công chức làm việc
Cơ sở vật chất và trang thiết bị là phương tiện, là điều kiện thiết yếu để thực hiện trong quá trình lao động và tác nghiệp của cán bộ. Trong thời gian qua, được sự quan tâm về chủ trương Huyện uỷ, UBND huyện cơ sở vật chất từ huyện đến các địa phương đã có nhiều đổi mới, từng bước ổn định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nhiệm vụ hiện nay thì số cơ sở vật chất hiện có của huyện và các địa phương còn thiếu và lạc hậu. Nguyên nhân chính của hiện trạng trên một phần là do sự khó khăn về kinh phí của huyện, hiện nay huyện Quế Phong là 1/62 huyện nghèo nước ta đang hưởng Chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ; bên cạnh là do một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Vì vậy, cần phải có sự chuyển biến
nhận thức về sự đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị làm việc. Trước hết, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị làm việc, bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, hiện đại và phù hợp với yêu cầu sử dụng. Việc xây dựng phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh củ thể của huyện. Trên cơ sở đó, xác định trang bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho yêu cầu công việc. Phải bảo đảm sự chủ động cho các cơ quan ban ngành, xã, thị trấn chủ động mua sắm các phương tiện, trang thiết bị làm việc, đồng thời đầu tư các thiết bị để tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho huyện và các xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu CCHC trong thời gian tới, huyện Quế Phong cần phải thực hiện:
Một là, đầu tư xây dựng những cơ sở, phương tiện cho CBCC làm việc bao gồm: Nhà làm việc, Hội trường, các phòng làm việc, phòng họp, thư viện cả quy mô và các phương tiện được trang bị như tăng âm, loa máy, ánh sáng.
Hai là, hệ thống bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu phục vụ cho công tác bảo quản và lưu trữ tài liệu theo quy định của pháp luật. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ. Ngoài ra cần quan tâm đúng mức đến những phương tiện phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần, bao gồm nhà công vụ, nhà ăn, nhà ở, vệ sinh và các phương tiện giải trí khác. Hệ thống công trình văn hoá, thể thao,vv..
Từng bước hiện đại hóa, đồng bộ các phương tiện quản lý, mua sắm các trang thiết bị hiện đại cho hoạt động của cấp huyện và địa phương như: máy vi tính, máy photocopy, mạng Internet, mạng LAN. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng sử dụng các thiết bị cho đội ngũ cán bộ. Huy động các nguồn lực bảo đảm cho việc bảo dưỡng, nâng cấp, mua sắm.
Để nâng cao hiệu qủa công tác cần đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, từng bước đổi mới, hiện đại hóa cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ công việc cũng như trong sinh hoạt. Tất nhiên, để thực hiện được vấn
đề trên cần phải có sự quan tâm đúng mức của Huyện ủy, UBND huyện và sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương, đồng thời kêu gọi xã hội hoá đóng góp.
Kết luận chương 3
Huyện Quế Phong là 1/62 huyện nghèo của nước ta. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung; Cán bộ, công chức ở huyện Quế Phong nói riêng có ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn góp phần thực hiện thắng lợi công tác CCHC trong giai đoạn hiện nay.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thực hiện tốt CCHC, huyện Quế Phong phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ về công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nước, các kỹ năng giao tiếp, phối hợp trong giải quyết công việc cho cán bộ, công chức; Xây dựng chiến lược, kế hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức một cách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó chú trọng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho cán bộ, công chức làm việc.
Trong chặng đường tiếp theo của tiến trình cải cách hành chính đang đứng trước những thời cơ và thách thức rất lớn cần phải vượt qua bằng một quyết tâm chính trị cao và một tinh thần dũng cảm không chỉ của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước mà còn của cả hệ thống chính trị.
C. KẾT LUẬN
Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Kể cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển và các mặt khác của đời sống xã hội. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Cải cách hành chính ở Việt Nam nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Cải cách hành chính tuỳ theo điều kiện, đặc điểm của từng thời kỳ, giai đoạn, và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được đặt lên hàng đầu và đó được xem là khâu quan trọng nhất để thực hiện mục đích của cải cách hành chính.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện Quế Phong đã được Đảng bộ và UBND huyện quan tâm trên tất cả các mặt. Trong 10 năm thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An, ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Nghệ An, Sở nội vụ Nghệ An, huyện Quế Phong đã tiến hành triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính một cách toàn diện trên khắp địa bàn của huyện và bước đầu đạt được những kết
quả quan trọng đáng ghi nhận. Kết quả của công tác cán bộ trong cải cách hành chính trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong 10 năm qua công tác cán bộ trong triển khai và thực hiện tổng thể Chương trình cải cải cách hành chính trên địa bàn huyện còn nhiều tồn tại, hạn chế. Điều kiện tự nhiên của huyện Quế Phong với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn; trên 90% là người dân tộc thiểu số sinh sống; kinh tế còn nhiều khó khăn, trên 70% xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II; tỷ lệ hộ nghèo vào nhóm cao nhất của cả nước; cơ sở hạ tầng, dịch vụ văn hóa, xã hội, y tế yếu kém, trình độ dân trí thấp. Đây là những khó khăn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ảnh hưởng nhiều đến tiến trình cải cách hành chính Nhà nước nói riêng của huyện; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung của huyện còn hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ; kỹ năng thực hành của một bộ phận cán bộ, công chức cơ sở còn rất thấp.
Đảng bộ huyện Quế phong luôn xác định cán bộ là khâu then chốt, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Trong cải cách hành chính Nhà nước, nâng cao trình độ cán bộ, công chức đòi hỏi có sự đổi mới sâu sắc trong tư duy, nhận thức, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể về nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở các cấp chính quyền cơ sở. Vì vậy, trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phải được tiến hành đồng bộ, tập trung, thống nhất, có xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện củ thể theo lộ trình. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tốt cải cách hành chính, huyện Quế Phong phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ về công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Bên cạnh
đó Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc anh em huyện quế Phong, tỉnh Nghệ An cần tiếp tục tích cực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị trung ương 4, (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nước cho cán bộ, công chức; Xây dựng chiến lược, Kế hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức một cách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó chú trọng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả.
Trong chặng đường tiếp theo của tiến trình cải cách hành chính đang đứng trước những thời cơ và thách thức rất lớn cần phải vượt qua bằng một quyết tâm chính trị cao và một tinh thần dũng cảm không chỉ của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước mà còn của cả hệ thống chính trị. Cải cách hành chính ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An có được kết quả chỉ khi nó được tiến hành một cách đồng thời với các giải pháp trên.