Vai trò của đội ngũ cán bộ,công chức trong cải cách hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 40)

nhấn mạnh khâu quan trọng là “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đến năm 2020, đội ngũ CBCC, viên chức có số lượng cơ cấu hợp lý, đủ trình độ năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước” [3; 4]. Đến năm 2020 về cơ bản CCHC tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, hoàn thiện từng bước các mục tiêu mà Đại hội Đảng XI đề ra, tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu đưa CCHC làm điều kiện tiền đề cùng với phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

1.3. Vai trò và sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước

1.3.1. Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong cải cách hànhchính Nhà nước chính Nhà nước

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng. V.I.Lênin chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [21; 473].

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [32; 269]. Cán bộ tốt, đủ sức gánh vác nhiệm vụ được giao là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Về vấn đề cán bộ Người dạy cán bộ và dùng cán bộ, Người nói “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [28; 313].

Có thể khẳng định rằng đội ngũ CBCC đóng một vai trò quyết định đến hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước; hoạt động quản lý hành chính là hoạt động chấp hành và điều hành tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, mọi quan hệ xã hội. Hoạt động này là biện pháp chủ yếu, quan trọng nhất để thực thi pháp luật, đảm bảo cho pháp luật Nhà nước được thực thi có hiệu lực. Chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua thực thi công vụ theo chức trách của mỗi cá nhân của CBCC trong hệ thống quản lý hành chính. Do vậy, mỗi CBCC là một tế bào cấu tạo nên cơ quan quản lý hành chính, tạo nên cả “cơ thể sống” bộ máy quản lý hành chính. Sự tồn tại và hoạt động của CBCC, cũng như cả đội ngũ CBCC liên quan trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan quản lý hành chính, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước.

Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước được thể hiện một cách khá rõ như sau:

Một là, đội ngũ cán bộ, công chức là lực lượng hoạch định, xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước đội ngũ CBCC đầu ngành là lực lượng trực tiếp tham mưu và hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch của công tác quản lý hành chính, hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính các chiến lược, kế hoạch này sẽ quyết định chặng đường phát triển trước mắt cũng như lâu dài của quốc gia.

Hai là, đội ngũ CBCC chính là lực lượng trực tiếp triển khai thực hiện pháp luật, trực tiếp tác nghiệp quản lý hành chính, thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước.

Với chức năng quản lý toàn diện, mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội đất nước, bộ máy quản lý hành chính là công cụ chính để Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quản lý xã hội và tổ chức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

XHCN. Đa số các chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc đồ sộ đặt ra trước bộ máy quản lý hành chính đều do đội ngũ CBCC tổ chức thực hiện.

Ba là, đội ngũ CBCC là lực lượng lao động xã hội có chất lượng cao, góp phần rất quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đội ngũ cán bộ, công chức cùng với các lực lượng lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân và xây dựng đất nước, đội ngũ CBCC thông qua tác nghiệp quản lý hành chính là lực lượng quan trọng đảm bảo môi trường, điều kiện ổn định, thuận lợi cho công cuộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cho sự nghiệp xây dựng phát triển toàn diện đất nước.

Quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò cán bộ được xác định trong nhiều Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [6; 66]. Vai trò của cán bộ, công chức cơ sở. Trước hết, là vai trò của cán bộ chủ chốt. Trên tinh thần Nghị quyết trung ương 3 (khoá VIII), đó là những cán bộ lãnh đạo theo nghĩa rộng với các đặc trưng: “Giữ chức vụ và có trách nhiệm cao trong một tổ chức, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức, của bộ máy, có vai trò tham gia định hướng, điều khiển hoạt động của cả bộ máy” [7; 35].

Hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý được gắn liền, đan xen với nhau. Cán bộ lãnh đạo cũng phải thực hiện chức năng quản lý, cán bộ quản lý cũng phải thực hiện chức năng lãnh đạo nên khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là người lãnh đạo, đâu là người quản lý.

Tuy vậy, cần phải phân biệt: hoạt động lãnh đạo mang tính định hướng, hoạt động quản lý mang tính điều khiển, vận hành. Hoạt động quản lý là sự tiếp nối của hoạt động lãnh đạo. Phân biệt như vậy là cơ sở cần thiết cho việc xây dựng tiêu chuẩn từng loại cán bộ, xác định chức năng, nhiệm vụ, xây

dựng quy chế hoạt động tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa cơ quan lãnh đạo và quản lý.

- Vai trò cán bộ, công chức nói chung; cán bộ, công chức cấp huyện nói riêng giữ vị trí trung tâm định hướng trong lãnh đạo, quản lý, điều khiển hoạt động của Đảng bộ, chính quyền huyện, tác động trực tiếp và quyết định đến sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; Chủ trì toàn bộ các công việc của cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội; Trực tiếp nắm các khâu trọng yếu, trọng tâm, những vấn đề mới nảy sinh; Có vai trò trung tâm đoàn kết trong Đảng bộ huyện và cơ sở, mà trực tiếp là Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện; là nguồn bổ sung cán bộ cho cấp trên.

Cán bộ cấp huyện trên cơ sở những quan điểm, đường lối, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, đồng thời xuất phát từ tri thức của mình, từ sự am hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, của xã, thị trấn, họ là những người đầu tiên nêu ra phương hướng nhiệm vụ để tập thể có thẩm quyền ở địa phương quyết định và họ là những người chủ trì tổ chức thực hiện phương hướng, nhiệm vụ đó theo chức trách.

Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ, Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, HĐND xã; Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, UBND xã có trình độ, năng lực tốt, đồng đều thì Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện sẽ mạnh. Nhưng nếu trình độ, năng lực không tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ thì các quyết định dù mang tính chất cá nhân hay thay mặt tập thể cũng sẽ rơi vào duy ý chí, thiếu cơ sở khoa học, thậm chí áp đặt ý kiến không đúng, sẽ dẫn đến làm suy yếu sức mạnh của tổ chức.

Mặt khác, tập thể cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đủ mạnh thì cũng có tác dụng nhất định đối với từng cán bộ chủ chốt, đó là điều kiện để họ có thêm sức mạnh của mình trong tổ chức.

Cán bộ là người tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn, duy trì các hoạt động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện. Chính các phong trào hoạt động thực tiễn ấy lại là môi trường rèn luyện, thử thách, phát triển và sàng lọc cán bộ.

- Đối với đội ngũ CBCC nói chung, trong mối quan hệ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân phải: Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong thi hành công vụ phải: Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật Nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w