Bức tranh đời sống và không khí văn chương học thuật thời chống Mỹ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68 - 72)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Bức tranh đời sống và không khí văn chương học thuật thời chống Mỹ

Mỹ

Giới văn nghệ sĩ trong cuộc sống thời kỳ chống Mỹ đã có sự đóng góp không ngừng nghỉ và không mệt mỏi. Mặc dù, họ có cuộc sống đời thường vất vả là thế, nhưng bao giờ cũng rất lạc quan vui vẻ, cũng là tinh thần của tuổi trẻ. Dưới ngòi bút của nhà thơ Thanh Nhàn, chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu và thông cảm hơn cho giới văn sĩ trong thời kỳ đất nước chiến tranh. Cuộc sống chật vật, thiếu thốn ấy với họ chỉ là những tạm thời, và điều trên hết vẫn là niềm vui. Những buổi tham dự trại sáng tác, những cuộc trò chuyện,… tất cả đều là những kí ức đẹp được tác giả nhớ nhiều, dù đó chỉ là những chuyện sinh hoạt đời thường, như nhớ nhiều về món canh dưa nấu cá với nhiều rau sống, hay bữa ăn ốc luộc đã làm cho tình cảm anh chị em trong giới văn sĩ trong trại sáng tác thời ấy càng quý nhau thêm. Cũng chính những chuyện tình cờ mà bạn đọc có thể đón nhận nhiều hơn bao hình ảnh đời thường trong những người làm nghệ thuật và những tài hoa thật sự. Chỉ nghe một cuộc ăn ốc mà cũng đủ để nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Lý làm nên bài thơ

Cách tường khoan nhặt phách sênh Long thành nhạc hội âm thanh rộn ràng Nghiêng tai nghe kỹ bàng hoàng

Không khí học thuật ấy đã mang đến cho công chúng sự nhìn nhận chân thật. Mỗi một cảm xúc sâu sắc, nhạy bén và tinh tế của giới nghệ sĩ được tác giả ghi lại bằng ngòi bút tự nhiên, nhưng vô cùng cảm mến. Cũng bởi những tình cảm chân thật của đồng nghiệp đã giúp các nhà văn, nhà thơ thêm gắn kết để phát huy tài năng. Không chỉ thế mà trong những cuộc gặp gỡ bao giờ cũng rộn vang tiếng cười từ những câu chuyện rất bình thường nhưng thật có duyên. Có lẽ, những chuyện ấy chỉ có trong những cuộc sinh hoạt của giới văn sĩ thời kỳ ấy mà thôi.

Như bao người nghĩ, giới văn nghệ sĩ làm văn làm thơ là làm những chuyện thơ chuyện thẩn. Nhưng không, chính những chuyện đời thường đó qua con mắt của giới nghệ thuật đã trở thành bức tranh sinh động của cuộc đời. Có thể từ chuyện về vẻ đẹp của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng trở nên đề tài chú ý thật nhiều và niềm vui đó làm mọi người trở nên gần gũi, quý mến nhau.

Những niền vui trong không khí sinh hoạt nghệ thuật của giới văn chương có thật nhiều. Có thể từ những câu chuyện trò vui vẻ, những chi tiết cuộc đời, phong trào sáng tác thơ độc vận,…

Trẻ nhất lớp tôi là cô Mỹ Dạ Vì chưa có chồng nên ai cũng gạ

Các chàng đến với cô thường đem theo búa tạ Nếu không yêu được cô thì nằm ăn vạ

Có khi cho ra cả mùi hương, mùi sạ Cô thường nhăn nhó kêu “chi lạ!”…

Hay cả bài thơ dành cho nhà thơ Duy Khán: Trưởng lớp tôi là anh Duy Khán Trông xa thì được nhìn gần thì ngán Tôi cứ tưởng anh là người Mán Ấy thế mà gặp cô nào cũng tán Rồi mời các cô ra quán

Có cái gì cũng bán

Để lấy tiền mời em ăn bánh rán Ôi! Chán ơi là chán

(Nói vụng thôi kẻo anh ấy oán!)

Và cả bài thơ độc vận “ừ” Chị Đỗ Thị Từ Trông lừ đà lừ đừ

Ấy thế mà có chuyện rất cừ

Bốn con rồi mà chồng bảo đẻ nữa vẫn ừ Không nuôi được thì bỏ sừ

Rồi lại tha hồ rên hừ hừ!...

Từ những bài thơ như vậy có thể nói một lời cũng khó mà hiểu hết về giới văn sĩ trong thời kì đất nước chiến tranh lửa đạn bom rơi. Nhưng cũng đủ nhận ra điều rõ ràng rằng chính họ là những người nói hộ cho thời đại và trong đó luôn có cả những tiếng cười xua đi nỗi vất vã. Đất nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ quả đầy cam go thử thách. Sự hy sinh không màng bản thân, một tinh thần chiến đấu quên mình vì tổ quốc. Trong trận đầu hỏa tuyến đó có cả những nhà văn, nhà thơ: Bùi Minh Quốc, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật,… Họ chính là những anh hùng vừa cầm súng chiến đấu và cũng đồng thời cầm bút. Dù trải qua những ngày tháng gian khổ nơi chiến trường, nhưng hiện thực đó đã làm cho ngòi bút thêm các anh chị sắc sảo hơn. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thổ lộ: “Mùa hè này rất nhớ Hà Nội. Nhớ con đường sấu Phan Đình Phùng. Nhớ một thời Hà Nội không quen với một ai mà đâm nhớ tất cả. Bao giờ mới trở lại Hà Nội đây?” Thế nhưng những khó nhọc đó không làm chùng bước người lính. Hơn thế, các nhà văn, nhà thơ càng chắt tay súng và vững ngòi bút. Thực tế đã có thật nhiều cây bút xuất sắc cho ra đời các sáng tác trường tồn với thời gian. Tất cả những điều đó đủ cho thấy không khí văn chương học thuật thời kỳ chống Mỹ diễn ra thật sôi nổi trong trái tim yêu

nước của giới văn nghệ sĩ. Nơi chiến trường súng nổ, bao nhiêu hiểm nguy, nhưng ngòi bút nhà thơ vẫn miệt mài. Điều này có thể hiểu tường tận qua những vần thơ vô cùng xúc động của Phạm Tiến Duật

Trái ngót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè,

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông sáng những đêm thâu Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi, chạm vào sức nóng … Ôi ngọn đèn lửa

Có nửa cuộc đời trong ta ấy Giặc muốn cướp đi

Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy

(Lửa đèn)

Hay với cả bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính thật không thể có thơ thốt ra khi không trực tiếp nơi chiến trường, chưa trải qua bao cảm xúc đời thường thì không thể có cảm xúc tinh tế đến vậy.

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng

Tập chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn phần nhiều dành để dựng chân dung của nhiều bạn thơ, bạn văn. Nhưng đồng thời tác giả cũng đã tái hiện lại bức tranh học thuật trong thời kì chống Mỹ và thời kỳ đổi mới với bao cảm xúc về những cuộc hội ngộ. Điều đó mang đến một cái nhìn vô cùng cảm mến về tinh thần sáng tạo của giới văn sĩ trong những hoàn cảnh khác nhau. Các anh, các chị đã lưu lại thật nhiều tiếng cười và niềm vui trong lòng công chúng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w