6. Cấu trúc luận văn
2.3.2.1. Con người chân thành, quý mến bạn bè
Thành quả của cuộc thi thơ đã mang tên nữ nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đến mọi miền trên đất nước. Những khi chị đi công tác hay đi thực tế từ các vùng cao đến vùng xa mọi người đều nhận ra ngay, có người còn gọi chị là “Hương thầm”. Những tình cảm của mọi người dành cho chị không chỉ ở thành quả trong sự nghiệp, bởi đấy chỉ là một trong những điều cảm mến mà mọi người dành cho. Khi tiếp xúc với mọi người chị đều mang lại cho họ cái cảm giác rất thân thiện. Vì những lẽ ấy nên khi nhắc về nhà thơ Thanh Nhàn không thể không nói đến hình ảnh con người chân thành và luôn quý mến bạn bè. Những cảm xúc khi nói về người bạn Nguyễn Thị Ngọc Tú là niềm trân trọng và chân thành về những thành quả đóng góp của chị trong nghiệp văn. Sự chân thành đón nhận giá trị chân chính của nhà văn Ngọc Tú, chị Thanh Nhàn đã đọc một mạch quyển tiểu thuyết dày gần 600 trang. Việc làm đó không phải là nể nang, mà là sự trân trọng tài năng thực sự của người bạn gái. Chính sự thân tình
đã giúp nhà thơ Thanh Nhàn hiểu và cảm thông sẽ chia những niềm đau trong số phận của cuộc đời. Nhà văn Ngọc Tú người có cảnh ngộ mà chính tác giả là người đã trãi qua, một nỗi đau trong niềm riêng. Nhưng những điều đó không làm chị gục ngã mà trái lại chị rất cần cù, sáng tạo và làm việc nghiêm túc. Chắc hẳn những điều cảm thông của người bạn gái thổ lộ sẽ là động lực lớn lao cho tình bạn bè của tác giả.
Đọc nhiều bài tác giả dành viết về những người bạn đã từng gắn bó một thời thì mới thấy hết được sự quan tâm của chị dành cho bạn. Sự cảm nhận về lòng cảm thông cho hoàn cảnh vất vả của của bạn, trong đó có cả niềm san sẽ chân tình dành cho bạn, như Lâm Thị Mỹ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến, Bùi Kim Anh, Xuân Quỳnh,… Với chị khi nhắc lại những kỉ niệm về bạn bè thì bao hồi ức vui buồn trong quá khứ hiện về. Kể lại tình bạn cùng Dương Thị Xuân Quý, chúng tôi thêm hiểu và trân trọng giá trị tình cảm cao đẹp của chị dành cho bạn. Hay cả với những lần san sẽ niềm vui, nỗi buồn của các chị em thì mọi người đều cảm được ở chị chữ tình sâu sắc chị dành cho.
Nơi nhà thơ Thanh Nhàn bao giờ cũng luôn giàu tình thương dành cho mọi người. Từ những chuyện kể về người bạn Dương Thị Xuân Quý cũng đủ cho thấy tấm chân tình của một người bạn sâu sắc thiết tha như tình chị em ruột thịt. Sự quý mến bạn, luôn lo lắng nghĩ cho hoàn cảnh của bạn. Những hành động đó làm cảm động lòng người trước nghĩa cử của người bạn gái. Đọc mỗi bài viết của tác giả về những bạn thơ văn thì chúng tôi đều cảm được tiếng nói sâu lắng về tình bạn cao đẹp của tác giả dành cho bạn bè. Những khi đón tấm chân tình từ các chị thì nhà thơ Thanh Nhàn không khỏi ngậm ngùi ghi lại từng kí ức vào lòng, từ chuyện chị Anh Thơ cho ăn ốc luộc, đến việc cho mượn nhờ áo đi dự thưởng. Tất cả đều trở thành kỉ niệm khôn nguôi, khắc khoải da diết trước những ân tình của các chị em dành cho, tác giả Thanh Nhàn đã ấp ủ hoài niệm và hoàn thành tập chân dung. Đấy cũng chính là lời tri ân sâu sắc bao ân tình của các chị em dành cho nhà thơ Thanh Nhàn. Tác giả viết khi nhớ về chị
Anh Thơ: “Nữ sĩ Anh Thơ, người chị yêu quý và thân thiết, người đã khiến tôi trân trọng, khiến tôi mơ ước được làm quen từ khi chưa gặp bởi những vần thơ bình dị mà trong trẻo mà buồn buồn mà sâu lắng trong tập Bức tranh quê nay đã ra đi. Nhưng thơ chị sẽ còn đẹp mãi cảnh làng quê yêu dấu ngày xưa” [tr 117]. Với tác giả khi nói về chị Anh Thơ thì đấy là lòng tôn kính, và sự mến mộ về một nữ sĩ tài năng trong làng thơ ca Việt Nam.
