Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 75 - 78)

40 VOVNEWS – Nông dân chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, bài ngày 11/06/

1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản:

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu và hỗ trợ vềtài chính: Hiện nay, hàng nông sản Việt Nam đang đang gặp rất nhiều khó khăn trên con đư ờng khẳng định vịtrí của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Khó khăn lại càng chồng chất hơn khi

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vì một mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhưng mặt khác, thách thức gặp phải cũng rất nhiều. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ

xuất khẩu như các chính sách gi ảm thuếquan xuất khẩu, hạn chếrào cản như đơn giản hóa thủtục xuất khẩu, tạo nhiều ưu đãi, trợcấp cho mặt hàng nhạy cảm này. Riêng đối với các khu chếxuất, các thủtục xuất ra và nhập vào khu chếxuất nên được bốtrí thực hiện một cách linh hoạt, nhanh chóng với thời hạn, điều kiện hợp lý, tạo điều kiện thúc

đầy hoạt động sản xuất, chếbiến, đồng thời giảm đi những tiêu cực có thểphát sinh do thủtục rườm rà. Ngoài ra, cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính như ưu đãi vay vốn, giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, chếbiến nông sản nhằm

thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, các chính sách cần được xây dựng và thực thi một cách hợp lý với những điều kiện đi kèm, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế để tránh trường hợp tạo ra hậu quảlà làm cho các doanh nghiệp thiếu chủ động, sáng tạo trong việc kinh doanh mà phụthuộc vào sự trợgiúp của nhà nước.

Hợp tác với chính phủ các nước xuất khẩu nông sản khác: Thêm vào đó,

chính phủViệt Nam cần thúc đầy xúc tiến các công tác, chính sách ngoại giao hợp lý

để đi đến những thống nhất nhất định với chính phủcác quốc gia xuất khẩu khác, đem

Lan vềxuất khẩu gạo năm 200541. Năm 2005, hạn hán nặng nềkéo dài ở Đông Nam Á

là nguyên nhân chính đẩy giá gạo tăng nhanh. Khi đó, chính ph ủ Thái Lan đã liên tục thực hiện các chương trình can thiệp giá gạo: chương trình hỗtrợ giá thóc gạo nội địa

đầu tiên bắt đầu từ tháng 11/2004 đến hết tháng 3/2005; chương trình thứ 2 bắt đầu từ

tháng 4/2005 và kéo dài 4 tháng; sau đó m ột chương trình mới nữa lại bắt đầu từ tháng

11/2005 và kéo dài đến tháng 12 năm 2006. Do h ạn hán khiến sản lượng gạoởkhu vực

Đông nam Á giảm và sự hỗtrợlớn vềgiá từphía chính phủThái Lan, giá gạo quốc gia

này tăng mạnh. Mức chệnh lệch giá giữa gạo Thái Lan và gạo Việt Nam đạt mức đỉnh

điểm khoảng 40USD/tấn vào tháng 3-4/2005 và đã giảm dần trong 2 tháng tiếp theo

nhưng trung bình giá gạo Thái vẫn cao hơn khoảng 30USD/tấn so với gạo Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện này lại tạo ra thế cạnh tranh an toàn cho gạo xuất khẩu của Việt Nam và các quốc gia khác. Gạo Thái Lan để thu hút khách hàng trở lại cần phải giảm giá và giá gạo thếgiới lúc này cũng đang có xu hướng giảm. Với nỗ lực ngăn chặn giá gạo thếgiới tụt dốc, Thái Lan và Việt Nam– hai nước xuất khẩu gạo lớn trên thếgiới

đãđạt được thỏa thuận vềhợp tác không phá giá gạo, nỗlực cùng ổn định giá gạo thế

giới. Hai nước cũng đã nhất trí nguyên tắc chia sẻ thị trường và xây dựng chiến lược liên kết kinh doanh gạo để ổn định giá trên thị trường toàn cầu. Với ưu thế là những

nước xuất khẩu gạo lớn nhất và nhì thếgiới, hai bên đã bàn tới kếhoạch sẽthiết lập giá tham khảo chung cho gạo xuất khẩu của cả hai nước, làm cơ sơ báo giá xu ất khẩu. Thỏa thuận này sẽcó lợi cho cả hai nước, với Thái Lan là tăng sức cạnh tranh khi Việt

Nam tăng lượng hàng xuất khẩu.

