Nhìn chung về thể tài chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 35 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

1.4. Nhìn chung về thể tài chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn

Nhàn

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn gắn bó với nghề làm báo nhiều năm. Chị được trải nghiệm và gần gũi rất nhiều nhà văn, nhà thơ tài hoa như: Xuân Diệu, Tô Hoài, Tế Hanh, Hữu Thỉnh, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Dương Thị Xuân Quý, Anh Thơ,… Ở mỗi con người đấy là một tài năng thiên phú giữa đời thường. Nhà thơ Thanh Nhàn đã từng có nhiều kỉ niệm sâu sắc và thắm thiết cùng họ, những khoảnh khắc thật đẹp và nghĩa tình đến vô cùng. Có thể nói đó là những chi tiết khôn nguôi trong con người mang nghiệp văn chương và cả một khoảng khắc khá dài làm báo, cả những giá trị cuộc sống cao đẹp của bao người anh, người chị, người bạn thân quen.

Nghiên cứu thể tài chân dung văn học của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi thấy thật trân trọng tình cảm chân tình mà chị đã kể lại trong từng kỉ niệm. Sự nhạy cảm hết sức đáng quý trong một con người thuần khiết. Ở chị luôn toát lên một tâm hồn sáng trong của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời chị cũng rất tinh tế, cũng như nhà thơ Xuân Diệu đã khen: thơ chị còn có một tính cách rất đáng quí, hiện nay còn hiếm: tính phụ nữ [tr 8]. Chị là người sống rất chân thật và giàu tình cảm với những người thân gia đình và với những người thân quen.

Thể tài chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn là một bức tranh tả thực về con người nhà văn, nhà thơ trong đời sống thực. Họ đã từng gần gũi, gắn bó, thân thiết bằng lòng cảm mến chân thành. Do vậy, khi đọc chân dung văn học, người đọc có thể tiếp cận với nhà văn, nhà thơ một cách cận cảnh trong

bộ dạng, y phục hiện thực đời thường. Nói về họ với tư cách một tài năng nghệ thuật nhưng cũng là một người bình thường với bao nỗi vất vả của cuộc sống, những niềm vui, hạnh phúc của giới văn sĩ trong cuộc sống đời thường và trong hoạt động nghệ thuật. Điều quan trọng hơn nữa, chính tác giả là người dự phần đích thực, một nhân chứng sống thuyết phục tái hiện lại chân dung của nhiều người bạn trong giới văn sĩ mà chị đã từng quen biết. Hơn nữa khi đọc chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn người đọc luôn cảm được trái tim chân tình nơi người phụ nữ nhân hậu. Nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Phan Thị Thanh Nhàn là nhà thơ gái chứng tỏ một sự đằm thắm trong xúc cảm và suy nghĩ, cái đằm thắm của tâm hồn phụ nữ”.

Trong tập chân dung, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã dành rất nhiều bài viết về những người bạn gái thân thiết mà chị từng cảm mến. Mỗi một trang viết chân dung là chị đã gửi vào đấy tình cảm chân thành về những người bạn, những đồng nghiệp nữ trong giới văn chương như: Dương Thị Xuân Quý, Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Quỳnh, Ý Nhi,…

Xuất phát từ quan niệm, cách nhìn và điều quan trọng là tình cảm gắn bó cùng những bạn văn thơ trong nghề, ta càng thấy rõ cảm xúc chân thành cùng với niềm trân trọng thiêng liêng trong kí ức về những người bạn quá cố và cả những người bạn cùng thời. Từ những quan niệm suy nghĩ ấy, tác giả đã xây dựng nên những bức chân dung rất đời thường của giới văn sĩ mang nét độc đáo và tinh tế đến vô cùng. Trong khoảng hai mươi năm làm báo, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn được đón nhận thật nhiều kí ức sâu sắc về những người bạn và cả chứng kiến sự ra đi của họ. Với nỗi tiếc thương trong niềm đau và lòng cảm mến, chị đã kịp ghi lại những hình ảnh yêu thương cùng nỗi niềm tha thiết: “Tôi bỗng muốn được yêu quý, tôn trọng tất cả bạn bè, muốn được quên đi mọi chuyện bực mình, muốn bỏ qua mọi sai sót của bản thân cũng như của mọi người để nhìn nhau thân thương, yêu mến và quý trọng”.

Như vậy, có thể nói rằng bên cạnh thơ ca, Phan Thị Thanh Nhàn còn có những thành công trong thể tài chân dung văn học. Sự thành công của chị trong tập Sự cực đoan đáng yêu như cái duyên trong nghiệp văn chương. Qua cách biểu lộ tình cảm chân thành quý mến của chị dành cho bạn bè, đồng nghiệp, người đọc thêm trân trọng hơn những đóng góp chị dành cho nghệ thuật.

Chương 2

CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN NHÌN TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w