2. Giải pháp đối với doanh nghiệp:
2.2.1. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm:
Quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất– nhà nước quy hoạch, doanh nghiệp thực hiện:
Như đãđềcậpở phần kiến nghị đối với nhà nước, việc quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất là rất cần thiết để ổn định và nâng cao chất
lượng nông sản, giá cả, đầu ra của sản phẩm, dẫn đến ổn định và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nếu nhà nước tiến hành quy hoạch nhưng người nông dân hoặc doanh nghiệp không hợp tác thực hiện thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Do đó, bên
cạnh việc nhà nước tuyên truyền vận động bà con nông dân, doanh nghiệp hiểu và tiến hành quy hoạch thì doanh nghiệp và cảbà con nông dân cần phải hợp tác thực hiện.
Sản xuất, chếbiến hàng nông sản kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm:
Hàng nông sản cần được đa dạng hoá đểkhách hàng có nhiều sựlựa chọn và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với mình. Thêm vào đó, các hàng nông sản chếbiến bao giờ cũng có hàm lượng giá trị cao hơn các sản phẩm thô hoặc mới chỉ qua sơ chế.
Hơn nữa, do nhịp sống bận rộn, khối lượng công việc lớn nên người tiêu dùng nước
ngoài có xu hướng lựa chọn các sản phẩm đã qua chế biến hơn là mua các sản phẩm thô nhằm tiết kiệm thời gian. Do đó, phải sản xuất hàng nông sản kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm; riêng đối với các hàng nông sản có thể chếbiến thì phải chếbiến hoặc
sơ chếrồi mới đem bán nhằm nâng cao chất lượng, tăng thêm giá trịvà tính tiện lợi của sản phẩm khi sử dụng.
Đầu tư cho máy móc, trang thi ết bị hiện đại kết hợp với áp dụng tiến bộkhoa học kỹthuật vào sản xuất, chếbiến:
Doanh nghiệp cần đầu tư cho máy móc, trang thi ết bị hiện đại kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, tăng thêm giá trịcho hàng nông sản.
Đầu tư cho nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp:
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông sản mang thương hiệu Việt. Nhưng
muốn sản phẩm ấy được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận và yêu thích thì phải phù hợp với thịhiếu của họ. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức,
đánh giá đúng vai trò của việc nghiên cứu thị trường. Sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mang nặng tính cung ứng những sản phẩm mình có hơn là sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Ví dụ như người tiêu dùng nước ngoài không nấu cơm theo kiểu Việt Nam, mà họ trần hoặc nhúng qua nước sôi. Do đó, chúng ta
cần nghiên cứu, sản xuất và xuất khẩu những loại gạođược nấu theo phương pháp này
đểphù hợp với thói quen tiêu dùng củangườinước ngoài.
Điều này cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và hiệp hội trong ngành. Một mặt các hiệp hội ngành nghề cần là những người đi đầu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu, thói quen sử dụng nông sản của các thị trường xuất khẩu truyền thống cũng như các thị trường xuất khẩu tiềm năng. Cùng với đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng các phòng marketing, xây dựng hoặc thuê đội ngũ chuyên viên nghiên cứu thị trường nhằm nghiên cứu thói quen tiêu dùng, khẩu vị và văn hoá của người tiêu
dùng nước nhập khẩu để có thể sản xuất ra loại sản phẩm hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh để
thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình và của đối thủ, từ đó sản xuất ra loại sản phẩm phù hợp nhất, được thị trường tiếp nhận và tin dùng.
Xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm nhằm bảo đảm về tính minh bạch của quy trình sản xuất:
Hàng nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung muốn nhập khẩu vào các thị trường ngày càng khó tính như M ỹ, EU, Nhật Bản, … cần phải chứng minh rõ nguồn
gốc, cơ sở sản xuất, quy trình chế biến, … Do đó việc xây dựng các quy chuẩn cho sản
phẩm đặc biệt là các sản phẩm đặc thù mang tính địa phương nhằm bảo đảm về tính
minh bạch của quy trình sản xuất chính là giấy thông hành cần thiết cho hàng nông sản.
VD: các sản phẩm của Nescafe đều ghi rõ thành phần và khuyến cáo công dụng trên bao bì. Ngoài ra, sản phẩm cần chú trọng khai thác yếu tố tự nhi ên như: điều kiện, khí
hậu, nước…Khi xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm cần l ưu ý: Hạn chế đến mức
thấp nhất sự tác động của các yếu tố hóa học không có lợi cho sức khỏe ng ười tiêu dùng. Những nông sản mang đậm tính địa ph ương cần chứng minh rõ nguồn gốc và lợi
thế. Nếu làm được điều này, tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam sẽ ngày càng cao.