Tấm lòng quý mến dành cho bạn trong nhà thơ Thanh Nhàn có lẽ khởi nguồn từ phẩm chất dịu dàng đằm thắm. Nên chị rất cảm thông cho cuộc đời người bạn có hoàn cảnh kém may mắn. Chu Hoạch, người mà chị quen biết từ khi còn học ở trường cấp 2, thoáng thời gian trôi qua mỗi người đều bước vào những bước ngoặc lớn của cuộc đời. Nhưng với Chu Hoạch thì số phận anh lại truân chuyên, sóng gió. Thanh Nhàn là người hiểu và thương bạn vô cùng. Chị cảm mến bạn ở cái tài hoa thiên phú. Khi nhắc chuyện về bạn tác giả viết: “thơ Chu Hoạch thì tôi chép vào sổ tay và khi đọc lại, lần nào tôi cũng rưng rưng muốn khóc. Anh đã sống rất vất vả, rất nghèo túng và cô đơn. Nhưng anh đã làm việc hết mình, đã đưa vào thơ, vào tranh tâm hồn đắm say của anh với con người, với cuộc đời” [tr 138].
Đọc nhiều câu chuyện tác giả viết dành cho bạn, người đọc càng xúc cảm hơn cái tình trong sáng của người bạn gái, nhà thơ Ý Nhi vẫn giữ mãi câu thơ của chị Thanh Nhàn tặng:
“Ôi tình thân bạn gái - Thơm như là hương cau…”
Cảm nhận dòng thơ, người đọc hiểu hơn cái tình sáng trong sâu sắc các chị dành cho nhau. Đó là tình cảm ngọt ngào thắm thiết của lòng cảm mến ở tài và tình. Cũng vì lẽ ấy mà khi nhắc lại chuyện về bạn cũ thì tác giả rất trân trọng, chị kể chuyện một cách tỉ mỉ, tường tận. Bởi mỗi một câu chuyện chị kể là chứa thật nhiều kí ức thiêng liêng mà thắm thiết trong đó. Những ân tình của nhà thơ Xuân Quỳnh dành cho chị trong cuộc thi thơ năm 1969 – 1970 và cả trong lần nhận thưởng của cuộc thi thơ ấy. Điều làm chị nhớ thật nhiều về chị Minh
Khanh trong lần mượn áo. Nhắc lại chuyện tác giả như dâng trào hồi ức xúc động về tình cảm chân thành của những người bạn thời đất nước còn chiến tranh. Điều làm mọi người quý hơn cả là dù trãi qua bao năm, nhưng với các chị vẫn giữ cho nhau những tình cảm đẹp nhất. Tác giả viết: “suốt hơn 40 năm qua, chúng tôi đã chia sẽ cùng nhau mỗi khi một đứa có chút gì thành công, hình như chưa khi nào chúng tôi chê bay nhau, nói xấu nhau. Trái lại, mỗi khi đọc được của nhau một bài thơ hay chẳng hạn, chúng tôi đều thấy mừng cho bạn và thường điện thoại thăm hỏi nhau khi đứa nào có chuyện buồn. Bốn mươi năm trôi qua, thật là vui vì mình đã có những người bạn gái thật sự thân quí, yêu mến nhau” [tr 152].
Lòng chân thành và quý mến bạn bè của tác giả là điều rất dễ nhận ra trong mỗi câu chuyện chị kể. Đó không phải là bề nổi của hình thức, mà chính là ở tấm lòng chân thật của chị. Việc này thể hiện rõ rệt trong mối quan hệ tình bạn giữa chị và nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Bản thân Lam Luyến là một nữ nhà thơ tài sắc đa đoan, có lẽ vì đố kị bởi tài sắc ấy mà có những người không thích gần gũi cùng chị. Nhưng riêng với Thanh Nhàn thì hình ảnh nhà thơ Lam Luyến đã để lại những ấn tượng thật khó quên, mà phần nhiều là những cảm tình đáng yêu. Đồng thời, chị cũng hiểu nhiều hơn nỗi lòng của người bạn, mà tác giả không khỏi xót xa ở sự hy sinh để mang lại cho thơ nhiều xúc cảm. Thanh Nhàn đã san sẽ tình cảm chân thành cùng mọi người, nên khi về hưu thì bản thân chị cũng không bao giờ tẻ nhạt, buồn chán. Bởi xung quanh chị, dù xa, dù gần đều luôn có bạn bè đồng nghiệp chuyện trò thăm hỏi. Tấm lòng chân thành đã mang lại cho chị những điều được hơn là mất, đấy là niềm hạnh phúc ấm áp nơi tấm lòng chính tác giả. Chị đã tự bảo với bản thân: “Già rồi, viết được gì thì viết, giúp được gì cho gia đình thì cố giúp, còn lại hãy sống vui tươi, biết khen ngợi bạn bè, biết thông cảm với những người còn vất vả hơn mình, cố học thêm những gì có ích, nếu có thể. Và cố gắng không tranh giành hơn thiệt với mọi người” [tr 192].
Khi đọc những chuyện kể về tình bạn cùng nhà thơ Ý Nhi, thì trong lòng tác giả như rộn lên một cảm tình sâu sắc. Bởi hai người đã có rất nhiều kỉ niệm vui buồn bên nhau. Hay những lời khuyên của bạn dành cho chị trong khoảnh khắc chồng chị ốm nặng, Ý Nhi thì lo lắng nhiều mà bản thân chị thì vô tâm để anh mất sau vài ngày vì bệnh nặng. Điều này làm chị day dứt mãi trong lòng. Mỗi lời khuyên và tình cảm của bạn dành cho bản thân, tác giả đã ý thức rất rõ, chia sẽ những tình cảm ấy nhà thơ Thanh Nhàn bao giờ cũng giữ lại cho mình những giá trị tốt đẹp của tình bạn. Dường như, trong con người nhà thơ Thanh Nhàn không có nơi dành cho lòng ghen tỵ, mà chị luôn dành tất cả cái tình chân thật cho bạn bè và những người bạn thân thiết. Cũng như lúc chị đi công tác thì chị đã nhờ bạn chăm sóc dùm chồng mà không có chút nghi ngại. Và cả việc chồng làm thơ tặng người phụ nữ khác, chị không có lòng hờn ghen. Tất cả cũng vì chị là người có tấm lòng chân thật, chị rất tin tưởng về chồng cũng như nơi bạn bè. Bởi những lẽ ấy, chị đã gieo được tình cảm chân thành trong lòng mọi người.
Nhìn ở một góc độ nào đó mọi người sẽ có chung niềm cảm nhận bản thân nhà thơ Thanh Nhàn có rất nhiều bạn gái, nhưng giữa các chị chưa bao giờ có sự phiềm lòng vì nhau. Việc này chắc hẳn xuất phát từ tâm hồn thơ phú đã đưa các chị đến gần nhau hơn. Chị đã có rất nhiều sáng tác tặng bạn, nói hộ chữ tình cao quý dành cho Xuân Quý, chị có viết bài Nhớ bạn
Phố hành Bông mày ở Với tao, giờ vắng không Dẫu hành kem góc phố Thiếu chúng mình, vẫn đông Tao vẫn để phần mày
Than con gái Quảng Ninh Hoa trồng ở Quảng Bình Lược máy bay Tây Bắc…
Chắc là mày cũng thích Nơi tao đã đi qua
Với bao điều xúc động…
Tấm lòng chân tình quý yêu bạn thật nhiều mà chị không sao giải thích được. Tất cả cũng bởi chị đã có thật nhiều kỉ niệm sâu sắc bên bạn bè. Chị đã xem Ý Nhi như là một người bạn thân thiết từ lâu và dành tặng riêng bài thơ:
Đâu những ngày xưa cũ Hai đứa mình thân nhau Bây giờ xa xôi quá Nhi ơi, mày ra sao…?
(Bạn gái)