Phân tích, dự báo, truyền tải thông tin kịp thời đến doanh nghiệp: Đểnhững nghiên cứu và việcứng dụng được triển khai nhịp nhàng, hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan có ch ức năng liên quan cần nắm rõ những yêu cầu

từ thị trường, thực hiện công tác phân tích, dự báo, đồng thời truyền tải đầy đủ, nhanh

chóng, cập nhật và xuyên suốt thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp. Ví dụ, để xuất

khẩu được Thanh long vào Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nắm rõ yêu cầu

của thị trường Mỹ về chất lượng sản phẩm là rất nghiêm ngặt, đặc biệt bên Mỹ có yêu cầu đặc biệt là quả Thanh long phải được chiếu xạ để bảo đảm vô hiệu hóa ruồi đục

quả và rệp sáp42 . Nắm rõ được yêu cầu cần và đủ như vậy, doanh nghiệp Việt Nam

mới có thể chuẩn bị kỹ c àng để xuất khẩu sản phẩm thông suốt, không gặp trở ngại gây

tổn thất nào cho doanh nghiệp cũng như người nông dân.

Đặt ra các quy chuẩn bảo hộ mang tính địa phương: Bên cạnh phát triển xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào việc giữ vững và phát triển vị trí của mình trên thị trường nội địa. Vì vậy, nhà nước cầnđặt ra những tiêu chuẩn, những quy định bảo hộ mang tính địa ph ương có lợi cho doanh nghiệp Việt nh ưng vẫn phù hợp

với tiêu chuẩn quốc tế. Việc này có tác dụng ngăn bớt sự xâm nhập của các sản phẩm

ngoại, đồng thời tạo điều kiện để các th ương hiệu nông sản nội địa đứng vững. Chúng ta có thể lấy một ví dụ về bài học "dầu khô ép từ đậu tương" giữa Trung Quốc - Mỹ. Ngay sau khi Trung Quốc mở cửa kinh tế, Mỹ đã cho xuất khẩu lô sản phẩm dầu khô

được ép từ đậu tương với tham vọng có thểthâm nhập vào thị trường đông dân vô cùng

tiềm năng là Trung Qu ốc. Và để hạn chế đậu tương từ Mỹ tràn vào thị trường Trung Quốc, Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu không cho phép nhập khẩu hàng nông sản đột biến gien, kết quả thu được là vừa hạn chế hàng Mỹ tràn thị trường Trung Quốc, vừa bảo hộcác nhà sản xuất trong nước.

Xây dựng các hiệp hội nông sản, các tập thể làng nghề, các hợp tác xã: Việc

xây dựng các hiệp hội nông sản, các tập thể làng nghề, các hợp tác xã là để nhằm bảo

vệ quyền lợi chung cho các th ành viên liên quan và đi đ ến thống nhất cho hoạt động

kinh doanh ví dụ như hiệp hội cà phê, hiệp hội rau quả, hiệp hội ch è, …Trong bối cảnh

nền kinh tế thị trường, quốc tế hóa hoạt động kinh doanh thì cạnh tranh là cần thiết, nhưng cạnh tranh như thế nào để các thành phần tham gia kinh doanh đ ược lợi lại là

chuyện khác. Câu chuyện Thanh long vào thị trường Mỹ làm chúng ta phải suy nghĩ. Bên đối tác Mỹ chưa kịp đàm phán, thì chính những nhà xuất khẩu Việt Nam đã tự bán phá giá nhau để đạt được hợp đồng. Hệ lụy là nhà nhập khẩu được lợi còn những người

nông dân và bản thân nhà xuất khẩu lại bị tổn thất rất nhiều. Vì vậy, bài học được rút ra ở đây là các doanh nghiệp cùng ngành trong nước phải thống nhất với nhau về giá bán, không để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khiến các doanh nghiệp trong

cuộc đều bị thua thiệt nh ư ví dụ trên.

Cuối cùng, nhà nước là một cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam

với doanh nghiệp thế giới trong việc quảng bá th ương hiệu, vì vậy nhà nước cần nâng

cao vai trò của mình bằng cách tăng cường việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt

Nam tham gia xúc tiến thương mại (như cung cấp thông tin về thị trường, về các hội

chợ), hoạt động quảng bá ở n ước ngoài (như hỗ trợ vé máy bay, tài trợ gian hàng khi tham gia các hội chợ quốc tế).

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)