Kiến nghị đối với nhà nước:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 69 - 73)

1.1. Hỗ trợ trồng trọt, sản xuất các mặt hàng nông sản:

Thương hiệu nông sản chỉ mạnh khi bản thân hàng nông sản đó có chất lượng tốt. Chính vì vậy, chúng ta cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng giống - các yếu tố đầu vào quan trọng cho ngành hàng nông sản cũng như

nâng cao chất lượng các quy trình sản xuất, chăm sóc chúng.

Quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất: Việt Nam tuy có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nhưng khâu sản xuất, chế

biến và lưu thông trên th ị trường còn thiếu quy hoạch. Thực tế sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã có những bài học đắt giá vì sản xuất không có quy hoạch. Ví dụ: chuyện nông trường Tây Hiếu 3ởNghệAn phá bỏ 100 ha cà phê đểchuyển sang trồng mía. Đến khi mía rớt giá thì nông trường lại chặt 70 ha mía để trồng cao su, vì lúc đó cao su đang được giá. Điều đáng nói ở đây là việc phá bỏmột diện tích lớn mía vụ 3 để

trồng cà phê, cao su nhưng nông trư ờng không chuẩn bị giống kịp thời dẫn đến một số

hộthiếu giống, 1/3 diện tích đất phá mía bị bỏhoang. Một ví dụkhác gần đây nhất là việc nông dân Hải Phòng, Hà Nội mở rộng diện tích trồng rau ồ ạt sau khi giá rau tăng cao vào đợt lụt lịch sử ởHà Nội tháng 11/2008. Sau tết Nguyên Đán, rau đư ợc mùa lớn

nhưng giá rau quá thấp do không có ngư ời mua, người nông dân đành khổ sở phá bỏ

hoa màu mà không thu lại được gì. Qua đó ta có thể thấy, việc sản xuất theo phong trào, thiếu quy hoạch bền vững ở nhiều địa phương chính là ngu ồn gốc khiến nông sản luôn trong tình trạng được mùa nhưng lại rớt giá, thu nhập của nông dân thấp không

những thấp mà còn rất bấp bênh.

Thêm vào đó, sản xuất nông nghiệp của nước tacòn manh mún, chia cắt, nhỏlẻ, thiếu tập trung. Người nông dân sản xuất nuôi, trồng tự phát chạy theo giá cả của thị trường… Gần vào đó là sự sản xuất, nuôi trồng cây con của các hộ nông dân cũng rất

bé nhỏ. Vì mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất, họ tự chịu trách nhiệm về sản xuất –

kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của mình. Phần lớn nông dân sản xuất nông nghiệp theo

lối truyền thống nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém. Một số hộ nông dân tuy

có mở rộng quy mô sản xuất nh ưng lại ít dựa vào phương pháp canh tác khoa h ọc, lại

thiếu thông tin về thị tr ường, chỉ trông chờ vào sự may rủi của quy luật cung cầu nên sự thất bát là điều khó tránh khỏi. Khi nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển đến mức độ nhất định, việc chỉ dựa vào sức của người nông dân, giao khoán sản phẩm đến từng

hộ sẽ rất hạn chế trong việc phát triển, vì quy mô sản xuất nhỏ, kinh doanh phân tán,

thực lực kinh tế rất yếu, khó ngăn cản đ ược những rủi ro.

Như vậy, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cần một chiến l ược quy hoạch

tổng thể từ phía nhà nước mà cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó:

+ Từng cấp địa phương có quy hoạch riêng nhưng phải nằm trong tổng thể quy

hoạch của vùng, khu vực. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp không đ ược trùng với quy

hoạch phát triển công nghiệp.

+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải kết hợp với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụsản xuất và chếbiến các sản phẩm nông nghiệp, áp dụng tiến bộkhoa học kỹthuật.

+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải tiến hành đồng thời với chuyên môn hóa trong sản xuất và chuyên môn hóa trong lưu thông.

Quy hoạch vùng sản xuất: Cần thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất, quy hoạch một cách hợp lý, tổ chức lại sản xuất dựa trên sự nghiên cứu về điều kiện khí hậu, đất đai, phù hợp với giống và cây trồng, tăng cườngứng dụng khoa học công nghệ đểtừ đó tạo cơ sở nâng cao năng suất của nông sản.

Đối với các mặt hàng nông sản đặc biệt là cà phê, hồtiêu, chè, các loại hoa quả sơ chế: Trong các vùng chuyên canh, cần xây dựng các khu chếxuất chếbiến nông sản tập trung để đảm bảo chất lượng hàng nông sản đầu ra, đồng thời giảm chi phí vận chuyển, và giảm được khấu hao khi vận chuyển (là những hàng nông sản bị hỏng). Ví dụ: có thể thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp, nông tr ường, đồn điền, các hợp tác xã, … để các thành viên cùng ứng dụng rộng rãi và hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật,

công nghệ vào sản xuất, phát huy tối đa ưu thế về tài nguyên, lao động và giống cây

trồng; tập hợp các hộ nông dân thành một tập đoàn, quy tụ họ vào hệ thống sản xuất

nông nghiệp theo dây chuyền công nghiệp từ sản xuất, cung ứng - chế biến đến tiêu thụ

sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, nhờ quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh, các

thương hiệu nông sản đặc sản của nước ta như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn chỉ có thể trồng và mua ở Hưng Yên, ở Lục Ngạn, tránh được thực trạng hiện nay do trồng trọt một cách tràn lan trên toàn quốc nên chất lượng không đồng đều, sản

lượng bấp bênh không ổn định, và hậu quả là các mặt hàng đặc sản này bị mất uy tín, giảm sự tin cậy của người tiêu dùng.

