Vai trò của thương hiệu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 53 - 56)

2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam nói chung

2.2. Vai trò của thương hiệu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực

cạnh tranh của hàng nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng:

Thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với hàng nông sản của nước ta:

Trong 10 năm gần đây, nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu và không ngừng nâng cao

chất lượng, các sản phẩm nông sản của Việt Nam đ ược nhiều người tiêu dùng cả ở thị trường trong nước và quốc tế như một mặt hàng có chất lượng cao và giá rẻ. Những

mặt hàng xuất khẩu mạnh như gạo, cà phê, chè, hạt tiêu… đều đã mang về cho nền

kinh tế đất nước cả giá trị về vật chất và giá trị tiềm ẩn, đó là giá trị thương hiệu Việt, được nhiều nước trên thế giới biết đến với hình ảnh một đất nước Việt Nam hoà bình và thân thiện.

Hàng nông sản Việt Nam bước ra thị trường thếgiới đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng nông sản của các nước khác vốn có truyền thống trong xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Ấn Độ…, do vậy việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết để hàng nông sản Việt Nam có thể đủsức cạnh tranh với các nước khác và giành

được thị phần về tay mình. Những sản phẩm tốt cũng không thể tự tạo cho mình đến

tay người tiêu dùng mà không cần các hoạt động quảng bá thương hiệu. Quan niệm

“Hữu xạtự thiên hương” không còn phù hợp với nhu cầu phát triển thương hiệu hiệu quả và nhanh chóng trong hiện trạng cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Vì vậy, xây dựng thương hiệu nông sản cần phải được coi là chiến lược hàng đầu với sự phối hợp của các khâu từ khâu chọn giống cây trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, và quản lý sau thu hoạch. Chiến lược này phải được cụ thể hoá trong hành động, liên kết được

các nhà khoa học, nhà nông dân, nhà kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng cáo, các ngân

hàng và cơ quan chức năng cùng góp sức xây dựng một Việt Nam phồn thịnh hơn với niềm hãnh diện của những tên tuổi nông sản Việt Nam nổi tiếng.

Trong hành trình tham gia hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế, Việt Nam đã có

thêm được nhưng chương trình tài trợ, đầu tư lớn từ phía nước ngoài. Và các mặt hàng

trong nước xuất khẩu cũng tăng cả về lượng và chất. Hàng nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng có nhiều cơ hội đểphát triển nhưng cũng gặp phải nhiều thách thức nhất là khi hàng nông sản từ nước ngoài tràn vào Việt Nam đã làm cho hàng nông sản trong nước phải đương đầu với các đối thủcạnh tranh lớn. Vì vậy, cần tạo lập nên một thương hiệu mạnh mẽ cho hàng nông sản trong nước, sản xuất cần quan tâm hơn

nữa đến vấn đề chất lượng và hình thức, mẫu mã như vậy mới có thể cạnh tranh với hàng nông sản của nước ngoài. Những thương hiệu nổi tiếng trong ngành nông sản như

cà phê Buôn Mê Thuột, gạo Hải Hậu, chè Thái Nguyên, cà phê Trung Nguyên… v ới những chiến lược đúng đắn trong việc tạo lập và bảo vệ thương hiệu, khai thác khách

hàng nên đã có một thị phần tương đối rộng lớnở trong nước và đã dần xâm nhập vào thị trường ngoài nước với sức cạnh tranh tương đối cao.

Nông sản là một trong những mặt hàng chủ lực trong nền kinh tế quốc dân, chiếm một phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì vậy, việc

nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này rất được các đơn vịchức năng và chính

phủ quan tâm, nhằm phát triển hơn nữa thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản. Do vậy, thương hiệu đóng một vai trò rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Việc xây dựng một thương hiệu mạnh có sức cạnh tranh với hàng nông sản của

các nước là một vấn đề không đơn giản vì vậy cần phải có sự phối hợp của từng bộ phân đểtạo ra được một sản phẩm có chất lượng cao, đủsức canh tranh trên thị trường,

như vậy mới có thểcó hi vọng phát triển tốt ngành nông sản trong quá trình hội nhập. Hiện nay, khi lượng cung sản phẩm nông sản ngày càng tăng để so sánh chất

hàng mà hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống nhau, như hạt điều, gạo…để đánh giá được chất lượng của chúng thì chỉ có những chuyên gia, người sành sỏi mới có thểlàm

được. Vì vậy vai trò thương hiệu ở đây là làm cho người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm, có được một hệthống nhận diện và định vị được thương hiệu đểmua hàng.

Thương hiệu không chỉ tạo nên giá trị vật chất trong trong giai đoạn trước mắt mà nó còn tạo nên những giá trị bên trong nổi bật giúp cho ngành nông sản phát triển lâu dài. Nhờ thương hiệu mà thị trường quốc tế đã biết đến nền kinh tế nói chung và ngành nông sản Việt Nam nói riêng là một nền kinh tếtiềm ẩn sự phát triển bùng nổ trong tương lai. Hàng nông s ản được thị trường trên thế giới đón nhận và tin tưởng về

chất lượng và giá cả. Nông dân cũng như nhà kinh doanh nhận thức rõ hơn về giá trị

của thương hiệu và tích cực đầu tư một khoản tài chính lớn để xây dựng thương hiệu riêng cho chính mình. Trong năm vài năm g ần đây, nhiều chương trình xây dựng

thương hiệu cho ngành nông sản đã được tổ chức như: chương trình “Cùng nhau xây

dựng thương hiệu nông sản Việt” do Trung Nguyên kh ởi xướng nhằm trang bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng căn bản về xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu cho ngành nông sản. Hiện đã có hơn 30 sản phẩm nông sản được xây dựng thương hiệu như: thanh long Bình Thuận, nho Ninh Thuận, vải thiều Lục Ngạn, Bưởi Năm Roi –Vĩnh Long, sầu riêng Chín Hoá- Bến Tre, cà phê Buôn Mê Thuật… và một số loại nông sản chế biến của các công ty như Vinamilk, An Tường, Hạ Long, Miliket… tất cả đã thể hiện được ưu thế của mình trong việc sản xuất và tiêu thụvới một thương hiệu đứng vững trên thị trường.

Tóm lại, với những vai trò như vậy việc xây dựng thương hiệu cho ngành nông sản là nhiệm vụcấp bách trong thời điểm hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, mở ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản nhưng cũng gặp nhiều thách thức lớn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp " Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp " pptx (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)