Về tình hình xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 49 - 53)

2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam nói chung

2.1. Về tình hình xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản:

Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ hai thếgiới, chỉ sau Thái Lan. Các nhóm sản phẩm như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều…sản lượng xuất khẩu luôn ở

nhóm dẫn đầu thếgiới. Chúng ta cũng có hơn 2000 loại nông sản được xem là đặc sản

như: chè Thái Nguyên, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Năm Roi, sầu riêng Chín Hoá… Đây là những sản phẩm mà các thị trường lớn, khó tính như M ỹ, châu Âu ưa chuộng. Thế nhưng, các sản phẩm này chưa hề có một sự đảm bảo nào để người tiêu dùng tin cậy. Thậm chí, nó cũng chưa hề có thương hiệu đặc trưng mà chỉ tồn tại với tên gọi

Thuột… Tất cả cho thấy một thực tế tồn tại khá lâu: Nông sản Việt Nam chưa thật sự

xây dựngđược thương hiệu cho riêng mình.

Theo kết quả điều tra của Cục khuyến nông - khuyến lâm thì tình hình xây dựng

nhãn hiệu hàng hóa nông sản tại 31 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phía Bắc

cho thấy, chỉ có 37/173 32, chiếm 21% doanh nghiệp nh à nước hoạt động trong lĩnh vực

nông sản đã đăng ký nhãn hiệu cho nông sản. Con số này chứng tỏ các doanh nghiệp đã quan tâm một phần đến việc xây dựng th ương hiệu cho nông sản, nhưng phần lớn

việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu vẫn chưa được chú trọng. Nguyên nhân chính vẫn là do nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp vẫn ch ưa nhận thức đúng được tầm

quan trọng cho việc xây dựng th ương hiệu nông sản. Một là, do người dân vẫn tư duy

theo lối cũ; thông tin không đến đ ược với nông dân, khoa học kỹ thuật và công tác xây dựng thương hiệu vẫn xa vời đối với nhà nông, từ đó nông dân chưa ý thức được cần

phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của chính mình. Hai là, ý thức xây dựng thương hiệu cho nông sản của chính quyền các địa ph ương còn rất yếu kém. Phần lớn

cán bộ địa phương chưa xóa đư ợc cách nghĩ cũ, trì trệ nên không thể định hướng cho

nông dân trong việc xây dựng thương hiệu nông sản. Ba là, ý thức của các doanh

nghiệp (DN) về nội dung nói trên còn kém, chỉ chú trọng đến lợi ích tr ước mắt mà không nghĩ đến cái lợi lâu dài.

Nhà nước, các ban ngành cũng đã có nhiều chương trình xúc tiến, hỗ trợ nhân

dân để phát triển thương hiệu nông sản. Năm 2003, trường đại học kinh tế Tp.HCM phối hợp với công ty VietnamMarcom, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Công ty Trung Nguyên tổ chức chương trình Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam với kỳ vọng trong vòng 3 năm xây dựng thành công 30 thương hi ệu nông sản. Những cái tên: bưởi

năm roi Hoàng Gia, cam Tam Bình Vạn Xuân, sầu riêng Cái Mơn Chín Hoá…lần lượt

ra đời. Thực chất, đây là một nỗ lực cần thiết của những người làm marketing. Tuy

nhiên, đã 6 năm trôi qua, những thương hiệu trên đi đâu về đâu không ai kiểm chứng.

Dường như, chương trình chỉ là những thể nghiệm của các bạn trẻvừa tốt nghiệp khóa học của VietnamMarcom hơn là cu ộc cách mạng bài bản, cần thiết cho thương hiệu Việt chấp cánh bay xa như chính cái tên mà nhi ều người trong cuộc kỳ vọng. Vấn đề thương hiệu đã được đặt ra nhưng vẫn chưa được giải quyết thích đáng. Thương hi ệu nông sản của chúng ta vẫn còn rất kém so với thếgiới.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không nhắc tới những thương hiệu nổi tiếng của ngành nông sản như: gạo Sohafarm, thanh long Bình Thuận, vải thiều Lục Ngạn, hồ tiêu Chư sê, cà phê Trung Nguyên.... Trung Nguyên là m ột điển hình trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Dựa vào chiến lược nhượng quyền kinh

doanh, thương hiệu Trung Nguyên đã trở nên nổi tiếng trên khắp cả nước. Hiện nay

thương hiệu Trung Nguyên đã vươn ra thếgiới và có mặt ởrất nhiều thị trường lớn như

Mỹ, EU, Nhật… Trung Nguyên chính là một bài học lớn cho nông sản Việt Nam.

