Hình tượng tác giả Phan Thị Thanh Nhàn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 79 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Hình tượng tác giả Phan Thị Thanh Nhàn

Nói như Trần Đình Sử: “hình tượng tác giả thể hiện ở cái nhìn, ở giọng điệu, ở lập trường lựa chọn, phân tích

Tập Chân dung văn học Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ giới thiệu chân dung các bạn văn nghệ sĩ của chị mà còn mang đến cho mọi người một cái cảm nhận sâu sắc và tinh tế hơn về một nữ nhà thơ trong làng thơ ca Việt Nam từ thời kháng chiến chống Mỹ.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn – một con người với tính cách đằm thắm dịu dàng. Chị đã mang đến cho thơ ca một hồn thơ thanh tao và âm vị của dân tộc. Nhà thơ Xuân Diệu nhận định: “thơ chị còn có một tính cách rất đáng quí, hiện nay còn hiếm: tính phụ nữ.

Nhớ sao một tối mùa đông

Cùng anh nói những chuyện… không đầu đề. Mưa rơi ướt cả liếp tre

Giữ chân anh, chả cho về, hộ em” [tr 8].

Quả thật điều này thể hiện rõ nét qua tác phẩm tiêu biểu đạt giải nhì đã gắn liền với tên nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, mà mọi người gọi chị là “Hương thầm”.

Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao Không giấu được, cứ bay dịu nhẹ. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu

Nét e ấp kín đáo của người con gái, cùng tình yêu trong sáng thuần khiết chỉ có thể cảm nhận rõ qua thơ của Phan Thị Thanh Nhàn.

Khi điểm qua tập chân dung của nhà thơ Thanh Nhàn, người đọc đã đón nhận rất nhiều chân dung giới văn sĩ. Những con người luôn sống hết lòng cho sự nghiệp sáng tác mà quên cả bao nỗi riêng tư. Ở họ bao giờ cũng có tấm lòng chân thành và quý mến bạn bè. Tiếp cận tập chân dung văn học của nhà thơ Thanh Nhàn, mọi người có chung một cảm nhận rất rõ về hình tượng của chính tác giả. Đó là hình ảnh của một người phụ nữ giàu tình cảm, luôn sống chan hòa thân ái với mọi người. Chính tính cách ấy, đã gieo niềm cảm mến trong lòng độc giả. Cũng như nhà thơ Xuân Diệu nhận xét: “Tôi không bảo rằng cây bút đàn ông không viết được những câu thơ kín đáo như “chiếc gương kín đáo treo sau cột” ấy, nhưng tôi vui thích hơn và mừng rằng câu ấy do một ngòi bút đàn bà. Và tôi cũng thấy trong đoạn mở đầu bài “Xóm đê” sự nghe nhìn tỷ mỷ của phụ nữ,

cái ngôn ngữ hiện thực của phụ nữ (đàn ông thường dùng một ngôn ngữ trừu tượng), cả cái câu nói giọng nói của phụ nữ vang ra từ những dòng thơ:

… Không ai giống ai nghề nghiệp Không ai khác ai cái nghèo

Trẻ con xóm đê tất cả giống nhau Da cháy nắng, tóc râu ngô,

Con gái con trai đều nghịch như quỷ sứ.”

Dưới con mắt nhìn của một bậc nhà thơ đàn anh, hình ảnh nhà thơ Thanh Nhàn là người rất đỗi đằm, thắm dịu dàng, sắc sảo và tinh tế vô cùng.

Với nhà thơ Thanh Nhàn, những cuộc họp mặt dự hội trại sáng tác đều đầy ắp kỹ niệm. Khi nhắc lại những hình ảnh của những bạn văn thơ thì cái hình ảnh của chính tác giả cũng mang lại nhiều điều độc đáo và bất ngờ cho mọi người. Bao giờ cũng trong sáng như niềm vui của tuổi trẻ, và con người ấy rất đỗi bình dị trong đời thường. Còn khi trở về vị trí thực trong gia đình thì luôn chân thật và giàu lòng thủy chung với chồng, với con. Hình ảnh của thiếu nữ trong sáng, chân tình và rất hồn nhiên. Tất cả những điều đó là nét rất riêng đáng yêu của một nữ nhà thơ được nhiều người biết đến từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Những khi gần gũi chuyện trò cùng các bậc tiền bối trong làng văn thơ, dù còn trẻ trong nghiệp văn chương, thế nhưng bao giờ chị cũng luôn chiếm được thiện cảm tốt trong cái nhìn của thế hệ đàn anh. Cũng như những lời tâm tình hết sức gần gũi và thân tình. Điều này là niềm tự hào, bởi chị rất dễ dàng chiếm được tình cảm của mọi người ở những lĩnh vực khác nhau, như: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Hữu Thỉnh, nhạc sĩ Trần Hoàn, … và thật nhiều bạn nữ trong giới văn chương học thuật. Những khoảnh khắc trò chuyện bên nhà văn Nguyễn Tuân, chị mang đến cho mọi người một cảm nhận về một con người rất thân tình, gần gũi và cũng sâu sắc vô cùng. Hay những lúc trò chuyện cùng nhà thơ Tế Hanh, chị cảm nhận lòng mình thật ấm áp.

