3. Phân tích đánh giá một số trường hợp điển hình:
3.1.3. Nhận xét về chiến lược phát triển G7 của cà phê Trung Nguyên:
Ba yếu tố làm nên thắng lợi của G7 là sản phẩm tốt, chất lượng và hương vị
riêng biệt, khâu phân phối rất mạnh từ mạng lưới phân phối có sẵn của Trung Nguyên và công tác quảng bá, tiếp thị hiệu quả. Trong tất cả các công đoạn này, Trung Nguyên
đã vươn tới đẳng cấp chuyên nghiệp và quốc tế chứ không còn dừng lại ở tầm "hàng Việt Nam chất lượng cao". Điều kiện đủ cho thành công của Trung Nguyên chính là cách vào lòng tựhào dân tộc, tinh thần yêu nước, nét văn hóa của người Việt “chúng ta không mãi bán cho người ta nguyên liệu thô với giá rẻmạt rồi mua thành phẩm với giá cao, chúng ta đã có sản phẩm dành riêng cho chúng ta”39. Một doanh nghiệp "chiến
đấu" trên sân nhà thì lợi thếchính là sự thông thuộc, thấu hiểu văn hoá của người tiêu dùng bản xứ, từ đó chủ động triển khai xây dựng chiến lược phát triển và bắt đối thủ
phải "chơi" theo cách của mình. Tinh thần dân tộc và yếu tố văn hoá là một lợi thếrất lớn trong tiếp thị. Trung Nguyên đã phát huy được sức mạnh đó khi tập hợp được sự ủng hộ của chính người tiêu dùng Việt Nam. Qua sự xuất đầy bất ngờ và thay đổi cơ
cấu thị trường cà phê hòa tan đầy ngoạn mục, G7 đã mởra một câu chuyện mới vềmột
thương hiệu dám dũng cảm định vịbản thân để đối đầu với các đại gia nước ngoài.
39http://www.mpa.vn/chia -se-kinh-nghiem/thuong-hieu/368-cuoc-chien-khong-ket-thuc-cua-cac-thuong-hieu-ca-phe-hoa-tan.html?tmpl=component&print=1&page= phe-hoa-tan.html?tmpl=component&print=1&page=
Tuy nhiên, trước những thắng lợi bước đầu này, Trung Nguyên cần nắm bắt sự thay đổi trên thị trường và có những điều chỉnh thích hợp. Khi mà Nescafe áp dụng chiến lược "địa phương hóa" thông đi ệp và sản phẩm để phù hợp với tình hình, thì lợi thếsân nhà vốn không rõ ràng trong thời đại toàn cầu hóa sẽkhông còn nữa. Cộng với việc Vinacafe tích cực xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đồng thời mở rộng quy mô sản xuất sẽ gây nhiều trở ngại cho Trung Nguyên. Bên cạnh đó, thị trường cà phê hòa tan Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư vì tốc độphát triển nhanh và tiềm năng lớn. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đáng lẽ Việt Nam phải tiêu thụ cà phê trong nước khoảng 10% tổng số lượng cà phê sản xuất, tương đương
70.000 tấn. Nhưng cho đến nay mức dùng mới chỉ3,6%, trong khi tỉ lệnày ở các nước thành viên Hiệp Hội Cà phê Thế giới trung bình là 25,16%,do vậy thị trường cà phê hoà tan vẫn chưa "hòa tan" sẽ có thêm nhiều đối thủ mới. Vì những lý do đó, Trung
Nguyên cần có những bước đi thích hợp, chiến lược cho G7 để giữ vững được những
thành công đã đạt được và phát triển hơn nữa nhằm đạt mục đích cuối cùng là phát triển thương hiệu Trung Nguyên.
3.2. Thương hiệu Gạo Sohafarm:3.2.1. Sự ra đời của gạo Sohafarm: