trực tiếp, tác giả đưa người đọc vào những câu chuyện một cách cuốn hút, từ chuyện đời sống sinh hoạt đến cả những chuyện đời riêng tư éo le nhiều nỗi. Có lẽ, với tác giả Thanh Nhàn, chị bao giờ cũng dành tình cảm ưu ái đặc biệt cho mọi người từ các bậc đàn anh trong giới sáng tác đến cả các chị em trong làng thơ văn. Cũng bởi vậy, nên trong mỗi bài viết chúng tôi đều cảm nhận tình sâu sắc chân thành nơi họ cho nhau. Có thể đôi khi đó chỉ là những sẽ chia từ vài thùng nước, sự cảm thông ở thói quen đi muộn, hay một tấm lòng xúc động trước hoàn cảnh thương tâm của bạn,…
Chẳng hạn như khi viết về Tô Hoài thì mọi người đều có cùng quan điểm là nhà văn Tô Hoài bao giờ cũng rất chi tiết. Có lẽ, ông đã sử dụng con mắt rất tinh của mình để nhìn đời, quan sát thật cụ thể, tỉ mỉ và ghi chép cần mẫn. Đồng thời, trong công việc ông rất nghiêm túc, tự mình quan sát theo dõi nắm bắt tiến trình công việc để tránh một sơ xuất gì. Khi xử lí việc thì bao giờ ông cũng có cái tài và cái tầm mà rất nhiều lần là người chứng kiến, tác giả Thanh Nhàn đều luôn mến phục. Dựng chân dung các bạn nữ trong giới văn chương, chị mang đến cho bạn đọc cái nhìn rất đời thường nơi những con người tài năng ấy. Tác giả ghi chép rất nhiều câu chuyện đầy kỉ niệm về những bạn nữ thân yêu, mà qua
đó mọi người đều nhận ra rằng nơi các chị bao giờ cũng rất nặng ân tình và cả lòng mến mộ tài năng của nhau. Kể chuyện về chị Anh Thơ thì hình ảnh của chị bao giờ cũng cao đẹp dịu dàng như người chị ruột thịt thương yêu dành tình cảm cho đứa em út. Hay những chuyện dâng trào tiếng cười về bao người bạn gái tài sắc từng là tâm điểm của mọi người, nhưng cũng có khi đa đoan truân chuyên trắc trở. Mà trong mỗi câu chuyện đó tác giả có rất nhiều kí ức thiêng liêng không sao quên được, để rồi trong niềm da diết ấy chị đã quyết định hoàn thành tập chân dung như một lời cảm ơn cái tình của bao bạn bè trong giới văn sĩ và qua đấy người đọc có cái nhìn nhận thực tế hơn ở mỗi khía cạnh con người trong giới văn chương ấy. Với tác giả điều quý giá nhất đó là chị đã có một thời gian khá dài được công tác bên cạnh những con người tài hoa đặc sắc. Bởi lẽ này, chị đã nhận ra họ là những con người rất đời thường, mặc dù thành quả lao động nghệ thuật của họ bao giờ cũng được mọi người trân trọng quý mến. Thật vậy, chỉ có những người đã từng gần gũi và hiểu nhau nhiều đến như vậy thì mới có những trang viết rất tinh tường về mỗi nhân vật trong đó. Từng cảnh đời, cảnh người được tái hiện trong góc nhìn cận cảnh, chính xác, chân thực. Từ đó có thể hiểu hơn giá trị của chi tiết đặc sắc luôn mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện từ nhiều phía trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Riêng đối với các nhà văn, nhà thơ mà tác giả có điều kiện gần gũi nhiều hơn, họ đã gắn bó cùng nhau trong công tác thì được viết kỹ hơn, nhiều hơn những nét thuộc về tính cách, số phận,… Việc xây dựng kiểu nhân vật này, nhà văn chọn chi tiết rất đời thường, không cầu kỳ, hoa mĩ và miêu tả chùng theo những dòng tâm sự hồi ức như là những chuyện đã được xếp đặc sẵn đâu vào đấy cả, từ cái này gợi ra cái kia một cách tự nhiên nhưng hết sức độc đáo thú vị vô cùng.