Về thương hiệu nông sản xuất khẩu:

Hiện nay, nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với mức tăng tr ưởng xuất khẩu hằng năm l ên đến 15% . Tuy

nhiên nông sản của Việt Nam luôn phải gặp phải khó khăn nh ư tình trạng mất giá, cạnh

tranh gay gắt từ sản phẩm của các n ước khác, người tiêu dùng thế giới không biết đến

nông sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng nông sản Việt Nam chất lượng còn thấp, chưa có thương hiệu. Trong số hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

thì có đến 90% 33 phải mang thương hiệu nước ngoài. Theo kết quả điều tra trên 173 doanh nghiệp ngành nông nghiệp vừa được thực hiện thì chỉ có 36 doanh nghiệp đăng

ký nhãn hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Chính

điều này đã làm cho nông sản hàng hóa Việt Nam dù nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhưng vẫn phải lệ thuộc vào doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài. Giá trị của hàng

Việt Nam bị mất đi do phải gắn nhãn mác, thương hiệu nước ngoài. Hậu quả là không những thiệt hại về tiền mà còn làm thiệt hại về tên tuổi.

Việc xuất khẩu qua trung gian gặp hầu hết ở các mặt hàng nông sản của Việt

Nam. Xét riêng về mặt hàng hồ tiêu đãđược xuất khẩu đến hơn 8034 quốc gia ở khắp

thế giới, các thị trường xuất khẩu lớn như: Mỹ, Đức, Arập, Hà Lan, Nga, Ấn Độ…Tuy

nhiên, hầu hết lượng tiêu xuất khẩu không xuất trực tiếp đ ược vào các thị trường này mà phải xuất cho các công ty trung gian của Singapore, H à Lan, Đức... để các công ty

này tiếp tục xuất khẩu vào các nước nói trên và một số nước khác với thương hiệu của

họ. Điển hình như, Ấn Độ là nước xuất khẩu tiêu có sản lượng 60 - 70 nghìn tấn/năm. Nhưng cũng chính Ấn Độ lại l à nước nhập khẩu tiêu của Việt Nam (năm 2004 nhập hơn 10.000 tấn). Đơn giản là vì, các công ty Ấn Độ chỉ tạm nhập tiêu Việt Nam sau đó

tái xuất với thương hiệu Ấn Độ. Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt

Nam cũng thừa nhận Hiện tại, sản phẩm hồ tiêu Việt Nam khi vào thị trường EU hầu

hết cũng phải qua các công ty trung gian nư ớc ngoài. Lý do là khâu chế biến của các

doanh nghiệp Việt Nam quá yếu kém, chất l ượng không đảm bảo, tạp chất nhiều, độ ẩm thường cao hơn mức cho phép. Những nhà buôn lớn của thế giới đã mua tiêu Việt

Nam với giá rẻ, sơ chế lại và xuất bán thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy, dù Việt Nam có

sản lượng tiêu xuất khẩu đang đứng đầu thế giới nh ưng kỳ thực, thương hiệu hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa được khẳng định, giá hồ tiêu luôn thấp hơn so với hồ tiêu của nhiều nước khác.

Qua điều này chúng ta có thể nhận thấy được rằng việc xây dựng th ương hiệu

nông sản xuất khẩu đang còn rất nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh và xuất khẩu mặc dù các doanh nghiệp đã bước đầu quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu là việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu không được bài bản ngay từ trong nước, từ khâu

sản xuất, nguyên liệu, chế biến đến việc quảng bá sản phẩm. Một nguyên nhân khác nữa đó là phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản đều l à doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu, thiếu nhân lực và không có nhiều kinh

nghiệm để tiến hành xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam nói chung cũng như nông sản xuất khẩu nói riêng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)