Quy hoạch vùng lưu thông:

Hiện nay, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất đã cắt đứt mối liên hệ bên trong giữa sản xuất và thị trường. Khi mối quan hệ cung - cầu chuyển từ cung sang vượt quá

trệ điều tiết, sản xuất lại tự phát, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp trở ngại hoặc bán không đúng với giá dự kiến hoặc thừa ế sẽ xuất hiện tình trạng năng suất cao, được mùa mà thu nhập không tăng thậm chí còn giảm, nông dân hoang mang thiếu phấn khởi trong

sản xuất. Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm của người nông dân phân tán, thiếu tập trung

và phải qua nhiều trung gian còn làm tăng giá thành, giảm chất lượng hàng hóa, đặc

biệt là các hàng nông sản như rau quả, trái cây, … gây khó khăn h ơn trong việc xuất

khẩu các mặt hàng này ra thị trường thế giới.

Như vậy việc quy hoạch vùng lưu thông phải tạo được cầu nối giữa các hộ nông

dân với thị trường, đưa sản xuất nhỏ, phân tán của các hộ hòa nhập vào thị trường lớn. Nhà nước phải chịu trách nhiệm h ướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và nhu cầu của thị trường liên kết chặt chẽ

với nhau, ví dụ: có thể thành lập các chợ đầu mối thu mua, phân phối và tiêu thụ nông

sản cho bà con nông dân.

Chợ đầu mối nông sản BìnhĐiển của Tổng Công ty Th ương mại Sài Gòn Satra là ví dụ điển hình. Một trong những mô hình mà ban lãnh đạo Satra đã tham khảo

nhiều nhất là chợ nông sản Talaad Thai của Thái Lan. Talaad Thai được xem là chợ

trung tâm buôn bán hàng nông sản lớn nhất của Thái Lan với diện tích toàn khu chợ

khoảng 32 ha. Các loại rau, trái cây, kể cả hoa, cây cảnh.... của hầu hết 76 tỉnh, th ành thuộc Thái Lan đều được đưa về đây trước khi đưa vào các kênh tiêu th ụ ở Bangkok

hoặc xuất khẩu. Talaad Thai còn được bến đến như là cửa ngõ xuất khẩu nông sản lớn

nhất của Thái Lan. Không chỉ bởi đ ường sá từ đây ra cảng, sân bay rất thuận tiện mà các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cũng rất phong phú và hiệu quả. Công ty Thai Agro Exchange đã phối hợp với các cơ quan liên quan thành l ập Trung tâm Dịch vụ xuất

khẩu nông sản một cửa (Perishable One Stop Service Export Center - POSSEC) để có

thể đáp ứng mọi thủ tục cho xuất hàng ngay tại Talaad Thai. Nghĩa là nhà xuất khẩu có

dịch thực vật, kiểm tra an toàn vệ sinh, kể cả những dịch vụ chiếu xạ, kho vận đóng gói, thông tin tư vấn về thị trường, luật lệ.... ngay tại POSSEC.

Áp dụng chính sách khuyến nông: Nhà nước nên tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho bà con nông dân, áp dụng các chính sách khuyến nông, khuyến khích sản xuất. Hiện nay, vấn đề khuyến nông, cho nông dân vay vốn ưu đãi đã được triển khai nhưng không thu được hiệu quả lớn. Nguyên nhân là các rào cản, các điều kiện cần và đủ để người nông dân được hỗtrợ, được vay vốn. Ví dụ như ở Bà Rịa –Vũng Tàu, để được vay vốn ưu đãi, người nông dân phải đưa ra được phương án sản xuất để nộp ngân

hàng, trong đó ngân hàng yêu cầu phải thể hiện rõ nông sản làm ra bán cho ai, bán ở đâu và phải thểhiện bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thì hiện nay rất ít những trường hợp sản phẩm nông sản nông dân

làm ra được bao tiêu. Hay một yêu cầu hết sức đơn giản nhưng không dễ đáp ứng đó là

phải mua máy sản xuất trong nước. Trong khi hiện nay, các loại máy móc phục vụsản xuất nông nghiệp chủ yếu nhập từ nước ngoài. Có nhiều trường hợp vay vốn lần hai, lần ba thì ngoài yêu cầu là đã trả hết nợ cũ với ngân hàng, điều kiện kế tiếp là ngân hàng yêu cầu họlập hồ sơ, viết phương án kinh doanh và ph ải chứng minh được công trình nuôi của mình nằm trong vùng quy hoạch. Thế nhưng trên địa bàn tỉnh hiện nay

đa sốcác vùng nuôi trồng nông nghiệp vẫnchưa được quy hoạch và vấn đề Quy hoạch của tỉnh hiện còn đang trong giai đoạn phải điều chỉnh. 40Vì vậy, nhà nước cần điều chỉnh lại các chính sách hỗtrợ người nông dân cho phù hợp với điều kiện của họ, đơn

giản và phù hợp hóa các thủtục để người nông dân có thểtiếp cận với chính sách nhiều

hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tư hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu: Như đã nói ở trên, giống và chất

lượng giống là vấn đề tiên quyết đối với sự thành công của một nhãn hàng nông sản, của một thương hiệu nông sản. Vì vậy, việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, cải tiến,

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 69 - 73)