6. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi đời sống
Ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm cũng như nhân vật văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng được mọi người nhìn nhận là một nữ nhà thơ dịu dàng đằm thắm. Ngôn ngữ thơ của chị thì ấm áp ngọt ngào, còn khi xây dựng chân dung văn học chị rất khéo dụng ngôn ngữ đời sống. Từ những lời ăn tiếng nói đời thường, nhà thơ đã mang đến cho người đọc những hình ảnh chân thực. Như một nhà văn Nguyễn Tuân mà mọi người biết, bác rất tài hoa và đa tài. Nhưng trong cái con người ấy cũng rất đời thường, cũng trẻ trung, hóm hỉnh. Viết về Tô Hoài thì trước đó có rất nhiều người đã dựng chân dung của bác, nhưng qua cái nhìn của nhà thơ Thanh Nhàn, bác Tô Hoài là người có nhiều điều thú vị hơn cả. Trong tập chân dung văn học của tác giả Thanh Nhàn nhận ra rất rõ cái hình ảnh dung dị đời thường và hết sức gần gũi ở nhà văn Tô Hoài. Tác giả không phát họa chân dung bác bằng ngôn từ trao chuốt mà chỉ sử dụng ngôn ngữ đời sống.
Mặt khác có lẽ do tính chất của thể tài này, nên hình ảnh chân dung các nhân vật xuất hiện bao giờ cũng rất đời thường. Họ là con người của giới nghệ thuật, luôn sống thật với đời và mang những cái đẹp đến cho con người. Ở họ trong đời thường không có thứ ngôn ngữ gọi là cầu kỳ, hoa mỹ mà là sự bộc trực và giản dị vô cùng. Điểm qua tập chân dung thì có rất nhiều từ ngữ của đời sống mà mọi người từng nghe thấy giữa cuộc đời. Như lời trách móc đầy cảm mến của bác Tô Hoài dành cho tác giả: “Cô này cù lần quá”. Cả trong cách xưng hô trò chuyện cũng rất tự nhiên, với những người bạn thân thiết của mình các chị gọi nhau “mày – tao” hết sức thân tình. Hoặc cả những ngôn từ mà hiếm thấy trong tác phẩm văn học, cũng như cách dùng từ “oách” vừa lạ lại vừa gần. Cũng như Nguyễn Khoa Điềm dùng từ “khắc khổ” trong những ngày còn ở rừng, và có cả những cuộc trò chuyện vui cùng bạn bè mà gọi là “chuyện trò tào lao”.
Hay ngôn từ của nhà thơ Vương Trọng: “Bọn này láo quá”. Những lời Xuân Quý dặn dò từ chuyến đi thực tế: “Mày nhớ đừng nói với ai là tao đã về nhé. Các bà mẹ chồng của tao ở báo mà biết tao về là ốp làm đủ thứ linh tinh,…”, cùng những lời trách yêu của bạn: Mày “đàn bà” quá. Cả với những cuộc chuyện trò của các chị mà nhà thơ Thanh Nhàn gọi là “tán róc”. Cùng cách xưng hô hết sức gần gũi của nhà thơ Bằng Việt, anh đã gọi chị Thanh Nhàn bằng “bà”,… Điểm qua tập chân dung của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi có chung một quan điểm là tác giả không có sự trau chuốt ngôn từ để vẽ nên chân dung của các bạn văn thơ mà trái lại tất cả các chân dung ấy hiện lên rất tự nhiên qua ngôn ngữ giản dị và đời thường của cuộc sống.
Tóm lại, tập Chân dung văn học của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn là thành tựu điểm dấu trong sự nghiệp văn chương của chị. Tác giả thành công trong nghệ thuật dựng chân dung các bạn văn nghệ sĩ. Các chân dung đó được dựng lên bằng ngôn từ nghệ thuật đời sống rất giản dị. Chị khéo léo trong cách lựa chọn tình tiết đặc sắc nhằm góp phần mang đến cho người đọc cái nhìn rõ nét và tinh tế về mỗi nhân vật. Đồng thời, nhà thơ cũng chú trọng phát họa nhân vật bằng cả các giọng điệu từ đằm thắm đến suy nghiệm triết lý và có cả giọng hài hước, hóm hỉnh.
KẾT LUẬN
1. Thể tài chân dung văn học vẫn được xem là một thể còn mới trong dòng lịch sử phát triển văn học dân tộc. Hơn nữa, trong bối cảnh giao lưu văn hóa sâu rộng, cùng với sự bùng nổ thông tin như hiện nay thì thể tài này đang mở ra với nhiều cơ hội phát triển mạnh. Đồng thời trên các báo chí văn học, và cả các tờ nhật báo đã xuất hiện ngày một nhiều về số lượng tác phẩm và lực lượng sáng tác chân dung văn học. Người viết đã có những nhìn nhận dành riêng cho mục chân dung trong phương diện khá rộng. Mặt khác, trên lĩnh vực điện ảnh các nhà làm phim bắt đầu chú ý đến thể tài này. Trong đó những gì mà các nhà văn làm được ở mảng văn học này cũng được nhìn nhận là sự đóng góp có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn lại giới văn sĩ nơi đời tư. Cũng bởi lẽ này mà việc nghiên cứu các sáng tác chân dung văn học không chỉ giúp chúng ta hiểu đúng về con người, mà còn thấu đáo những hoạt động nghệ thuật của họ. Những đóng góp đấy cũng là nền tản có ý nghĩa thúc đẩy cho sự phát triển thể tài chân dung văn học Việt Nam trong đương đại.
2. Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại dựng lên nhiều chân dung, hình tượng nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ vô cùng sinh động, mang đến một cái nhìn thực về cuộc đời của con người, là một minh chứng sống vô cùng thuyết phục trong hiểu biết của mọi người về các nhân vật nổi bật. Từ cảm hứng chân thực, tác giả cung cấp một tư liệu sáng tạo mang giá trị thật về những con người của thời cuộc. Chính tính chân thật và sự hấp dẫn của những chân dung văn học đã góp phần làm tăng khả năng hiểu biết toàn diện và cả trong sự miêu tả tính cách nhân vật trên giá trị hiện thực được tác giả phản ánh. Tác giả không chỉ kể những câu chuyện gắn bó đời thường để giải thích, hay minh bạch mà là hướng đến cái giá trị chân chính nơi những con người ấy cần được nhìn nhận đúng sự thật. Điều này giúp người đọc hiểu rõ những gương mặt nổi bật trong giới văn chương, mà mỗi con người trong những điểm riêng cá thể khi tinh tế sâu sắc, khi hóm hỉnh, khi đa đoan,… Cũng qua đó người đọc nhận thức được một mảng hiện thực, những khoảng trống trong văn học và những lí giải thấu đáo đời sống văn học nghệ thuật.
3. Trong tập chân dung văn học Sự cực đoan đáng yêu, Phan Thị Thanh Nhàn dựng chân dung các bạn văn bằng những cảm xúc chân thành về những kí ức đẹp và quý giá của những người bạn trong giới văn chương. Bằng ngôn ngữ đời sống, rất chân thực và gần gũi, tác giả đã gieo được tình cảm quý mến về các bạn văn, thơ vào lòng độc giả. Đó là chân dung những con người rất bình dị, nhưng rất cao đẹp ở thái độ, quan điểm và lý tưởng sống, như: Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Dương Thị Xuân Quý, Anh Thơ, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vũ Quần Phương, Bùi Kim Anh,…Các chân dung không xây dựng bằng ngòi bút trau chuốt của ngôn ngữ thơ mà tất cả đều là những chuyện kể rất thực khi vui, khi buồn, cách kể rất có thần và súc tích. Tác giả rất trân trọng những cống hiến của họ cho nghệ thuật và cảm thông xót xa cho những số phận éo le, hay cả những giá trị hiện thực bị nhìn nhận sai sự thật, để nêu cao tiếng nói của cái lẽ phải cần được giữ gìn.
Các chân dung còn dựng lên được không khí học thuật trong thời chiến và thời bình, và đó đều là những ký ức thiêng liêng. Những cuộc hội ngộ trong lần dự trại sáng tác, hay chuyến công tác cùng mọi người, tất cả đều được tác giả ghi lại bằng cảm xúc chân thành.