Có lẽ là trong những chuyện viết về nhà văn Tô Hoài, bản thân chị là người trân trọng nét tài hoa thú vị và độc đáo. Bao lần chuyện trò và cả những cuộc chứng kiến cách giải quyết vần đề trong công việc đã làm cho chị thêm niềm ý thức hơn trong cuộc sống. Có thể nói, hơn ai hết, tác giả là người hiểu rất rõ về nhà văn Tô Hoài nên từ đấy chị cũng học được nhiều điều độc đáo nơi nhà văn lão thành này. Chị là người biết học hỏi, sáng tạo và khi đến với mọi người chị đều mang theo cả tấm lòng chân tình. Vì lẽ ấy mà bao giờ khi đến đâu, hay gặp ai chị đều được tiếp đón rất thân tình như những người ruột thịt và trong đó có cả các chị là vợ của các anh trong giới văn chương.

Những câu chuyện chị viết về bạn gái đều rất xúc động. Có lẽ vậy, nên chị chỉ có những người bạn thân thiết mà thôi. Hơn nữa chị còn chiếm được thiện cảm sâu sắc trong lòng của nhiều chị em cả trong lĩnh vực sáng tác và trong những cuộc gặp gỡ đời thường. Với nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú thì chị là người rất đáng tin tưởng, nên khi hoàn thành quyển tiểu thuyết là mang ngay đến cho chị để xin được nghe những đóng góp chân tình chị dành cho mình.

Trong hình ảnh người phụ nữ dễ gần và cảm mến bởi những tình cảm chân thành cùng mọi người thì tác giả Thanh Nhàn đồng thời cũng rất nghiêm túc và rạch ròi trong vấn đề nhận thức và phản ánh hiện thực. Cũng như những khi phát hiện ra những chi tiết sai sự thật thì chị là người rất mạnh mẽ trong việc phê bình và đồng thời khẳng định những giá trị chân chính. Như một bài báo viết: bài thơ

Thuyền và biển là bài thơ của Xuân Quỳnh tặng Lưu Quang Vũ để chứng minh tình yêu tuyệt vời của hai nhà thơ nổi tiếng này. Trước hiện thực ấy chị không thể chấp nhận đươc vấn đề nêu ra và nói tiếng nói về sự thật công bằng của hiện thực. Hay với một lần nhận ra điều sai sự thật trong việc in chép sai tác giả của bài thơ Sông Thao của Nguyễn Duy, và với bài thơ Mong manh của nhà thơ Ngô Văn Phú. Gấp lại những điều ấy, tác giả rất đỗi ngậm ngùi về một góc nào đó của sự thật bị vùi lấp “Than ôi! Thế hệ sau chúng ta, con cháu chúng ta làm sao biết được Xuân Quỳnh viết cho ai bài thơ Thuyền và biển, Nguyễn Duy hay Phạm

Thu Thủy đã viết Sông Thao”. Đó là những lời xót xa của tác giả về những gì được xem là hiện thực.

Tiếp cận nhà thơ ở góc độ là một phụ nữ thì có thể nhận định chị là người phụ nữ giàu tình cảm. Điều quan trọng hơn là chị cũng luôn trân trọng tình cảm của mọi người thân quen. Chị là một trong số những phụ nữ đằm thắm và sâu sắc tinh tế vô cùng. Chị cũng trân trọng những kí ức trải qua cuộc đời mình, dù vui hay buồn nhưng tất cả đều là tình cảm. Mặt khác, trong mỗi một câu chuyện Thanh Nhàn viết về bạn bè, đồng nghiệp luôn làm người đọc xúc động.

