Hàng nông sản và vai trò ý nghĩa của thương hiệu đối với hàng nông sản: 1.Đặc điểm hàng nông sản:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 27 - 28)

2. Vấn đề xây dựng phát triển thương hiệu cho hàng nông sản:

2.1.Hàng nông sản và vai trò ý nghĩa của thương hiệu đối với hàng nông sản: 1.Đặc điểm hàng nông sản:

2.1.1.Đặc điểm hàng nông sản:

Hàng nông sản–cùng với mặt hàng thủy sản - là một trong những nguồn lương

thực thực phẩm quan trọng của thế giới. Các mặt hàng nông sản rất phong phú và đa

dạng. Tùy vào khu vực địa lý, khí hậu hay văn hóa, mỗi quốc gia lại đặc trưng bởi các mặt hàng nông sản khác nhau. Ví dụ, trong khi Brazil nổi tiếng về cà phê, Chilê nổi tiếng về ớt, Pháp nổi tiếng về rượu nho, thì Thái Lan lại được biết đến với tư cách là

quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Việt Nam - quốc gia xuất khẩu gạo nhiều thứ hai thế giới - với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm rất đặc trưng bởi các loại rau quả tươi ngon quanh năm như nhãn, vải, xoài, na, bưởi, sầu riêng, … Ởcác tiểu Vương

quốc Ả Rập, mặt hàng nông sản nhập khẩu được ưa chuộng là các loại gia vị như hồ

tiêu; ở châu Phi là gạo; ở Trung Quốc là rau xanh và hoa quả tươi hoặc các sản phẩm nông sản mới qua sơ chế. Tuy nhiên ở các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, các mặt hàng nông sản được bán chủyếu đều đã qua chếbiến.

Nông sản được xếp vào nhóm các mặt hàng nhạy cảm và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tếcủa tất cảquốc gia trên thếgiới. Đặc biệt khi vấn đề an ninh lương thực thếgiới ngày càng trở nên trầm trọng, không chỉ những quốc gia chuyên nhập khẩu lương thực thực phẩm như Ai Cập hay các nước châu Phi mà kể cả những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển như Thái Lan, M ỹ cũng đều quan tâm, chú trọng vào việc phát triển nông nghiệp nói chung và nhóm các mặt hàng nông sản nói riêng. Trong chiến lược phát triển kinh tế, các quốc gia luôn cố gắng tự

chủ hơn để đảm bảo nhu cầu về lương thực thực phẩm mà trước hết là đảm bảo nhu cầu trong nước.

Các nước đều cốgắng đảm bảo tự túc lương thực để không phải phụ thuộc vào

các nước khác về an ninh lương thực. Các nước muốn thông qua nông nghiệp để bảo vệ"những giá trị không đếm được", ví dụ như bảo vệ môi trường, bảo tồn cộng đồng và cảnh quan nông thôn, v.v...Do vậy, hầu hết các nước đều có khuynh hướng bảo hộ

nền sản xuất nông nghiệp của nước mình bằng cách dựng hàng rào thuế quan, kĩ thuật thật cao, đề ra những tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời tăng cường trợ cấp cho nông dân

trong nước. Vì lẽ đó, nông sản thường là loại hàng hóa gặp nhiều trở ngại nhất trong

thương mại quốc tế và là chủ đề của những cuộc tranh cãi quyết liệt tại các diễn đàn thương mại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 27 - 28)