2. Giải pháp đối với doanh nghiệp:
2.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về xây dựng và phát triển thương hiệu
cho nông sản:
Một thực trạng đáng buồn của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam là chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho nông sản. Việt Nam có rất nhiều loại nông sản có giá trị cao như: gạo, cà phê, tiêu, điều
…một số mặt hàng như hồ tiêu, điều luôn ở vịtrí dẫn đầu thếgiới vềsản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Thế nhưng nông sản của chúng ta vẫn không được nhiều người biết tới, vẫn không có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Doanh nghiệp thì chỉ
với người tiêu dùng như thế nào, có đểlại được dấuấn trong tâm trí khách hàng không.
Như đã đề cậpở chương II thì 90% hàng nông sản của chúng ta khi bán ra thị trường thế giới đều phải thông qua thương hi ệu nước ngoài khiến nông sản Việt Nam thua thiệt không chỉ thiệt hại vềtiền mà còn thiệt hại vềtên tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta–nền kinh tế trong đó nông nghiệp vẫn chiếm một tỷtrọng lớn. Vì vậy,
để có thể gia tăng giá trị cho hàng nông sản khi xuất khẩu, để nông sản Việt Nam có thể cạnh tranh được với các thương hiệu nông sản nước ngoài, thì điều đầu tiên phải
làm đó là làm cho doanh nghi ệp nhận thức được tính cấp thiết của việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản.
Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản phải chủ động trong việc tiếp nhận thông tin, nhận thức đúng được vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu thông qua các phương ti ện truyền thông như internet, truy ền hình, báo, tạp chí … Có thểlấy những bài học quý báu, những mô hình tiên tiến trên thếgiới
như Starbucks và Kellogg’s hay Trung Nguyên ở Việt Nam để làm tấm gương cho các
doanh nghiệp. Mỹ không phải là nước trồng, sản xuất cà phê vậy mà thương hiệu
Starbucks đã nổi tiếng toàn cầu. Rồi bài học từ Trung Nguyên đó là việc xây dựng
thương hiệu phảilàm từgốcvà mang đậmnét văn hoá ViệtNam.
Gần đây, trên truyền hình cũng đưa tin về thực trạng khi xuất khẩu hoa quả
sang Trung Quốc khi mà Luật an toàn thực phẩm của Trung Quốc có hiệu lực, chúng ta đã không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, không có chứng nhận xuất
xứ hàng hoá, vì thế mà hoa quả của chúng ta rất khó khăn khi vào thị trường này. Đó là
những cảnh báo cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Chúng ta phải tăng cường nêu lên nhiều thực trạng, bài học như vậy để có thể “đánh” vào nhận thức của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để có thể xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt Nam, thì nguồn nhân lực chất lượng cao, giàu ý tưởng sáng tạo và chịu khó tìm tòi học hỏi tiếp thu là yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Do đó, doanh nghiệp phải tăng cường
đào tạo, trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, vềxây dựng và quảng bá cho
thương hiệu nông sản cho tất cả các thành viên trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, chế
biến và xuất khẩu nông sản, để từ đó mỗi cá nhân đều ý thức được trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng và quảng bá đưa thương hiệu nông sản Việt đến với người tiêu dùng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Việc đào tạo phải lâu dài, bài bản và hệ thống. Phải kết hợp giữa Bộ, ngành các hiệp hội với doanh nghiệp để từng bước phát triển cho thương hiệu nông sản Việt Nam như xúc tiến các chương trình thương
hiệu quốc gia hay thương hiệu riêng cho từng loại nông sản.
Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, doanh nghiệp phải nhận thức được là cần làm từ gốc, có nghĩa là trước khi xuất khẩu nông sản ra thị tr ường thế giới cần
khẳng định chỗ đứng c ủa mình trên thị trường nội địa –“Hãy tìm một con suối nhỏ để
soi bong mình trong đó trước khi tìm ra biển lớn”. Trung Nguyên là một ví dụ điển
hình cho điều này, phát triển dòng sản phẩm G7 trong nước trước, được người tiêu dùng biết đến rồi, lúc đó mới xuất khẩu đi. Nó đãđem lại thành công rất lớn cho Trung
Nguyên. Doanh nghiệp phải lấy thị trường nội địa để làm bàn đạp vươn ra thị trường
thế giới. Có như vậy thì thương hiệu nông sản Việt Nam mới phát triển bền vững đ ược.