Phan Thị Thanh Nhàn có một hồn thơ nhẹ nhàng và tinh tế. Hơn nữa, chị là người phụ nữ vô cùng thẳng thắn. Đó cũng là hình ảnh con người thật của chị trong đời thường. Cho nên, trong điều kiện hoàn cảnh nào chị cũng luôn trân trọng giá trị sự thực trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Khi hiểu nhiều về nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn thì mới cảm nhận được ở chị cái tình nồng hậu và hiếu khách. Có thể nói, mỗi một người bạn đến nhà chơi thì mới cảm nhận được chị là người hiếu khách đến dường nào. Trong lần nhà thơ Nguyễn Đình Thi và nghệ sĩ Minh Tuệ đến nhà chị chơi thì mọi người hiểu nhiều hơn những tình cảm chân thật, mộc mạc của người sống ở quê ra. Sự chân tình đời thường của tác giả đã làm nên sợi dây nối kết giữa chị và bao bạn bè. Cũng như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nhìn nhận về chị: “Cô có gốc gác quê kiểng thế này, thảo nào mà thơ cô như là có rễ ấy” [tr 95]. Chị luôn dành tình cảm đặc biệt cho các chị em nữ như: Dương Thị Xuân Quý, Anh Thơ, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ,… những tình cảm các chị dành cho tác giả là món quà quý giá khôn nguôi. Trân trọng tình cảm ấy chị luôn khắc ghi bao kỉ niệm đẹp khó phai mờ ở nơi các chị.

Đọc nhiều bài viết của tác giả viết về những người bạn gái thân yêu thì mới hiểu hết cái tình chân thật của các chị dành cho nhau. Đó là tình cảm chân thành, các chị cho nhau ở tấm lòng nhưng đều nhận ở nhau tiếng nói tình cảm cao quý hơn cả các thứ vật chất. Từ sự quan tâm cổ vũ của Xuân Quỳnh, sự ân cần đằm thắm của chị Anh Thơ, và cả những tình cảm thắm thiết của chị Minh

Khanh, tất cả đã trở thành những kí ức sâu sắc trong lòng. Niềm cảm mến ở cái tình nồng hậu các chị dành cho nhà thơ Thanh Nhàn bao giờ cũng rất trân trọng. Khi nghĩ về các chị, nhà thơ Thanh Nhàn đã viết: “thật là vui vì mình đã có những người bạn gái thật sự thân quí, yêu mến nhau. Có lẽ đó là điều sung sướng nhất mà thơ đã đem lại cho tôi” [tr 153]. Chị luôn tâm niệm mình là một phụ nữ nhỏ bé bình thường, nhưng trong cái khiêm tốn đó là hình ảnh một nhà thơ Thanh Nhàn bao giờ cũng tỏa sáng và dù đi đến đâu hay ở nơi nào trên đất nước Việt Nam chị cũng được nhiều người biết đến. Bản thân tác giả nhìn nhận: “Thơ đã đem lại cho tôi rất nhiều, đó là những người anh, những người bạn đáng quí, là sự yêu mến của những người mình còn chưa gặp, là những chia sẽ sâu thẳm mà lặng lẽ của những bạn đọc cùng một tâm tư… Có thể nói lòng yêu thơ đã hình thành trong tôi từ rất sớm mà cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1969 - 1970 là một dấu ấn quan trọng giúp tôi trưởng thành” [tr 154].

Nhưng khi hòa vào những cuộc sinh hoạt văn nghệ, cuộc chuyện trò thì cái tính nhu mì như hoàn toàn bị phá vỡ, chỉ còn lại nơi con người ấy là sự tinh nghịch ra trò. Trong lần các anh chị em thi làm thơ ngắn thì nhà thơ Thanh Nhàn đã đọc mấy vần thơ làm mọi người vỡ òa trong tiếng cười vì cái tài khéo léo và nghịch ngợm của chị.

Người tôi yêu đã đi xa

Người yêu tôi lại ở nhà, chán không ?

Cách đảo từ tinh tế và sắc sảo hòa phối làm cho tứ thơ vừa độc đáo, vừa sâu sắc vô cùng. Hay trong chuyến đi Tam Đảo, chị đã mang đến cho mọi người tiếng cười giòn giã khi đọc lời cải biên bài thơ “Áo đỏ” của nhà thơ Vũ Quần Phương.

