6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Những con người tài hoa
Dưới con mắt nhìn của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn thì mỗi một người bạn đều tài hoa cả, chỉ có điều là mỗi một con người ấy đều có những biểu hiện riêng. Nhà thơ Thanh Nhàn đã tâm huyết hoàn thành tập chân dung để gìn giữ hình ảnh những cái tài hoa ấy. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ mình chị là người mới khám phá ra vẻ đẹp riêng của các bạn văn chương mà chính là tiếng nói trân trọng và lòng cảm mến về những con người chân chính. Những nhân vật được nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nói đến cũng là những con người đời thường giữa cuộc sống bình dị, nhưng có điều họ có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm hơn và một trái tim đa cảm. Điều này thấy rõ qua hàng loạt những nhân vật được xây dựng từ ngòi bút của Thanh Nhàn.
Với Nguyễn Tuân thì có rất nhiều người dựng chân dung về ông, nhưng riêng với nhà thơ Thanh Nhàn thì cái hình ảnh con người thật tài hoa ấy dù có cao tuổi nhưng vẫn luôn trẻ trung, hóm hỉnh. Tuy tuổi đã ngoài 70 vậy mà bác có những vần thơ rất hóm:
- Trên trời có vẩy tê tê
Một ông bảy vợ chẳng chê vợ nào Rộng đồng thì gió xôn xao
Khi vò con chị, khi cào con em - Em thấy anh em cũng muốn chào Sợ rằng chị cả dắt dao trong mình Đấy dắt dao đây gươm kẽ nách,
Thuận nhân tình, cắt vách sang chơi…
Điều độc đáo nơi nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ là cái tài hoa trong ngòi bút sáng tạo, mà nơi con người ấy bao giờ cũng rất tinh tế. Đồng thời, ông là người rất thân tình, sẵn lòng chỉ bảo thế hệ sau và luôn vui vẻ trong cuộc sống. Tất cả những điều ấy đã làm cho mọi người có cảm tình đặc biệt với bác Nguyễn Tuân. Bởi vậy, bác được nhiều tác giả dựng chân dung.
Nhân vật tài hoa cho Phan Thị Thanh Nhàn nhiều cảm mến có lẽ là bác Tô Hoài. Bởi tác giả đã có một khoảng thời gian khá dài công tác cùng bác và cũng không ít lần chứng kiến cái tài tình trong ứng xử, trong nhận thức cuộc sống. Với bác Tô Hoài mọi việc đều thật dễ dàng, dù là khó khăn với người khác. Tiếp xúc với nhà văn Tô Hoài tác giả nhìn nhận: “Có thể nói nếu ngồi trò chuyện với nhà văn thì thật khó đứng lên. Anh hiểu biết rất rộng, sâu sắc và tỉ mỉ”[tr 30]. Dưới con mắt tiếp cận của một nhà văn, bác Tô Hoài luôn có cái nhìn nhạy bén và tinh tế. Đồng thời, ông là một tác giả viết rất khỏe. Chỉ trong khoảng thời gian 45 năm, nhà văn viết là 43 tập vừa truyện ký, kịch, phim; 43 cuốn về đề tài Hà Nội trong tổng số 103 cuốn bác đã viết. Năm 1985, nhà văn có thêm 6 cuốn nữa. Quả thật với số lượng sách sáng tác và được in ấn xuất bản, cả việc được dựng thành phim là một điều rất đáng được mọi người trân trọng. Những điều nhà văn Tô Hoài đã làm đủ cho thấy ông là người văn chương của công chúng không chỉ trong nước mà còn với cả người nước ngoài. Một minh chứng thuyết phục là tập truyện được dịch ra nhiều thứ tiếng: Nga, Đức, Miến Điện, Nam Tư,… đồng thời ông còn được lãnh đạo nhiều nước mời đến để nói chuyện về tập truyện này, nhà văn còn được nhiều em nhỏ khắp nơi gọi là bác Dế Mèn. Có thể nói những thành tựu nhà văn Tô Hoài đạt được chính là ở cái tài hoa thiên phú làm nên. Một mặt khác, nhà văn không chỉ được mọi người quý ở tài năng mà còn ở lòng tôn kính cái tình của người đàn anh. Khi tác giả và mọi người trò chuyện cùng bác có những lúc hỏi những chuyện rất bâng quơ, nhưng bác luôn trả lời thật chi tiết bất cứ điều gì.
Với nhà thơ Hữu Thỉnh thì đấy là một mẫu người đàn ông đáng quý trong cái nhìn của các chị. Bởi anh có khả năng tạo ra bầu không khí vui vẻ cho các chị trong các cuộc gặp mặt, cùng cái tài giải quyết những việc hóc búa, bao lần anh đã bị các chị dọa rồi đến cả việc mang con giao cho anh và còn đòi ly dị nữa. Vậy mà tất cả những việc đấy anh có đủ khả năng giải quyết vấn đề một cách êm đẹp. Việc này quả thật là khó với nhiều người, nhưng lại dễ dàng với
nhà thơ Hữu Thỉnh, vì lẽ ấy mà nhà thơ Thanh Nhàn đã gọi anh là “chỗ dựa của phái đẹp”.
Khi nhắc về những con người tài hoa thì không thể không nói về nhà thơ Tế Hanh. Bởi ông là một nhà thơ có số lượng tác phẩm sáng tác rất nhiều, từ thơ tình đến cả thơ về đất nước. Nhà văn Nhất Linh viết: “Ông Tế Hanh rất nhiều hứa hẹn trở nên một nhà thi sĩ có tài”. Có lẽ nhà thơ may mắn được sinh ra trên một vùng quê ven biển ở Quảng Ngãi, nơi có biển mêng mông, có vùng trời yên ả, có cả những con người thật bình dị chơn chất hiền hòa như biển. Nhắc đến những điều này làm tôi nhớ lại mấy vần thơ
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
( Quê hương – Tế Hanh )
Nhà thơ Thanh Nhàn cũng thừa nhận cái tài hoa trong thi phú của nhà thơ Tế Hanh “thật tuyệt”. Có thể nói những ai có cái nhìn nhận thấu đáo thì mới nhận rõ những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh. Mặc dầu cuộc đời nhà thơ cũng có nhiều bước thăng trầm, nhưng mỗi một chặng đường đều có những tác phẩm nổi bật đánh dấu một bước ngoặt. Từ năm 1936 – 1938, viết Nghẹn ngào được nhận giải thưởng Tự lực văn đoàn năm 1939. Đến 1956 – 1958, viết và xuất bản hai tập Gửi miền Bắc và Tiếng sóng, có một số bài được khen. Đến 1976, anh bị đau mắt nhưng vẫn không ngừng khả năng sáng tác, nhưng có điều là chuyển sang viết nội tâm. Chính bước chuyển này mà người đọc được đón nhận một hồn thơ Tế Hanh sâu sắc, trải nghiệm cuộc đời hơn.