4. Qua chân dung văn học, bạn đọc thấy rõ Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng mà còn là người viết chân dung văn học thành công. Đây cũng là một đóng góp đáng ghi nhận của Phan Thị Thanh Nhàn đối với đời sống văn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
3. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lý luận, tác giả và tác phẩm (tập một), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Jean Chevealier (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng. 5. Đào Ngọc Chương (2010), Truyện ngắn dưới ánh sáng so sánh, Nxb Văn hóa
thông tin.
6. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lí luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Ilia Êrenbua (1978), Những người cùng thời, Nxb văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Xuân Giang (2003), Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vương Trí Nhàn, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh.
10.Macxim Gorki (1970), Gorki bàn về văn học, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 11.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1992), Từ điển
thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12.Nguyễn Thế Hiền (2011), Tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại học Vinh.
13.Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội. 14.Nguyễn Thái Hòa (1999), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục. 15.Nguyễn Thái Hòa (2004), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học (Tái bản
lần thứ nhất), Nxb Giáo dục.
16.Khrapchenko. M.B (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
17.U. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18.Nguyễn Quốc Luân (1999), Chân dung văn học-Lịch sử thể loại-đặc trưng, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
19.Phương Lựu (Chủ biên), (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20.Phương Lựu (2009), Vì một nền lý luận văn học dân tộc – hiện đại, Nxb Văn
học.
21.Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Dẫn luận nghiên cứu tác giả văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22.Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
23.Phan An Na (2008), Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại học Vinh.
25.Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
26.Phan Ngọc (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội.
27.Lã Nguyên (1998), “Văn học Việt Nam trong bước ngoặt Nxb Văn học, Hà chuyển mình, Văn nghệ. (45).
28.Đoàn Văn Nhã (2007), Phác thảo mười lăm chân dung văn học, Nội. 29.Phan Thị Thanh Nhàn (2010), Sự cực đoan đáng yêu, Nxb Hội nhà văn. 30.Nhiều tác giả (1995), Một thời đại mới trong văn học, Nxb văn học, Hà Nội. 31.Nhiều tác giả (2006), Chân dung và các nhà văn hiện đại Việt Nam, tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32.Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 1, 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33.Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội.
34.Nguyễn Khắc Phê (2006), Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
35.Huỳnh Như Phương (1993), “Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình”, Văn học, (1).
36.Pospelov G, N (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội. 37.Nguyễn Văn Quang (1996), Mảng chân dung văn học trong sáng tác của Tô
Hoài, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh
38.Sartre.J.P (1999), Văn học là gì, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
39.Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.
40.Trần Đình Sử (1986), “Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn học ta thập kỉ qua”, Văn học, (6).
41.Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42.Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại (Tài liệu BDTX chu kì 2 1992-1996 cho giáo viên văn cấp II),Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ giáo viên, Hà Nội.
43.Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44.Trần Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
45.Trần Đình Sử (2002), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46.Trần Đình Sử (chủ biên, 2004), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử
(Phần 1), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
47.Trần Đình Sử (chủ biên, 2008), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử
(Phần 2), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
48.Nguyễn Trọng Tạo (1981), Con đường của những vì sao, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
49.Hồ Anh Thái (2005), Họ trở thành nhân vật của tôi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
50.Hoài Thanh, Hoài Chân (1996), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 51.Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể
loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
52.Đỗ Lai Thúy (2001), Nghệ thuật là thủ pháp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
53.Đỗ Lai Thúy (2005), Phong cách và phê bình văn học, Văn học nước ngoài (1).
54.Tzvetan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
56.Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận và văn học, Nxb Trẻ, Hà Nội. 57.Lê Trí Viễn (1998), “Đôi nét về thẩm mĩ”, Văn học, (4). Tài liệu Internet
58.Hoàng Định, Sự cực đoan đáng yêu, http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Giai- tri/331788/sach-moi-su-cuc-doan-dang-yeu.htm
59.Lê Thiếu Nhơn, Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn – “Nỗi đau nhầm lẫn”,
http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/tac-pham-va-du-luan/1187- phan-thi-thanh-nhan-va-su-cuc-doan-dang-yeu.html
60.Thanh Thuận, Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Cuộc đời là sự phản chiếu
của cái tên, http://yume.vn/muathugiauem/article/nha-tho-phan-thi-thanh-