Váy ngắn em đi giữa phố đông Hỏi rằng anh có thấy gì không Mỗi lần váy cuốn theo chiều gió… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Song với tác giả tất cả không chỉ là dừng lại ở đó, mà chị còn rất quan tâm và trân trọng tài năng những ngòi bút trẻ. Việc làm này chứng tỏ chị là một con người sống rất có tình, luôn biết trân trọng những mầm tài năng. Trong bài viết “Mẹ và con gái đều cầm bút”, tác giả đã dành rất nhiều tình cảm cho những cặp mẹ con đều theo nghiệp văn chương như: mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ và con gái Hoàng Dạ Thi, mẹ Nguyễn Thị Ngọc Tú và con gái Nguyễn Thị Thu Huệ, mẹ Vũ Thị Thường và con gái Phan Thị Vàng Anh,… Trong cách nhìn nhận của tác giả những cây bút trẻ sau thế hệ các chị có nhiều em tài năng hơn. Quan niệm của chị là mọi người cần khuyến khích cổ vũ cho những mầm tài năng trẻ ấy. Đấy cũng là điều mà bản thân tác giả cũng mang chút nỗi niềm dai dứt khi nghĩ về con gái của mình. Chị đã hối tiếc vì những lời khuyên cạn nghĩ khi nói với con gái: “Theo mẹ thì con không nên viết văn làm thơ nữa, vì mẹ theo nghề này rồi, mẹ biết, khổ lắm con ạ… Đến bây giờ, tôi đôi khi lại thấy tiếc và hối hận. Biết đâu tôi lại chả đã giết chết một mầm non văn chương…”[tr 182]. Chị dai dứt bởi những lời nói đấy vì thực tế đã chứng minh những cây bút trẻ luôn có những thành tựu vượt bật so với các chị, cũng như: Phan Thị Vàng Anh, Bảo Chân,…

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, người có duyên với nghiệp văn chương và cũng từ đấy chị được nhiều người biết đến. Trải qua một chặng đường dài của cuộc đời, chị đón nhận bao niềm cảm xúc vui buồn nhưng tất cả đọng lại là giá trị tình cảm thiêng liêng của bạn bè, đồng nghiệp,… Để rồi lúc về hưu, nhà thơ Thanh Nhàn vẫn không ngừng học tập sáng tạo để cống hiến niềm vui cho đời. Đấy là hình ảnh của một phụ nữ tài hoa trong cái duyên đằm thắm được nhiều người yêu mếm. Mặc dù đã nghĩ hưu, thế nhưng chị vẫn tiếp cận và làm quen với internet, gắn bó với khiêu vũ và thể thao. Tất cả điều đó đã mang lại niềm vui nơi cuộc sống của chị. Từ góc nhìn này, người đọc thêm yêu quí hơn sức sống và tinh thần vươn lên của tác giả. Cũng bởi chị ý thức sâu sắc về những giá trị chân thật nơi cuộc sống, nên internet, khiêu vũ và thể thao góp phần đưa chị đến với niềm vui và gần bên mọi người hơn trong lúc tuổi già.

Với tác giả mỗi bài viết là những câu chuyện trò thú vị và nhiều cảm xúc. Trong đó hình ảnh của mỗi nhân vật đều rất nổi bật. Họ là những người làm nghệ thuật luôn cống hiến những tài hoa đẹp nhất cho đời. Nhưng đằng sau những tài hoa ấy là một đời sống riêng tư với nhiều nỗi vui buồn. Trong đó hình ảnh tác giả là một nhân chứng sống, chính tác giả đã mang đến cho người đọc những bức chân dung rất đời thường của giới văn sĩ, là giá trị chân chính của cuốc sống. Tất cả những điều đó là lòng quý yêu trân trọng dành cho bao người bạn tài năng mà giờ đây có người còn hay đã mất. Mỗi một câu chuyện viết về người bạn, người đồng nghiệp đều là những ký ức rất đổi thiêng liêng, như: sự ra đi của người bạn gái Dương Thị Xuân Quý, chị Anh Thơ, Nguyễn Đình Thi,… sự trăn trở về cuộc đời và sự nghiệp đã thôi thúc nhà thơ Thanh Nhàn dựng lại chân dung các bạn trong giới văn chương. Đấy cũng là lời tri ân của chính tác giả về những người bạn đã một thời gắn bó, chia sẽ bao điều trong cuộc sống đời thường.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 79 - 86)