Trong quá trình dựng chân dung, tác giả ngoài việc chú trọng những khía cạnh nổi bật, tài hoa của mỗi con người cốt để cho bạn đọc đón nhận được đó là những chi tiết đặc sắc, có ý nghĩa và liên quan đến bản thân mình. Nào là từ những chuyện trong sinh hoạt văn chương trong các lớp dự trại sáng tác, những
chuyện trò của bạn đồng nghiệp trong mỗi cuộc gặp gỡ. Tất cả nhằm mang đến cho mọi người một cái nhìn gần hơn ở các nhà văn, nhà thơ. Như Dương Thị Xuân Quý thì mạnh mẽ quyết đoán, dám đương đầu ra nơi mặt trận, mặc cho mọi người can ngăn. Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến thì đa đoan với đời. Nhà thơ Bùi Kim Anh lại là người phụ nữ rất dịu dàng nhưng luôn cam chịu nơi số phận. Hay một nhà văn Trần Chiến - con người tính cách gốc Hà Nội, không hòa lẫn vào đâu cả,… Từ mỗi câu chuyện về họ, người đọc thực sự bị cuốn hút, lay động bởi cái tình chân thật của người viết. Đó là những cảm tình thiết tha sâu lắng của chị dành cho chị Anh Thơ trong bài Tháng ba Hà Bắc
Như là em bé lắm thôi Đưa tay chị dắt lên đồi Tháng ba
Cuối xuân – gạch nối hai mùa Quả chưa kịp mảy, hoa vứa tàn rơi Có gì thương quá chị ơi
Bạc màu chân ruộng, quả đồi cằn khô Em về quê chị trung du
Càng thương ai suốt tuổi thơ nhọc nhằn…
Viết về Tô Hoài tác giả dành rất nhiều cảm xúc về bác, khi thì gần gũi thân tình, khi thì tôn trọng nể phục ở cái tài năng nổi bật của nhà văn Tô Hoài. Trong đó điều đáng chú ý nhất là các chi tiết tác giả dành để phát họa bức chân dung nhân vật vừa gần gũi vừa thân tình này rất đặc biệt. Nổi bật là cái tài hóm hỉnh làm thu hút mọi người chung quanh, sự cuốn hút từ cách kể chuyện thật lạ thường. Nhà văn kể chuyện đi Lào, bảo rằng Phật đẹp “Đẹp đến nỗi nhìn Phật cứ muốn cầm tay”. Cả những lúc chuyện phiếm bao giờ cũng mang đến cho mọi người một bầu không khí vui tươi phấn khởi. Hơn thế nữa, nhà văn còn là người rất chi tiết trong đời thường “cặm cụi khâu lại chiếc quần mặc trong nhà cũ quá, đã sứt chỉ”. Hay cả trong sáng tác, ông cũng rất rạch ròi trong mỗi một chi tiết.
Điều này đã làm nhà thơ Thanh Nhàn cảm phục vô cùng. Nhận xét về truyện “Hoa mặt trời” của chị, nhà văn nói: “Tôi thấy cô chưa chịu khó nhận xét. Ví dụ con đê ở quê tôi không giống đê Yên Phụ của cô đâu. Cả nghĩa trang làng Chuông cũng khác nghĩa trang trong quê Tứ Liên của cô. Rồi lá làm nón lấy từ đâu, ngâm rửa phơi phóng thế nào, chỉ khâu nón bằng gì, cô vẫn chưa biết mà đã dám viết rồi đúng không?...”[tr 130]. Đó là những lời chân tình, cũng là tình cảm sâu sắc về một nhà văn tài hoa sống giàu tình cảm và luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc, đồng thời biết nghĩ cho mọi người. Qua cái nhìn của một nhà thơ nữ, trong tập chân dung chị đã đưa những chi tiết rất đời thường để xây dựng nhân vật, và cách thể hiện này đã giúp tác giả xây dựng thành công từng hình ảnh rất riêng, rất độc đáo của mỗi chân dung.